Tại hầu hết các nước phương tây, nhà thờ và nhà nước luôn giữ khoảng cách trong sự hoạt động, vì vậy tại các quốc gia này các doanh nghiệp cũng luôn hoạt động tách biệt với tôn giáo là lẽ đương nhiên vì nhân viên và khách hàng của các công ty có những niềm tin khác nhau.
Nhưng một công ty của thành phố Port đang áp dụng những lời dạy của Đức Phật như những nguyên tắc chính để dựa vào đó hoạt động. Evolving Solutions Inc., giúp các công ty khác đưa công việc kinh doanh và nhãn hiệu của họ lên mạng internet. . Evolving Solutions Inc hoạt động dựa trên các giá trị của các lời dạy của Đức Phật như hãy cư xử tốt và đừng gây hại cho ai.
Nhưng công ty không nhằm mục đích hoằng dương giáo lý của Phật giáo, việc áp dụng các lời dạy của Đức Phật chỉ cốt để làm cho công ty trở thành một doanh nghiệp tốt hơn.
Chris Nadeau, lãnh đạo của Evolving Solutions, người có biệt danh là “người xếp biết thương nhân viên”, nói, “Chúng tôi không đi sâu vào giáo lý của Phật giáo, nhưng chúng tôi thích một số nguyên tắc và bằng cách nào đó chúng tôi nghiên cứu để áp dụng chúng vào nơi làm việc. Chúng tôi đảm bảo rằng bất cứ việc gì chúng tôi làm không chỉ hoàn toàn dựa trên lợi nhuận. Chúng tôi thích làm những việc mà chúng có thể đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp khác và các cá nhân.”
Nadeau lấy ý tưởng từ một cuốn sách mà ông đọc có tên là “Kinh doanh và Đức Phật” của Lloyd Field, một huấn luyện viên nghĩ hưu bán thời gian làm việc tại Waterloo, Ont. và Tucso, Ariz.
Bằng cách áp dụng những nguyên tắc quản lý dựa trên giáo lý của Đức Phật vào nơi làm việc, Chris Nadeau, lãnh đạo của Evolving Solutions Inc., có thể duy trì sự tập trung tốt hơn khi sự việc trở nên rối rắm. Nadeau tin rằng việc áp dụng các lời dạy của Đức Phật , chẳng hạn như cư xử tốt và không gây hại cho người khác trong tập quán kinh doanh, là điều thiết yếu để trở thành một nhà doanh nghiệp tốt hơn.
Field nói rằng nền tảng mà ông dựa vào đó để viết cuốn sách là niềm hy vọng rằng cuốn sách có thể hướng dẫn cho các doanh nghiệp tránh những động cơ dựa trên lòng tham trong kinh doanh như Nadeau hiện nay đang theo đuổi.
Ông nói, “ Kinh doanh luôn gắn liền với những quý tài chánh. Mốc thời gian thì không thể dời đổi”
“Điều duy nhất mà người ta quan tâm là thời hạn chót. Những người tạo ra sản phẩmvì vậy sẽ trở thành trở thành một thứ không gì khác hơn những vật cố định trong một tiến trình.” Ông cũng nói thêm rằng tiền lương hoàn tòan được xem như là chi phí chứ không phải là phí tổn hoạt động của một công ty.
Ông nói, “Tiền lương không được xem như là một sự đầu tư vào những người sẽ tạo ra sự đổi mới cho các sản phẩm.”
Field nói rằng sự thành công của một công ty không chỉ nên đo lường dựa trên số tiền mà công ty làm ra hay giá cổ phiếu của nó.
Ông nói, “Tạo ra lợi nhuận là điều cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng ngoài ra, công ty có thể dành riêng một ngân khoản để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, cho dẫu xã hội đó thuộc cộng đồng hay thuộc công ty hay nằm trong ngành kinh doanh mà công ty đang nằm trong đó .”
Trong khi một vài công ty lớn hơn, đặc biệt tại California, đã linh hoạt áp dụng nguyên tắc này vào trong việc quản lý, Field nói rằng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ hơn cho thấy việc áp dụng nguyên tắc này đã mang lại kết quả.
Ông nói, “Họ quan tâm đến việc làm những công việc tốt nhiều hơn là đến mốc thời gian. Họ chú trọng đến làm những công việc tốt nhiều hơn là số tiền mà họ sẽ kiếm được.”
Đây chính là thái độ làm việc của nhóm bốn người tại Evolving Solutions.
Nadeau nói, “ Thái độ làm việc này giúp cho chúng tôi cảm thấy yêu thích công việc nhiều hơn. Những kế hoạch và cách suy nghĩ làm thế nào để chỉ kiếm cho ra được tiền nếu được xem là ưu tiên một sẽ làm cho công việc của chúng ta căng thẳng hơn.”
Thay vào đó, Nadeau nói rằng ông và các đồng sự của mình tập trung vào việc lập những quyết định tốt nhất mỗi ngày và hy vọng rằng mọi người sẽ biết đến công việc tốt đẹp của họ.
Trong khi những công ty lớn hơn có vẽ không muốn lơi lỏng sự quan tâm của mình trong việc xem những con số như là mục tiêu chính, Field, người có văn bằng tiến sĩ về đào tạo nguồn nhân lực, nói rằng các công ty này vẫn có thể áp dụng lời dạy của Đức Phật vào thái độ của mình đối với nhân viên, có thể qua những việc như gia tăng lợi nhuận, đầu tư vào đào tạo, hoặc bố trí lại trách nhiệm.
" Ông nói, “Phương thức điển hình hiện nay là chúng tôi trang bị cho nhân viên của các công ty kỹ năng về mặt kỹ thuật và rồi chúng tôi sử dụng kiến thức mà họ có và hễ chừng nào mà các nhân viên còn sử dụng các kỹ năng đó thì chúng tôi rất vui.”
Ông nói thêm rằng, “Nhưng các công ty không thấy được là nhân viên của mình đang phát triển khi sử dụng những kỹ năng đó.”
Field nói rằng nếu một người sử dụng lao động tiếp tục đầu tư vào việc đào tạo và giáo dục cho nhân viên của mình, các nhân viên đó sẽ là những tài sản có giá trị lớn hơn và có khả năng sẽ ở lại với công ty đó lâu dài hơn.
Nhưng đôi khi làm tăng sự thỏa mãn của một nhân viên đối với công việc của họ và lòng trung thành của họ đối với công ty chỉ đơn giản đến từ việc công ty biết tín nhiệm họ hơn.
Ông ta nói rằng thường thì một nhà quản lý được phép kiểm soát một phần công việc kinh doanh đem đến hàng triệu Mỹ kim thu nhập trong một năm cho một công ty, nhưng bất cứ khi nào người quản lý đó cần chi hơn 1.000 $, ông ta cần phải qua đến bốn chữ ký. Field nói rằng đây là điều mà các công ty cần phải xem xét.
Ông cũng nói rằng một số công ty không ngần ngại ký một tấm chi phiếu 30.000$ để mua một món trang thiết bị, nhưng lại ngần ngại trong việc duyệt chi 1.000$ để khen thưởng một nhân viên.
Ông nói, “ Câu hỏi là tại sao? Vì việc mua sản phẩm trang thiết bị nay coi như là mua sắm tài sản, nhưng 1.000$ chi để sự ghi nhận sự đóng góp của người nhân viên lại được xem như là một khoản chi phí.”
Field nói rằng trong đạo Phật, một phật tử – tự bản thân mình tin rằng đau khổ là một cái gì đó mà mỗi người phải tự trải nghiệm lấy mà cách tốt nhất để đối phó với nó là đừng tự mình dính mắc mình vào đó.
Field nói rằng ứng dụng nguyên tắc này vào bối cảnh kinh doanh, chi một khoản tiền để làm cho nhân viên hạnh phúc sẽ có lợi cho tất cả những người có liên quan, vì nhân viên đó sẽ có khuynh hướng ở lại làm việc cho công ty và như vậy công ty đó sẽ không phải chịu chi phí tuyển dụng và đào tạo các nhân viên khác.
Theo : Telegraph Journal