Trang chủ Diễn đàn Nhịp cầu độc giả Lời dăn dò lúc sinh tiền

Lời dăn dò lúc sinh tiền

188

>>> Tâm thư xúc động của Nữ sĩ Quỳnh Dao


Chết an lành không chỉ là sự mong mỏi lớn nhất, mà nó còn là quyền lợi cơ bản của sự sống con người. Tôn trọng sự sống có nghĩa là tôn trọng quyền làm chủ sinh  mệnh của người bệnh, giúp người bệnh thoát khỏi sự đau đớn, sơ hãi và tiếc nuối khi từ giã cõi đời. 

Gần đây, Quỳnh Dao , một nhà văn nổi tiếng ở Đài Loan đã đăng công khai một bức thư, thể hiện quan điểm của mình về quyền tự chủ của người bệnh, và mong muốn được “chết tôn nghiêm”. Bà dăn dò con trai và con dâu mình, dù sau này bà gặp phải bất cứ bệnh tật gì cũng không nên đưa bà đến phòng chăm sóc đặc biệt, không cần phẩu thuật, hay dùng bất cứ biện pháp cứu chữa nào,cũng như dùng dụng cụ hỗ trợ bên ngoài  can thiệp vào cơ thể … Bà mong muốn được chết một cách tự nhiên, không đau đớn bởi các thiết bị y tế can thiệp.

Trong bức thư bà viết: “Cho dù, các con  không muốn buông bỏ, hay phải đối diện với áp lực gì đi nữa,  thì cũng đừng  miễn cưởng lưu giữ xác thân mẹ, điều đó làm cho mẹ trở thành một người già bệnh tật đáng thương, sống không ra sống, chết không ra chết, trông rất tội nghiệp”. Quan niệm về sống chết của Bà đã nhận được nhiều sự phản hồi khác nhau từ cư dân mạng về quyền tự chủ của người bệnh.


Quỳnh Dao – nhà văn nổi tiếng ở Đài Loan

Mạng sống con người  là một hành trình đơn độc. Khi mạng sống sắp kết thúc, đa số người ta đều rơi vào thế bị động, “bị sắp đặt” là đưa ngay vào bệnh viện, thân thể lại bị can thiệp bởi các thiết bị bên ngoài, tay chân không thể cọ quậy được, xung quanh là các y, bác bác sĩ. Nằm trên gường, bệnh nhân đau đớn, chịu đựng và mong muốn sớm được về nhà. Song gia đình không đồng ý, họ vẫn kiên trì chạy chữa cho đến giây phút cuối cùng, với quan niệm còn nước con tát. Họ không màng đến việc chi phí trị bệnh phải tốn bao nhiêu tiền, chỉ mong người thân của mình sớm được hồi phục. Ngay cả đến việc khi nghe bác sĩ tuyên bố người thân hết phương cứu chữa, nhưng người nhà vẫn cứ khăng khăng không chấp nhận sự thật đó. Bởi họ cho rằng : Nếu ông ấy chết, thì tôi sẽ không còn người thân nào bên cạnh nữa!  Các thành viên trong gia đình xem việc cứu lấy sự sống cho người thân là “đạo hiếu”, còn đối với các y bác sĩ xem việc cứu sống bệnh nhân là trách nhiệm cần phải làm, tất cả họ đều rất ít người quan tâm đến quyền tự chủ của người bệnh. Thực tế cho thấy, việc cấp cứu bệnh nhân giai đoạn cuối một cách vô ích  thường làm tăng thêm nỗi đau đớn cho họ mà thôi. Cách làm này, thật sự không có lợi, mà vô hình chung trở thành sự “trừng phạt” với người thân của mình. Nhà văn Ba Kim từng nằm trên gường bệnh chịu sự can thiệp các dụng cụ bên ngoài, ông được sự trợ sức bằng bình ôxi đến sáu năm trời. Ông tâm sự với mọi người, ông muốn từ bỏ cách điều trị sống không bằng chết này, nhưng ông không có quyền chọn lựa nào cả. Cho dù ông bị hôn mê, và phải nhờ đến sự can thiệp của thiết bị y tế, nhưng gia đình vẫn mong ông bình phục trở lại. Nhà Văn Ba Kim cho rằng: “Sống lâu, đối với tôi đó là một sự cực hình và tra tấn”.

Nhà văn Ba Kim

Đối diện sự sống chết, mỗi người chúng ta đều có một thái độ chọn lựa khác nhau. Một số người chọn lựa sự sống của mình thiên về thời gian, song có người lại chọn lựa sự sống thiên về chất lượng sống. Dù có sự chon lựa  về phương diện nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải được tôn trọng quyền tự chủ về sự sống. Ở đây, sự quan tâm nhất đối với người sắp lâm chung, là đem quyền tự chủ mạng sống thông báo đến người thân, để họ căn cứ vào ý nguyện của người bệnh mà thực hiện đến thời khắc cuối cùng. Chuyên gia phẫu thuật nổi tiếng Trung Quốc, Ngô Úy Nhiên – Viện Trưởng danh dự Bệnh viện Bắc kinh trước khi lâm chung để lại di nguyện, cầu khẩn bệnh viện  nên tôn trọng quy luật tự nhiên, không dùng các thiết bị y tế can thiệp vào cơ thể, như việc lọc máu, máy tạo nhịp tim … có tính tổn thương cao để điều trị kéo dài sự sống cho ông. Cuối cùng, gia đình đã tôn trọng sự chọn lựa này, và họ ở bên cạnh ông đến giờ phút cuối, đưa tiển ông đi một cách thanh thản, không vướng bận.

Trong những năm gần đây, không ít nhân sỹ  trong giới y học đã dốc hết sức để phát triển khẩu hiệu “Lời dăn dò lúc sinh tiền”, đề xướng tôn chỉ “Chết tôn nghiêm”, “Tôi chết, tôi làm chủ chính mình”. Chết tôn nghiêm có nghĩa là tôn trọng người bệnh trong thời kỳ cuối, không cấp cứu, không sử dụng hệ thống ứng phó để người bệnh chết sớm, cũng như kéo dài thêm sự sống của họ, mà là để cho mọi thứ diễn ra tự nhiên. Trong quá trình này, cần phải tôn trọng nguyện vọng của người bệnh ở phạm vị tối đa có thể. Chúng ta cố gắng hết sức để họ từ giã cuộc đời này trong sự tôn nghiêm thật sự.

“Chết tôn nghiêm” không phải là từ chối việc cứu chữa bệnh nhân, mà mục đích là làm sao cho người bệnh khi rời xa thế giới này không còn đau đớn,sơ sệt và lưu luyến, làm cho họ có được sự “ Bình an giữa sự sống và cái chết”

Điều bất lực nhất của con người là chúng ta không thể chọn lựa cho mình khi nào sinh ra và chết đi. Sự ra đi một cách tôn nghiêm là điều mong muốn nhất của đời người, và cũng là quyền lợi cơ bản của mạng sống. Tôn trọng mạng sống thì cần phải tôn trọng bệnh nhân đối với quyền tự quyết về sinh mệnh của họ.

Năm 2016, Đài Loan đã thông qua đạo luật “tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh”, dự kiến sẽ chính thức thực hiện vào năm 2019. Bộ luật này nhấn mạnh, tôn trọng quyền tự chủ chữa trị cho bệnh nhân, bảo vệ quyền lợi của sự lâm chung bình an cho người bệnh, đảm bảo việc người bệnh có quyền biết về tình trạng bệnh án, chọn lựa hay từ chối việc chữa trị. 

 

 Ngô Úy Nhiên – Viện Trưởng danh dự Bệnh viện Bắc Kinh   

Căn cứ vào quy định trên, người bệnh có thể chọn lựa  quyết định trước khi chấp nhận hay từ chối việc chữa trị. Và nghĩa vụ của bác sĩ  là thực hiện việc thông báo cho bệnh nhân về tình trạng bệnh lý,  dùng phương thức nào thích hợp nhất để công bố bệnh trạng cho người bệnh. Bác sĩ thực hiện yêu cầu của người bệnh về sự ra đi nhẹ nhàng, đồng thời có thể  được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật này ra đời để bảo hộ quyền tự quyết về sự sống của người bệnh, và sự ra đi nhẹ nhàng của họ.

Cái chết đến trong khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng đối với sự tồn tại của một bệnh tật đau ốm trên gường bệnh, đó là một quá trình khá dài. Tôn trọng quyền tự chủ về mạng sống của người bệnh, không phải là ủng hộ việc từ chối phượng pháp chữa trị, mà việc cần làm cho người lâm chung rời khỏi thế gian này được bình an. Điều đáng tiếc là việc triển khai các cơ sở y tế trị liệu theo phương pháp như thế còn rất ít, rất nhiều bệnh nhân bị ung thư ở thời kỳ cuối không có nơi để nương tưa, khiến họ phải đau đớn, thậm chí có người đã tuyệt vọng mà tự sát. Hiện nay, một số bệnh viện có xu hướng tiếp nhận bệnh nhân có khả năng chữa trị, và họ thường từ chối những bệnh nhân quá tệ không còn khả năng hồi phục. Điều này, đã khiến không ít người không nhận được sự chăm sóc chuyện nghiệp của hệ thống y tế trị liệu, đau đớn về tâm hồn, thân xác rồi chết.

Sinh ra là hiện tượng ngẫu nhiên, chết đi cũng là điều tất nhiên. Nếu nói mạng sống là một chiếc thuyền thì mỗi người chúng ta là một thuyền trưởng của chiếc thuyền đó. Để gửi lời cảm ơn tốt đẹp đến sinh mệnh này, chúng ta hãy sống thiện, đúng pháp và cũng đừng quá trở nên tham vọng, cuồng tín.

Thông qua nội dung trên, đứng ở góc độ Phật giáo, bạn suy nghĩ gì về quyền tự chủ của người bệnh!?