Trang chủ Diễn đàn Live show Pháp Như: có khía cạnh nên tán thán

Live show Pháp Như: có khía cạnh nên tán thán

67

Tuy nhiên, trong sự kiện live show Pháp Như thì vấn đề không phải chỉ gói gọn, rạch ròi, đơn giản như thế.

Nếu thầy Quán Như chỉ hát nhạc Trịnh Công Sơn theo kiểu Khánh Ly, Lệ Thu, Hồng Nhung, dọ dẫm những bước đầu tiên trên con đường làm ca sĩ, thì việc phê phán không có gì đáng nói cả.

Nhưng chúng ta hãy đọc kỹ lại nội dung thông báo live show Pháp Như: “… Pháp Như sẽ nói về những triết lý Phật giáo ẩn chứa trong những ca từ của nhạc Trịnh và sau đó sẽ tuần tự những ca khúc mang đậm tư tưởng Phật giáo nhất”.

Như vậy, xem live show Pháp Như “Nhạc Trịnh và Phật giáo” như là một buổi biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn bình thường là phiến diện, thiếu sót. Tên gọi của live show có 2 phần:

Nhạc Trịnh.

Phật giáo.

 Ý nghĩa tên gọi của tên gọi live show thể hiện một mối quan hệ, không phải chỉ là “nhạc Trịnh”. Phản hồi chỉ nhắm vào phần “nhạc Trịnh” là không đầy đủ, là thiếu sót.

Pháp Như sẽ nói về những triết lý Phật giáo ẩn chứa trong những ca từ của nhạc Trịnh”. Rõ ràng, live show còn là một buổi diễn giảng về ảnh hưởng của Phật giáo đối với nội dung nhạc Trịnh Công Sơn, là một sinh hoạt lý luận phê bình nghệ thuật mang dấu ấn Phật giáo. Không thấy ý kiến phản hồi nào đề cập đến vế này của nội dung live show, mà chỉ nói đến phần hát nhạc Trịnh.

Hát nhạc Trịnh Công Sơn thì rất nhiều live show, nhưng đã có live show nào có diễn giảng phân tích về “những triết lý Phật giáo ẩn chứa trong những ca từ của nhạc Trịnh”?

Nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo đối với nghệ thuật ca nhạc là điều cần thiết, hữu ích. Trình bày cho công chúng những nội dung đã tìm hiểu, đúc kết được là điều đáng quý hơn nữa. Thầy Pháp Như hát thì phê phán. Nhưng cũng phải thấy thầy Pháp Như cũng đồng thời tổ chức một buổi sinh hoạt lý luận phê bình nghệ thuật ảnh hưởng Phật giáo. Cố gắng này mấy ai làm được.

Live show có 2 phần, trước tiên là phần diễn thuyết, phê bình, phân tích quan hệ triết học Phật giáo và nghệ thuật. Phần thứ hai là phần minh họa bằng những tác phẩm “đậm tư tưởng Phật giáo”. Chỉ nặng lời việc nhà sư hát là việc làm vùi dập, chà đạp một hoạt động học thuật lý luận phê bình có ích cho việc quảng bá tư tưởng Phật giáo.

Không đồng tình với việc thầy Pháp Như hát, nhưng tôi tán thán việc thầy Pháp Như tổ chức một buổi diễn giảng về “triết lý Phật giáo ẩn chứa trong những ca từ của nhạc Trịnh”.

Thời điểm sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, Làng Mai, dưới sự chủ trì của  Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, cũng tổ chức một buổi diễn giảng có minh họa về ảnh hưởng của Phật giáo đối với âm nhạc Trịnh Công Sơn. Diễn giả là Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, minh họa là ca đoàn Làng Mai.

Tôi đã xem dĩa VCD này và rất có ấn tượng khi nghe ca khúc Đại bác ru đêm do Ca đoàn Làng Mai trình bày, đệm bằng tiếng mõ nhà chùa, để chứng tỏ nhịp mõ tụng kinh Phật giáo Bắc Tông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đối với sáng tác nghệ thuật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

MT