Trang chủ Diễn đàn Liên tôn ở Hàn Quốc: Nụ cười ê chề?

Liên tôn ở Hàn Quốc: Nụ cười ê chề?

84

Tháng 9/2014, tại Hàn Quốc, sau cuộc đón tiếp biển người dành cho Giáo hoàng, là Hội nghị Thượng đỉnh Hòa Bình của Liên minh tôn giáo thế giới.

Liên minh tôn giáo là một cách thể hiện của liên tôn, một chủ trương lớn của Giáo hội Ca tô La Mã hoàn vũ. Nhìn vào cách thể hiện, nếu am hiểu về tôn giáo học, có thể hiểu ngay đây là gì và mục đích của nó.

Liên tôn là hình thức liên kết các tôn giáo, dưới sự tổ chức của Vatican, để thực hiện những chủ trương đường lối của Vatican.

Trong các tôn giáo, chỉ có những người thiếu hiểu biết hay bất đắc dĩ, giữ phép lịch sự trong quan hệ mới mới tham gia liên tôn.

Những sự kiện như vậy, đối với Phật giáo Việt Nam, thì chỉ nên tham dự vì hình thức xã giao, lịch sự. Đàng này Phật giáo Việt Nam ngoài phái đoàn chính, lại có thêm phái đoàn 2 nữa, có cả Phật tử.

Phái đoàn 1 thì giữ vẻ xã giao, lịch sự, nhưng phái đoàn 2 thì hoan hỷ nhiệt tình, trong đó có một vị thượng tọa trẻ, thường xuyên tươi cười, vui vẻ cao độ xuất hiện trước ống kính máy ảnh, sau đó tích cực truyền thông cho sự kiện này và cho hình ảnh của mình.

Tuy nhiên, qua những gì quan sát được từ những hình ảnh đó, thì thấy Phật giáo, trong đó có Phật giáo Việt Nam, được nhà tổ chức sử dụng như một hình thức trang trí theo đúng bản chất liên tôn.

Ấy vậy mà, trong khi có vị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam giữ vẻ xã giao, lịch sự, thì có vị khác cứ hơn hớn lên cười toe toét chụp ảnh như vinh dự lắm.

Quan sát trên những bức ảnh, chúng ta thấy một số người phất cờ vàng trắng của Vatican, không thấy cờ Phật giáo đâu cả.

Qua ảnh cũng không thấy đông đảo tăng ni Hàn Quốc tập trung.

Tu sĩ Phật giáo thì một ít lọt thỏm, THỂ HIỆN HÌNH ẢNH PHẬT GIÁO THIỂU SỐ TRÊN BỐI CẢNH TÔN GIÁO THẾ GIỚI.

ARE ONE”, “LÀ MỘT” trong khẩu hiệu “RELIGIONS ARE ONE” chính là ý trong Kinh Thánh, “hiệp làm một”, “làm cho nên một”.

Liên tôn, với khẩu hiệu đó, được tổ chức tại địa điểm sau chuyến đi hoành tráng của Giáo hoàng, thì Hội nghị này chính là một “sự kiện hậu sự kiện” sau chuyến tông du của Giáo hoàng, mang tính hưởng ứng rộng rãi, là một sự kiện “ăn theo”, “phụ họa”, như một dạng mít tinh nhất trí chúc mừng, vâng phục “thánh ý” của Giáo hoàng.

Chúng ta có để ý:

– Ông Man Hee Lee, chủ tịch đơn vị tổ chức hội nghị mặc áo vest trắng cà vạt vàng, là màu cờ Vatican không. Áo vest trắng đi với cà vạt vàng là kiểu phối màu y phục rất đặc biệt. Trong khi y phục, đặc biệt là màu sắc dùng trong truyền thông, thường mang một thông điệp nhất định.

– Bà Nam He Kim một người được đưa hình phát biểu cũng dùng màu vàng trắng như thế trên phần áo phía trên của y phục cổ truyền.

Trong bối cảnh như thế, có nhà sư Phật giáo tươi cười không biết gì hết. Lẽ nào không biết “are one” là hiệp làm một, “nên một”, một khẩu hiệu cải đạo.

Đến khi công bố “Hiến pháp Hòa hợp tôn giáo” thì mới bổ ngửa ra.

Hưởng ứng tích cực như thế, mừng vui như thế, ấy vậy mà…

Nội dung “Hiến pháp” viết rằng “… theo ý muốn Thượng đế, theo đó, tất cả các tôn giáo sẽ hợp nhất làm một trong một Thượng Đế. Chúng tôi tuyên thệ trước Thượng đế, tất cả người dân trên thế giới, và nhà đấu tranh hòa bình rằng sẽ trở thành một trong Thượng đế qua việc thống nhất tôn giáo”.

Nghe y như một tông huấn hay một tông thư, thư mục vụ, thư hiệp thông…

Vậy phải chi để chỉ vị đại diện phụ trách quốc tế đi dự xã giao lịch sự hình thức thôi là đủ, cố chen theo mà chi, bây giờ mới bật ra, không ký!

Lại nói “Chúng tôi không thất vọng về chương trình. Chúng tôi đến để thể hiện thiện chí ủng hộ hòa bình”.

Hay đến để làm trang trí cây kiểng và bị lợi dụng để phục vụ cho mục tiêu “are one”?

Chương trình trương rõ khẩu hiệu“are one”, khẩu hiệu cải đạo “nên một”, sao lại “không thất vọng”. Quá tội nghiệp, quá đáng thương!

Đáng thương như một người cố chen theo để đi ăn tiệc, tươi cười, hân hoan nhưng rồi nuốt không nổi đồ ăn thừa, theo kiểu mời thiếu tôn trọng.

“Sẽ không tham dự nếu được mời vào lần tới”, nhưng bấy nhiêu hình ảnh cười toe ra thì cũng đủ ê chề cho người truyền thông.

Lẽ ra, đã như vậy, thì nên im lặng, không nên truyền thông rộng rãi làm gì, để mọi người thấy mà bình phẩm.

Khi cầm tờ “Hiến pháp” không ký mà được giữ lại để chụp ảnh thì dường như không cười nỗi nữa mà đã xen lẫn nét ê chề.

Những người Hàn Quốc tổ chức Hội nghị Liên tôn này đâu phải ngớ ngẩn đến mức không hiểu là sẽ có đoàn tôn giáo hay cá nhân không đồng ý “tuyên thệ trước thượng đế”. Đó là họ cố ý muốn làm nhục các tôn giáo phi thượng đế. Hành động đó rõ ràng là thiếu lịch sự và đối lại Phật giáo Việt Nam chỉ cần lịch sự đúng mực, bên ngoài như hình ảnh vị tôn đức giáo phẩm trưởng đoàn.

Cớ chi cứ mà cười toe ra kể cả sau khi thấy khẩu hiệu “are one”, rồi lại phổ biến những ảnh chụp đó, để cho thấy một quá trình bị đối xử thiếu tôn trọng.

Sao lại truyền thông những nụ cười không biết ngượng ngùng?

MT

Thông tin, thảo luận, phản hồi riêng và các bài tranh luận đặc biệt: [email protected], vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.