Trang chủ Tin tức Lễ tác pháp an cư tại Học viện Phật giáo VN tại...

Lễ tác pháp an cư tại Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội

166

Được sự chỉ đạo của Trung ương GHPGVN, thành hội Phật giáo Hà Nội, Hội Đồng điều hành Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội, lễ tác bạch an cư được diễn ra trang nghiêm, trọng thể tại chùa Non Nước (Thiên Vương tự), thôn Vệ Linh xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Thành phần tham dự an cư: chư tôn đức Tăng trong Hội đồng điều hành Học viện, Tăng chúng chùa Non Nước và toàn thể Tăng Ni sinh học chúng tổng số là 340 vị.


Đúng 8h sáng ngày 16 tháng 4 năm Đinh Hợi, tiếng đại hồng chung ngân vang khắp núi rừng Sóc Sơn hùng vĩ, áo vàng áo lam của sư Tăng, sư Ni chỉnh tề quang lâm lên chính điện chùa Non để lễ Phật, niệm Phật cầu gia bị. Không gian chùa trang nghiêm, tiếng niệm Phật, tụng kinh âm vang khắp pháp giới.


Đại chúng nhất tâm cung thỉnh Hoà thượng Thích Thanh Tứ – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TW GHPGVN, Hiệu trưởng Học viện PGVN tại HN ngôi vị hạ chủ. Tiếng pháp khai thị của HT vang khắp:


“Nhớ lại cách đây hơn 2500 năm, tại xứ ấn Độ, giáo đoàn của Đức Phật khi mới hình thành, tăng đoàn đã dần lớn mạnh, chư tăng tuân theo lời Phật đi du hoá khắp vùng Trung ấn. Thời tiết ấn Độ chia làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô. Đến mùa mưa thì mưa to lũ lớn, các vị xuất gia đi du hoá khi gặp lũ lớn có lúc bị trôi cả áo, bát, có khi thiệt mạng. Khi đi như vậy phải dẫm đạp lên cả côn trùng. Người đời liền khiển trách: “Mùa mưa là mùa sinh trưởng, Sa môn Thích tử nói là từ bi sao lại cứ đi mãi làm hại đến cả sinh vật cỏ cây. Loài chim còn có tổ để trú ngụ, loài vật còn có hang để định cư. Các Thầy tu theo đạo khác cũng có thời gian nghỉ ngơi ở yên 1 chỗ vào mùa mưa để tu phạm hạnh sao đệ tử đức Thế Tôn không như vậy”. Đức Phật nghe biết liền tập chúng tăng lại và đưa ra quy định: Các vị xuất gia, hàng năm phải ở yên một trụ xứ, hoặc trong hang núi, hoặc dưới gốc cây lớn, hoặc nơi chùa chiền để quán chiếu lại chính mình, phát triển tam học Giới – Định – Tuệ, làm ruộng phúc cho thập phương thiện tín gieo trồng.


Kế thừa truyền thống quý báu đó của Đấng Đại Giác, sau kỳ mừng lễ giáng sinh của Ngài, Tăng chúng nơi nơi đều tác pháp an cư nhập hạ. Nay học viện chúng ta cũng chính thức cử hành nghi thức tác bạch an cư.”


Dưới sự tác bạch của TT. Thích Bảo Nghiêm – Phó viện trưởng Học viện, Đại chúng nhất tâm đỉnh lễ bái thỉnh HT cho đại chúng y chỉ an cư, sau đó lần lượt Ni chúng, sa di vào đỉnh lễ đại tăng cầu y chỉ.


Hòa thượng khai thị: “Theo luật Phật chế trong bát kính pháp, Ni chúng khi an cư phải cầu Tăng xin phép an cư. Khi an cư không được quá xa tăng chúng để nửa tháng phải đến thỉnh 1 vị Tăng đến Ni chúng dậy bảo khiến không cho thân khẩu ý buông lung theo thất tình lục dục, nay chư Tăng nhất tâm hoan hỷ, ni chúng hãy như pháp làm lễ an cư”.


Sau phần nghi lễ chư Tăng, chư Ni vân tập tại giảng đường lớp Tăng, lớp Ni để đối thú tác bạch: “Đại đức nhất tâm niệm, ngã tỷ khiêu (ni)… kim y Thiên Vương Tăng Già Lam, tiền tam nguyệt, hạ an cư”. (Xin đại đức 1 lòng nhớ nghĩ cho, con là tỷ khiêu (ni) nay nương vào chùa Thiên Vương kết hạ an cư trong 3 tháng). Như vậy là xong nghi thức nhập hạ an cư.


Ngay buổi chiều cùng ngày, chưTăng vân tập đầy đủ để họp phiên học đầu tiên nhằm: Phân công chức sự, quy định thời gian biểu, nội quy sinh hoạt trong 3 tháng.


13 tiểu ban đã được kiện toàn nhân sự đó là các ban:


1. Ban Giảng sư 2. Duy na duyệt chúng 3. Thư ký 4. Tri khách 5. Thủ quỹ 6. Nhang đăng 7. Trực nguyệt 8. Phòng trà 9. Khán bệnh 10. Thị giả 11. Thỉnh trai 12. Âm thanh, ánh sáng 13. Ban ứng cúng.


Đại chúng nhất tâm tâm kiền thỉnh chư tôn đức trong ban giảng sư: HT. Thích Thanh Tứ, TT. Thanh Duệ, TT. Bảo Nghiêm, TT. Thanh Đạt, ĐĐ. Thanh Quyết, ĐĐ. Thanh Huân. Đây là ban mang lại pháp lợi cho đại chúng.


Nghi thức thành công trang nghiêm, tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc. Không gian tu tập rộng rãi, thoáng mát, 3 tháng tu tập được bắt đầu.







Bảng Phân công chức sự Trường hạ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội


Đường chủ: Hòa thượng Thích Thanh Tứ


1. Ban Giảng sư:


HT Thích Thanh Tứ, TT Thanh Duệ, TT Bảo Nghiêm, TT Thanh Đạt, Đ Đ Thanh Quyết, Đ Đ Thanh Huân.


2. Duy na duyệt chúng:


TT Thanh Đạt, ĐĐ Thanh Quyết,  Đ Đ Minh Thanh


ĐĐ Thanh Hiền, Minh Châu, Di Sơn, Minh Giác, Di Hiển.


3. Thư ký:


Chánh thư ký: Thanh Trung


Thành viên: Minh Tri, Minh Hậu, Trí Thuần, Thanh Dương (TB),  Đạo Huân, Quảng Thắng, Thanh Chính, Minh Tính, Bản Quyền, Quang Minh.


4. Tri khách: (vị)


Chánh tri khách: ĐĐ Thanh Huân, Minh Thanh, Thanh Hiền


Uỷ viên: Minh Ngộ, Nguyên Chính, Quang Hoà, Thanh Khánh, Thiện Minh (69),  Minh Sơn, Thanh Nghiêm, Thanh Diễn, Minh Thành, Thanh Đông, Thanh Năm, Đạo Ngộ, Thiện Minh (75), Tục Phát, Bản Giáo, Thanh Đông (CĐằng). Minh Hồng, Viên Như, Minh Đức, Thanh Tùng.


5.  Thủ quỹ: Quang Hoà


6.  Nhang đăng (Trên chùa + Nhà trai):


Trưởng ban: Nguyên Hải,


Uỷ viên: Thanh Chức, Minh Đức (HN), Thanh Hậu, Quảng Hợp, Quảng Nghĩa, Khai Minh, Khai Từ, Khai Tuệ, Minh Không, Tâm Hiện, Minh Chính, Giác Thiện, Giác liêm, Viên Nguyện, Tâm Đức, Thanh Chiến, Thanh Tâm, Thanh Tịnh, Nhuận Phương, Trung Phương, Thanh Long.


7. Trực nguyệt:


Trưởng Ban: Quảng Đông,


Thanh Vũ, Nguyên Toàn, Đạo Nguyện, Đạo Thuần, Vĩnh Quảng, Thanh Đông, Nguyên Hoà, Nguyên Bảo, Tâm Nguyện, Nguyên Thanh, Giác Như, Tục Quân, Tâm Đạo, 


8. Phòng trà:


Trưởng ban: Bảo Đức


Quảng Nguyên, Quảng Thanh, Nguyên Thắng, Quảng Thuận, Quảng Trường, Nguyên Long, Minh Huyền, Nguyên Mạnh, Thanh Tân, Viên Quang, Thanh Minh, Thanh Hưng, Thanh Dũng, Minh Lâm, Đạo Nguyện (CĐẳng), Tâm Viên, Thanh Tường, Minh Đạt, Tuệ Sĩ, Minh Tuấn, Thông Chân, Nhuận Hiển, Bản lâm, Vạn Thông, Thanh Dương (NĐ), Thanh  Hải (HYên). Thanh Quân (NĐ).


9. Khán bệnh: Đạo Mẫn, Thanh Việt, Giác Huy, Chân Thường, Minh Tri, Tĩnh Hải.


10. Thị giả: Trưởng ban: Thanh Hải (HN),


Thanh Vượng, Đạo Khiết, Đạo Túc, Thái Minh, Bản Giáo, Thiện Quang, Thanh Na, Thanh Công, Thanh Hai.


11. Thỉnh trai:  Đạo Túc (và các vị sa di ni)`


12.  Điện-Âm thanh, ánh sáng: Đạo Vân, Quảng Tín, Đạo Duân.


13. Ban ứng cúng: Minh Thiện, Nguyên Thái, Thanh Nguyên, Thanh Việt, Thanh Dương (TB), Thanh Quân (TB), Thanh Thuận, Thiện Trí, Giác Nguyên, Tục Tuyên, Tục Huyên, Thanh Bình, Thanh Tuấn. Độ Linh.



Khung cảnh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội






Chư Tăng Ni lên chùa Non làm lễ
















Chính điện chùa Non, Sóc Sơn, Hà Nội













































                                                 Bài, ảnh: Di Sơn, Minh Hậu, Đạo Duân