Về dự lễ có Hòa thượng Thích Thanh Đạt – Viện trưởng HVPGVN tại HN và TT Thích Thanh Phúc là sư đệ trong sơn môn Hương tích của Hòa thượng cùng trưởng tử Thích Minh Định và các đệ tử xuất gia cùng Pháp quyến ,thân quyến , đông đảo các đệ tử trong các đạo tràng Chân tịnh khắp nơi .
Về phía chính quyền có đại diện lãnh đạo các ban nghành của huyện Quốc Oai ; xã Sài Sơn – TP Hà nội tham dự .
Về phía chính quyền có đại diện lãnh đạo các ban nghành của huyện Quốc Oai ; xã Sài Sơn – TP Hà nội tham dự .
Đại đức Thích Minh Xuân thông qua chương trình
Thượng tọa Thích Minh Hiền lên tuyên đọc Tiểu sử của cố Hòa thượng Thích viên Thành
Được biết Hòa thượng là :
– Ủy viên thường trực Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
– Phó ban Ban Giáo Dục Tăng Ni – Phó ban Ban Văn Hóa – Phó ban Ban Từ thiện xã hội Trung ương GHPGVN
– Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Hà Tây
– Trưởng ban Ban trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ
– Hiệu phó thường trực Trường Trung cấp Phật học tỉnh Hà Tây
– Đại biểu Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tây
– Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tây
– Trụ trì chùa Hương và chùa Thầy tỉnh Hà Tây – Hà Nội
… Ngài vào đạo năm 12 tuổi , năm 15 tuổi ngài được sư tổ Thích Thanh Chân , động chủ Hương Tích đời thứ 10 , xã Hương Sơn , huyện Mỹ Đức , tỉnh Hà Tây thu nhận làm đệ tử .
Năm 19 tuổi ngài thụ giới Sa di, năm 1972 ngài được đăng đàn thụ giới Cụ túc .
Ngài được Tôn sư cho xuống núi tu học tại trường Trung cấp Phật pháp tại chùa Quảng Bá và Quán Sứ Hà Nội niên khóa 1973-1976 .
Sau khi tốt nghiệm xuất sắc về mọi mặt ngài được tuyển chọn vào Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam – Nay là Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội – Khóa I , niên khóa 1981-1985.
Năm 1984 đáp lời thỉnh cầu tha thiết của chính quyền và nhân dân địa phương – Hòa thượng về nhận trụ trì chùa Thầy – Thánh tích của Ngài Từ Đạo Hạnh .
Năm 1985 Ngài được Sư Tổ – Hòa thượng Thích Thanh Chân tin tưởng trao truyền kế đăng trụ trì tổ đình Hương Tích .
Năm 1987 tại Đại hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc lần thứ III . Ngài được tấn phong Thượng tọa và được suy cử vào Hội Đồng trị sự Trung Ương GHPGVN .
Tại Đại hội kỳ III Tỉnh Hội Phật Giáo Hà Tây Ngài được bầu là Phó Ban trị sự kiêm chánh thư ký Tỉnh hội.
Năm 1991 Hòa thượng đã cùng các Chư tôn đức trong BTS thành lập trường Trung cấp Phật học tỉnh Hà Tây và Ngài được giao trọng trách làm Phó hiệu trưởng thường trực của trường .
Năm 1993 Ngài được bầu vào Ủy viên thường trực HĐTS TW GHPGVN , Phó ban Ban Từ thiện Trung ương – Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương.
Năm 1995 Ngài nhận Ấn chỉ của Đức Pháp chủ Je Khenpo đời thứ 68 – Bhutan và là truyền nhân đầu tiên dòng Palden Drukpa kargyu – Bhutan Việt nam.
Năm 1998 , Hòa thượng được suy tôn ngôi Đường chủ hạ trường Chùa Thầy tới khi viên tịch .
Từ năm 1998 Ngài được suy cử làm Phó ban ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương . Trưởng ban Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ .
Ngài Đã cùng với các cơ quan hữu quan , Phật tử và nhân dân địa phương trùng tu ngôi Đại Hùng Bảo Điện, Tổ Đường , Hương Thủy điện …chỉ trong 10 năm, quần thể di tich danh lam chùa Hương được uy nghiêm tráng lệ như ngày nay phần lớn là nhờ công sức của Hòa thượng.
Tại chùa Thầy ngài đã tu bổ nhiều hạng mục công trình , duy trì và phát triển Thánh tích chùa Thầy ngày một khang trang hơn . Cũng chính nơi đây với tâm nguyện hành trì Mật giáo , Hòa thượng đã khơi sáng lại ngọn đèn truyền thừa Mật tông vốn đã được khởi lập bởi Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh cách đây gần 1000 năm về trước.
Trong gần 20 năm, Hòa thượng đã có gần 100 đệ tử xuất gia và trưởng thành đảm trách các chức vụ trong Trung ương Giáo Hội cũng như tại các tỉnh, thành phía bắc .
Ngài để lại nhiều tác phẩm , dịch phẩm cho đời sau nghiên cứu và học tập .
Ngài luôn quan tâm đến vấn đề xã hội và vào đời bằng hạnh nguyện Bồ tát , tham gia tich cực các công tác Từ thiện xã hội để đem lại an lạc , hạnh phúc cho nhân sinh.
Do các công lao đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc , ngài được Đảng , Nhà nước và Giáo hội tặng thưởng nhiều bằng khen và giấy khen như : Huân chương lao động hạng ba ; Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc ; Huy chương vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc; Huy chương vì sự nghiệp nhân đạo …
Năm 2002 Cơn bạo bệnh chợt đến . Hòa thượng thuận lẽ vô thường trả tấm thân tứ đại lại cho trần gian mộng ảo để trở về thế giới vô tung bất sinh bất diệt vào lúc 18giờ 40 phút ngày 31 tháng 05 năm 2002 tức ngày 20-4 năm Nhâm ngọ . Trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm .
Hòa thượng luôn là tấm gương sáng , là ngọn tuệ đăng chiếu soi cho Tăng Ni , Phật tử hôm nay và mãi mãi mai sau .
Thành đại nguyện tương ưng Tam muội
Viên quang tâm chân tính Nhị đề
Nam mô Hương Tích Sơn môn Đệ thập nhất thế Tổ sư , Chân Tịnh bảo tháp Ma- ha Sa môn Tỷ khiêu bồ tát giới A xà lê Đại sư pháp húy Thích Viên Thành pháp hiệu Thuần Hòa , tự Nguyệt Trí giác linh ngự tọa .
Thượng tọa Thích thanh Phúc niêm hương
lĐại đức Thích Minh Thuận đọc lời cảm niệm
Đại đức Thích Minh Thanh đọc báo cáo 35 năm Đạo tràng Chân tịnh
Đại đức Thích minh Thanh lên đọc báo cáo 35 năm thành lập đạo tràng Chân tịnh . Được biết cho đến nay nhất là từ khi ngài Đắc pháp tại Bhutan năm 1992 thì số lượng đạo tràng phát triển mạnh và ngài cũng tùy duyen đặt tên cho các đạo tràng theo vùng miền , vừa tiện cho sinh hoạt , vừa tiện cho việc giáo hóa quản lý và cũng tạo cho các đạo tràng tinh tến vỗ lực trao đổi học hỏi lẫn nhau Như Đạo tràng Chân tịnh hà nội ; Đạo tràng Chân tịnh Hà đông có tên là Tuệ Quang ; Tổ Kim cương tại nĐông ba ; Tổ Liên Hải tại Liên Trung – Đan Phượng – HN ; Tổ Giác Nguyên tại Thái Nguyên ; Tổ Hoa Đức tại Cầu Giấy – HN ; Tổ Sài Lĩnh tại chùa Thầy ; Tổ Chân Tịnh Tại Chùa Hương ; Tổ Chân Tịnh Phú Thọ vv … với số lượng đến hàng ngàn phật tử …
Cư sĩ Thân , đạo tràng Chân Tịnh Phú Thọ lên đọc báo cáo về sự phát triển qua 20 năm của đạo tràng từ khi Cố Hòa Thượng tành lập đạo tràng có 07 thành viên nay đã phát triển được 156 thành viên …
Hòa thượng Thích Thanh Đạt lên ban đạo từ tới buổi lễ , HT tán trhán công đức của cố Hòa thượng Thích Viên Thành đã có công lớn tiếp tục kế đăng dòng truyền Mật giáo Việt nam . Ngay khi Phật giáo truyền vào Việt nam đã có ngài Khâu đà la chuyên tu Mật giáo , có các ngài Pháp Vân , Pháp Vũ , Pháp Lôi , Pháp Điện ; Các đời sau đều có các đại sư hành trì theo Mật giáo mà điển hình Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh ở núi Sài Sơn đây .Hòa thượng Thích Viên Thành đã có công với Phật giáo, ngài để lại nhiều giáo pháp – Pháp môn tu Mật tịnh – Hành trì đúng Tổ giáo . Hòa thượng cũng tán thán công đức của các hàng Phật tử xuất gia , anh em , con cháu trong sơn môn đã tổ chức gặp mặt nhau thân mật , đoàn kết cùng nhau tiến tu để báo hiếu báo ân thầy tổ , cùng nhau xiển dương tông phái Mật tông Việt Nam, đem lại an lạc cho nhân sinh và xã hội . Được thừa hưởng tài sản vô giá từ các bậc tiền nhân và ân sư phải biết giữ gìn và vun đắp cho mạng mạch tông phái ngày càng phát triển bền vững .