Trang chủ Quốc tế Làm mới Niềm tin

Làm mới Niềm tin

134

Tấm bằng công đức này được nhiều người yêu cầu hơn cả những chiếc ví Gucci sành điệu. Từ năm 2002, nhà chùa đã nhận được 180.700 phần đóng góp của những người muốn đổi một phần sự giàu có mới của mình lấy sự nuôi dưỡng tinh thần. “Xã hội chúng tôi đang cần đến tôn giáo,” Ông Cao Pingjiang, giám đốc dự án Phật vàng nói. “Mọi người đang tìm kiếm một điều gì đó bên cạnh tiền bạc để tôn thờ, và đạo Phật đã có một lịch sử lâu dài ở Trung Quốc.”


 


Trong một bình luận có tính bước ngoặt đầu tháng qua, quan chức tôn giáo cao cấp của Trung Quốc nói với Hãng thông tấn Tân Hoa Xã rằng “tôn giáo là một trong những lực lượng xã hội quan trọng để Trung Quốc phát huy sức mạnh.” Ông Ye dẫn ra rằng Đạo Phật “có một vai trò độc nhất trong việc thúc đẩy một xã hội hòa hợp” – một khẩu hiệu mà Trung quốc sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của xã hội song hành với sự mở rộng kinh tế. Cùng thời điểm ông Ye đưa ra lời bình luận trên, Diễn đàn Phật giáo quốc tế, diễn đàn lần tầu tiên về tôn giáo được tổ chức tại nước Trung Quốc, được khai mạc ở thành phố Hàng Châu.


 


Người ta đang nói đến một làn sóng tôn giáo ở Trung Quốc. Ngay cả theo con số thống kê khiêm tốn nhất của chính phủ Trung Quốc, thì ở đây đã có hơn 200 triệu người có tín ngưỡng hoặc tôn giáo, gấp đôi con số 9 năm trước đây. Làm lên làn sóng này là những người Thiên Chúa giáo ở vùng ngoại ô, nhưng xu hướng chính vẫn là sự phục hưng của Đạo Phật và các tôn giáo dân gian, là sự pha trộn của Đạo giáo, Khổng Giáo, Sama giáo và tục thờ cúng tổ tiên thành một nền tảng tinh thần mạnh mẽ. Yang Li, một trợ giảng về tôn giáo tại Đại Học Trung Quốc tại Hồng Công nói: “Mọi người vẫn nhớ những nghi lễ truyền thống và bây giờ muốn thực hành lại.”
 
Cùng với cải cách kinh tế, tôn giáo ở Trung Quốc cũng bắt đầu phát triển. Chỉ tính riêng ở Thượng Hải, có ít nhất 25 ngôi chùa Phật giáo được xây dựng hoặc cải tạo từ năm 2000. Các thành phố khác cũng bắt đầu xu hướng này.


 


Đại đa số người Trung Quốc cảm thấy thoải mái khi bày tỏ niềm tin ngày càng tăng của mình. “Mục tiêu trước của tôi trong cuộc đời là kiếm nhiều tiền,” Zhou Jun, một doanh nhân kinh doanh thiết bị năng lượng mặt trời ở Thượng Hải mới theo Phật giáo Tây tạng năm 2004 cho biết. “Nhưng bây giờ, sau khi nghiên cứu đạo Phật, tôi nhận thấy có những điều đáng quý hơn tỏng cuộc sống, và tôi muốn chia sẻ bài học này với người khác.” Ông Zhou vừa cúng dường một phần thu nhập của mình để xây dựng những ngô chùa Phật giáo Tây Tạng mới ở miền Tây Trung Quốc và kể lại các bài giảng về Phật pháp cho các đối tác kinh doanh của mình. Kết hợp việc kiếm tiền với tìm kiếm an bình nơi tâm cũng phù hợp với sự thay đổi trong tâm của Chính quyền Trung Quốc từ việc tăng trưởng GDP sang một chất lượng phát triển toàn diện hơn.


 


Một vai trò không kém quan trọng của tôn giáo là tạo ra một mạng lưới an toàn. Đặc biệt khi chính phủ không còn cung cấp các chế độ phúc lợi cho những công dân nghèo khổ nhất. Các tu viện Phật giáo, với số tu sĩ hiện nay khoảng 200.000 người, đang đón nhận một trào lưu các bậc cha mẹ đưa con mình vào đây vì họ coi cuộc sống tu hành là cách tốt nhất để nuôi dưỡng và giáo dục con cái mình.