Sáng hôm nay, ngày 20/12/2015 ( nhằm ngày 10/11/ Ất Mùi) , tại tư gia ( số 5 Lữ Gia, phường 9 Tp Đà Lạt), HT. Thích Toàn Đức, UVHĐTSTW GHPGVN – Quyền trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, HT. Thích Chánh Kế, chứng minh BTSPG LĐ cùng chư tôn thiền đức tăng, ni đã quang lâm chứng minh lễ hằng thuận cho đôi Tân lang Lê Khánh pháp danh Quảng Lượng và Tân nương Trần Thủy Tiên pháp danh Chơn Hằng Tiến cùng tham dự ngày vui trọng đại của đôi bạn trẻ còn có quan viên hai họ, bạn bè thân hửu gần xa .
Được biết, phật tử Lê khánh là con trai trưởng của gia đình phật tử thuần thành Lê Đức Thành; pháp danh : Quảng Châu, phật tử Nguyễn Thị Bưởi, pháp danh : Quảng Ngọc và gia đình phật tử Phạm Thị Lựu, pháp danh : Chơn Tín Hương . Chú rễ Lê Khánh đang theo học năm cuối khoa quản trị nhân sự trường đại học Singapore và cô dâu Trần Thủy Tiên đã tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh ở một trường đại học tại Mỹ .
Sau lễ niêm hương bạch Phật, kỳ an cho quan viên hai họ, HT. Thích Toàn Đức đã thay mặt chư tôn đức; chúc phúc cho đôi phật tử trẻ nên duyên cằm sắc, bách niên giai lão . Giờ phút quan trọng nhất của buổi lễ là đạo từ của hòa thượng chứng minh, nhắc nhủ đôi tân lang – tân nương về ý nghĩa của lễ Hằng Thuận qua những điều dạy của Đức Phật trong kinh Thiện Sanh, pháp Lục Hòa trong Thiền môn, Ngũ giới của người Phật tử để biết giữ gìn bổn phận của người vợ, người chồng . Phải biết yêu thương, nhường nhịn, giữ gìn để tình cảm luôn bền vững, tốt đẹp, vợ chồng phải biết tôn trọng, lắng nghe để thấu hiếu cho nhau. “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, có hòa hợp thì mới có thể sống với nhau lâu dài và vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống . Đồng thời, cũng phải biết giữ đạo làm con, làm cháu, biết quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ, ông bà lúc tuổi già, không nên chỉ lo xây dựng tổ ấm của mình mà quên đi trách nhiệm, bổn phận với tổ tiên, dòng họ.
Trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ, thanh tịnh dưới sự chứng minh của chư tôn đức và quan viên hai họ, đôi tân lang, tân nương đã trao nhẫn cưới cho nhau . Hòa thượng ân cần chỉ dạy : “ “ bách nhẫn thành kim” trăm điều nhẫn sẽ mang lại nhiều điều lành tốt đẹp quí hơn vàng , từ đó gia đình sẽ mãi mãi hạnh phúc, an vui … xây dựng một xã hội phồn vinh, tốt đẹp vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội .
Chiếc nhẫn cưới của đôi bạn trẻ trao cho nhau trong vui trọng đại nhất của đời người, hôm nay mang một ý nghĩa quan trọng . Bắt đầu từ đây, Hiền nội : Chơn Hằng Tiến ( Trần Thủy Tiên ) sẽ nhẫn nhịn tất cả những gì liên quan đến Đức lang quân : Quảng Lượng ( Lê Khánh) và chú rễ Lê Khánh cũng sẽ nhường nhịn tất cả những gì liên quan đến cô dâu Thủy Tiên. Cả hai sẽ cùng nhìn về một tương lai tốt đẹp, hy sinh và cầu mong cho người bạn đời của mình luôn được hạnh phúc bởi hạnh phúc của người cũng chính là niềm vui của ta. Mọi khó khăn trên quãng đường đời còn lại sẽ cùng nhau chia sẻ, gánh vác. Chiếc nhẫn cưới là nhịp cầu nối liền tình yêu của đôi tân hôn. Một tình yêu đẹp là sự vắng mặt của tham sân si, là sự đổ vỡ của thế giới hữu ngã, thay vào đó là sự hiện hữu của sự cảm thông, đức hy sinh để từ giờ trở đi không còn khái niệm nào là “của anh”, “của tôi” mà tất cả đều là của chúng ta .
Hôn nhân là nét đẹp văn hoá truyền thống để kế thừa dòng dõi huyết thống và cuộc hôn nhân đó được đặt trên sự tự nguyện, hoan hỷ, không ràng buộc. Cô dâu, Thủy Tiên ( PD : Hằng Tiến) cũng có nghĩa là tâm ý trong sáng, tinh tiến khi cô quyết định trao trọn quãng đường còn lại của cuộc đời mình bên chú rể Lê Khánh ( PD : Quảng Lượng) . Với phu quân Lê Khánh ( PD : Quảng Lượng) , anh sẽ là chỗ dựa vững chắc của hiền nội Thủy Tiên ( PD : Chơn Hằng Tiến) . Đôi bạn trẻ đã quyết định đến với nhau bằng một tình yêu chân thành được đặt trên nền tảng của Tam Bảo dưới sự chứng minh hiện tiền của chư Tôn đức Tăng, ni và sự chấp thuận của cha mẹ, họ hàng nội ngoại đôi bên .
Tình yêu được đặt trên nền tảng Phật – Pháp – Tăng sẽ là một tình yêu bền vững, có trí tuệ, biết cách chuyển hoá những nỗi khổ, niềm đau để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, luôn nghĩ đến hạnh phúc của người khác, không vì lợi ích cá nhân để chúng được thăng hoa trên nền tảng của sự hiểu biết và từ đó tình thương yêu sẽ luôn hiện hữu . Cả hai sẽ cùng hy sinh cho nhau và cầu mong cho người bạn đời của mình luôn được hạnh phúc, bởi hạnh phúc của người cũng chính là niềm vui của ta. Mọi khó khăn trên quãng đường đời còn lại sẽ cùng nhau chia sẻ để đi đến bến bờ an vui, răng long đầu bạc .
Cũng nhân dịp này, quan viên hai họ đã thành tâm thiết lễ cúng dường trai tăng, phóng sanh cầu nguyện đất nước thanh bình, Phật sự tăng huy,chúng sanh an lạc, Cửu huyền Thất tổ, nội ngoại gia tiên được siêu sanh lạc quốc . Chú rễ , phật tử Lê Khánh ( PD : Quảng Lượng) dâng lời tác bạch “ chúng con là hàng Phật tử tại gia, được may mắn thấm nhuần ơn Phật pháp và cảm ngộ ân giáo hóa của chư tôn đức tăng, ni nên chúng con mới rõ được sự nhiệm mầu, lợi ích của ba ngôi báu cũng như ân nghĩa sanh thành dưỡng dục bao la như trời biển của cha mẹ; khó bề báo đáp trong muôn một . Để làm tròn bổn phận “ nối dõi tông đường’, vâng cha mẹ đôi bên, hôm nay chúng con đã kết tóc se tơ, nên duyên chồng vợ . Chúng con thành tâm phát nguyện : Trọn đời chung sống bên nhau, một vợ một chồng, trọn lòng chung thủy và y theo lời Phật dạy trong kinh Thiện Sanh làm tròn bổn phận của người phật tử tại gia trong ngôi nhà chánh pháp …”
Vâng, như chúng ta biết, lễ Hằng Thuận của Phật giáo là nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, phát huy một cách hiệu quả nền tảng trí tuệ và đạo đức tâm linh, định hướng con người sống hữu ích trong đời sống gia đình, xã hội, qua đó góp phần tích cực cống hiến công sức cho tổ quốc cho dân tộc. Lễ Hằng Thuận là cây cầu nối giữa đạo và đời, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh của Phật giáo trong lãnh vực hôn nhân gia đình đối với người phật tử.
Một lễ hằng thuận được tổ chức tại tư gia, có thể nói rằng rất đơn giản nhưng lại rất ấm cúng, trang nghiêm và vô cùng ý nghĩa về đạo đức, văn hoá và tâm linh. Không sát sanh, không bia rượu, không thuốc lá. Buổi lễ đã giúp cho đôi bạn trẻ hiểu được ý nghĩa của đời sống lứa đôi trong tình thương yêu và tương kính, luôn dìu dắt nhau trên mọi nẻo đường của cuộc đời. Và lời phát nguyện trước Tam Bảo sẽ có tác động rất lớn đến đời sống tâm linh của đôi bạn về sau. Được như thế này là nhờ vào sự dìu dắt của chư tôn thiền đức tăng, ni, Bổn Sư ngũ giới. Đặc biệt, là sự thấm nhuần giáo lý thập thâm của các đấng sanh thành , cha mẹ, nội ngoại hai bên, là những phật tử thuần thành, một lòng kính tin Tam Bảo như gia đình phật tử Lê Đức Thành PD : Quảng Châu, phật tử Nguyễn Thị Bưởi, pháp danh : Quảng Ngọc ( nhà trai) và gia đình phật tử Phạm Thị Lựu, pháp danh : Chơn Tín Phương .
Xin chúc cho đôi tân lang, tân nương luôn hạnh phúc, mãi mãi bên nhau, chúc cho mọi ước nguyện của quan viên hai Họ luôn được thành tựu, thân tâm thường an lạc và vạn sự an lành .