Tại Đại hùng Bảo điện thờ Bồ tát Quán Thế Âm , rộng 6000 m3, gồm 3 tầng ( mỗi tầng tôn trí 108 bảo tượng của Ngài. Đặc biệt, chính giữa bảo điện là bảo tượng Bồ Tát Quan Âm cao 17 m bằng xi măng cốt thép, đây là bảo tượng Quan Thế Âm được tôn trí trong nhà lớn nhất Việt Nam ) đạo tràng đã thành tâm đảnh lễ 500 lạy và niệm danh hiệu Ngài .
Quan Thế Âm, là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp… Hình tượng của Ngài được mô tả trong kinh Pháp Hoa là một người nam nhưng khi Phật giáo truyền sang Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, Bồ tát được tôn thờ hầu hết dưới dạng nữ thân, mẹ hiền Quan Thế Âm.
Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ như : thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ v.v…” (phẩm Phổ môn). Truyện tích về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) ở Việt Nam được hình thành dựa trên quá trình tiếp biến văn hóa , cơ sở “thị hiện” này và bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát trong kinh Pháp Hoa. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại các chùa, tự viện ở nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát. Về ba ngày vía của Bồ tát Quan Thế Âm, dẫn theo Thiền môn nhật tụng cho biết: ngày 19-2 là ngày kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm đản sinh, 19-6 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm thành đạo và 19-9 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm xuất gia.
Tin : Linh Toàn _ ảnh : Hạnh Định