Bản chất của Phật giáo vốn là một nền giáo dục. Vậy bản chất của nền giáo dục này là gì?
Trong nhiều kinh điển của Phật giáo thường có câu “ A Nậu Đa La tam miệu tam bồ đề”. Đây là dịch từ âm Phạn ngữ. Vì tôn trọng nên thường không dịch nghĩa.
Thực ra “ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề” có nghĩa là tổng mục tiêu của Giáo dục trong Phật giáo. Nếu dịch nghĩa Hán Việt câu này có nghĩa là “ Vô thượng chính đẳng chính giác”.
“ Vô thượng chính đẳng chính giác có thể được chia làm ba cấp độ như sau; một là chính giác, hai là chính đẳng chính giác và thứ ba là vô thượng chính đẳng chính giác.
Đức Phật dạy, con người ta ở đời đối với vũ trụ và nhận sinh, tuy cũng có giác ngộ, nhưng điều giác ngộ đó không hoàn toàn được viên mãn.
Các nhà khoa học, các nhà triết học…, họ biết được những việc của thế gian thật không ít nhưng vẫn không thể coi đó là chính giác được. Tại sao lại như vậy? Bởi vì, tuy họ có sở học, có tri kiến, nhưng họ vẫn chưa đoạn được phiền não, vẫn còn tham, sân, si, còn ngã mạn, còn thị phi, còn đúng sai, tốt xấu… Nói cách khác, đó vẫn chỉ là tri kiến của phàm phu chứ không phải của bậc thánh nhân.
Chỉ khi nào đoạn được sân si, ngã mạn, nhân ngã, thị phi…khi đó mới được coi là chính giác. Phật gọi người đó là bậc A La Hán – học vị thấp nhất của Phật giáo.
Học vị trên A la hán gọi là chính đẳng chính giác. Đẳng có nghĩa là bình đẳng. Đằng có nghĩa là dụng tâm của người ấy với dung tâm của Phật là giống nhau. Do đó có thể nói; dụng tâm của Phật với dụng tâm của A la hán là không hòan toàn giống nhau. Còn dụng tâm của A la hán với dụng tâm của chúng ta là hoàn toàn giống nhau. Chỉ có sai khác là chúng ta còn phiền não, chư vị A la hán thì đoạn trừ được phiền não.
Tâm này trong Phật giáo chúng ta gọi là thức tậm. Tức là cái tâm giả chứ không phải chân tâm.
Tâm của chúng ta đều là giả cả chứ không phải chân tâm mà đều là vọng tâm. Sự quan hệ qua lại giữa người với người đừng cho là quá chân thật. Người này, người kia đối xử tốt hay xấu với mình, phải biết đó là giả chứ không phải thật.
Đứng trước sự hư tình giả ý, đừng cho là thật. Nếu cho đó là thật, chúng ta sẽ sinh phiền não.
Cuộc đời không có gì là thật. Hôm nay đang bên nhau yêu thương mặn nồng đó, ngày mai đã lại chia ly rồi. Thành mây thành gió đi đâu hết rồi.
Chỉ có dụng tâm của Bồ tát mới là dụng tâm chân thật, bởi chân tâm là vĩnh viễn bất biến.
Chư Phật, chư Bồ tát đều dụng cái tâm chân như. Chư Phật dụng cái tâm viên mãn. Chư Bồ tát dung cái tâm phân chứng.
Trong kinh điển Phật giáo, đức Phật lấy ánh trăng làm dụ. Tâm Phật tròn sang như ánh trăng đêm rằm, tâm của Bồ tát chỉ sang như ánh trăng đêm mùng ba mùng bốn mà thôi.
Nhìn lên ánh trăng mùng ba mùng bốn – ánh trăng non. Ánh trăng non là thật hay giả. Đó là ánh sang thật không phải giả. Chỉ có điều nó chưa được tròn trịa sáng rõ mà thôi.
Sở dĩ nói ánh trăng non là dụng tâm của Bồ tát bởi vì các vị đều dụng chân tâm cả nhưng chưa được tròn đầy. Ta gọi đây là chính đẳng chính giác.
Dụng tâm của A la hán và Bích chi Phật giống như ánh trăng chiếu trong gương. Gọi đó là kính hoa thủy nguyệt. Ánh trăng đó cũng là chân tâm, hay còn gọi là chính giác.
Đức Phật Thíc Ca Mâu Ni lại dạy, không phải chỉ mình ngài mới xưng là Phật mà bất kỳ kẻ nào đạt được cứu kính viên mãn đều được gọi là Phật. Phật hay còn gọi là Vô thượng chính đẳng chính giác.
Vậy trong nhà Phật đã có các chế độ học vị như vậy, liệu có cần chúng ta phải đặt ra các chế độ học vị cử nhân Phật học, thạc sỹ Phật học, Tiến sỹ Phật học nữa chăng?
Các chế độ học vị cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ Phật học sẽ tương đương với chế độ học vị nào của Phật giáo. Cử nhân Phật học là A La Hán? Thạc sỹ là Bồ tát và tiến sỹ là Phật chăng? Nếu đúng vậy thì quả là điều đáng mừng cho Phật giáo ngày nay. Chao ôi đáng mừng, đáng mừng.
Còn nếu như không phải vậy thì chúng là cũng chỉ là những danh xưng của các nhà học thuật Phật giáo mà thôi. Nên chăng?
Nên nhớ, Phật, Bồ Tát, A la hán chỉ là danh xưng của học vị Phật giáo. Các vị đó cũng là con người chứ đâu phải thần tiên. Xin đừng bao giờ thần thánh hóa các học vị đó.
Đức Phật là người giác liễu, là người hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, là bậc trí tuệ, cứu cánh viên mãn. Học vị Phật là mục tiêu cuối cùng của giáo học Phật giáo. Phật pháp là giáo dục trí tuệ là dạy học trí tuệ.