Trang chủ Diễn đàn Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

Lại thêm một trí thức ngày nay trong xã hội Việt Nam

153

Phật giáo truyên vào Việt Nam vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên theo truyện “Nhất Dạ Trạch” trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang.  Như vậy  chùa Dâu Bắc Ninh không phải là điểm khởi đầu đạo Phật được truyền nhập như bà giảng viên dạy cho sinh viên, mà là trung tâm Luy Lâu, nơi mà Phật giáo đã phát triển vào đầu công nguyên, tức sau 300 năm khi đạo Phật đã sanh sôi nẩy nở. Thế mà bà cho là ba tông phái của đạo Phật du nhập vào Việt Nam vào thời Bắc thuộc.( sử sách xác định Phật giáo truyền vào Việt Nam trước Trung hoa).

Riêng về Phật giáo, bà ta sai lầm những điều cơ bản như Bồ Đề Đạt Ma, Di Đà, Quan Âm, các tông phái như Tịnh Độ tông, Mật tông,Duy thức tông, Thiền tông…

Ba ta nói: -Bồ Đề Dạt Ma từ Ấn sang Trung quốc thành lập các tông phái như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Pháp tướng tông…

Truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma, rất ít sử liệu chính xác, theo Trung quốc, ngài là con thứ ba của vua Pallava Tamil, từ Kanchipuram đến Trung hoa vào  triều đại Lưu Tống (420-479) hoặc vào đời nhà Lương (502-557).  Nhật thì bảo ngài đến từ nước Ba Tư. Ngài sáng lập Thiền tông, tổ đời thứ 28 kể từ Tổ Ca Diếp, sau khi Phật nhập diệt.

Truyền sử là như thế, nhưng bà giảng viên cho là ngài từ Ấn sang Trung quốc vào thế kỷ thứ 6 để thành lập Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Duy thức tông, Pháp tướng tông…

Về Thiền tông, theo bà, là dành cho tầng lớp trí thức, còn Tịnh độ do một ông cai quản gọi là ông Di Đà, chỉ để giới lao động bình dân, siêng đi chùa và cầu khẩn hy vọng sẽ được sự giúp đỡ của ông ấy đón về cõi Niết Bàn.Điều đáng nói là bà cho rằng :-“ông Di Đà còn gọi là Quán thế Âm” (nói đến đây, có một sinh viên phản đối, bảo rằng hai vị nầy khác nhau).

Lịch sử, ai từng học hỏi giáo lý nhà Phật, cũng phải biết : – đức Di Đà là vị vua tên là Thế Nhiêu sau khi nghe đức Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp thì lập tức giác ngộ và từ bỏ ngai vàng mà đi theo đức Phật để quy y pháp danh là Pháp Tạng, sau đã thành Phật hiệu là A Di Đà trong các chùa được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm đứng bên trái và Đại Thế Chí , đứng bên phải. Cũng có thuyết:

Phật A Di Ðà, kiếp trước là con của Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di Ðà, ở cõi Tây phương Cực lạc.A Di Ðà là dịch âm chữ Amita. Hán dịch nghĩa là Vô lượng Thọ và Vô lượngQuang. Vô lượng Thọ nghĩa là tuổi sống lâu không có số lượng; Vô lượng Quang, là Ngài có hào quang sáng suốt không lường.

Kinh Quán Phật Tam – Muội – Hải chép:”Ðời quá khứ Ngài làm Tỳ kheo, chăm 

lòng kính lễ quán tưởng tướng lông mày trắng của Đức Phật Không Vương, nên được thọ ký là Phật hiệu là A Di Ðà”.

 Kinh Bi Hoa chép:Ðời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua Chuyển Luân tên là Vô Tránh Niệm. Ngài có một quan Ðại thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe Đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành, Ngài với quan Ðại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng. Vua phát tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phúc báu.Ðức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Khi đó Đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của như Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh Niêm: “Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?”.

Vua đảnh lễ Phật, quỳ gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhân duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Ðà ở cõi Tây phương Cực lạc.

Phật Thích Ca nói:

“Ðời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân Vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con trưởng là Nhật Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Ðế Chúng. Khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thọ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có một nguyện nào chẳng viên mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng:

“Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Ðà”.

Như thế, chúng ta biết rằng, Đức Phật A Di Ðà tiền thân là Thái tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi sang, xuất gia tu chứng thành quả Phật là A Di Ðà.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở phẩm thí dụ, hóa thành có chép:”Ðức Phật A Di Ðà,kiếp trước là con của Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công 

đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di 

Ðà, nơi cõi Tây phương Cực lạc”.

Như thế, trãi qua vô số kiếp gieo duyên Phật pháp, ngài đã đạt thành ý nguyện lập cỏi Tịnh độ có đức Quan Âm và Đại Thế chí hầu cận hộ pháp, làm sao mà ngài vừa là Di Đà, vùa là Quán thế Âm như bà giảng viên Luật xác quyết như thế.

Riêng các tông phái, bà bảo Bồ Đề Đạt Ma thành lập nhiều tông như Thiền, Tịnh, Mật, Pháp tướng, Duy thức tông…

Thiền tông đã đành, Tịnh độ tông như đã nói ở trên, còn Mật tông bà cho là  kèm theo bùa chú, người chết gặp giờ chết xấu được  nhà chùa giải hạn, chùa ấy gọi là chùa Mật tông. Bà nói tiếp: – Thiền , Mật hay Tịnh đều có yếu tố mê tín dị đoan, vì người dân vốn ưa chuộng mê tín dị đoan. có yếu tố nầy thì sẽ được đông đảo thí chủ. và bây giờ đi chùa cũng là nghề kinh doanh. Giảng viên trí thức phán một câu chắc nịch như đinh đóng cột thế, có nghĩa toàn bộ Phật giáo là nghề kinh doanh???

Về Duy thức tông: Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do Đại sư Vô Trước và Thế Thân  sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân của Bồ Tát Di-lặc khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 sau Công nguyên.Không có chứng liệu nào cho thấy Bồ Đề Đạt Ma sáng lập hay truyền bá Duy Thức – Pháp tướng tông như bà giảng viên đại học Luật truyền đạt cho sinh viên.

Bà bảo rằng ông Di Đà cai quản cỏi Tịnh Độ. Thật ra, Tịnh độ có nhiều cảnh giới chứ không riêng cỏi Cực lạc của đức Di Đà. Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư, có Tịnh độ  được gọi là Điều hỉ quốc  của Phật Bất Động . Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh, phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm. Vị Phật tương lai  là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất sẽ tạo một Tịnh độ mới.Tự tánh của Tịnh độ là:- “Tịnh kỳ tâm, độ  kỳ thân”.

Lão giáo, theo bà, có hai nhánh, một là phù thủy, hai là Tiên đạo. Phù thủy chuyên đồng bóng. Tiên đạo chuyên luyện linh đan cầu trường sanh bất tử, bà dẫn chứng An Kỳ Sinh đã đến núi Yên tử tu luyện tại đó.

Việc truyền nhập Thiên chúa giáo đã hơn 5 thế kỷ, nhưng bà giảng viên  xác định chỉ 4 thế kỷ; có nhiều thuyết khác nhau về sự có mặt của các Linh mục giòng Tên, Phan xi cô, đầu thế kỷ thứ 16, tại Ninh Cường đã có bàn chân các L.M dòng Đa Minh đến.Từ thế kỷ 17 trở lại, việc truyền giáo của của Kito khá ồ ạt.

 Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustine, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Rôma, không riêng Martin Luther, tại Âu châu cũng có nhiều người đồng quan điểm với Luther, tách ra khỏi  tổ chức Roma nên được gọi là Kháng cách giáo hay Tân giáo, Phản thệ giáo. Cơ Đốc giáo là từ gọi chung cho Tin lành, Công giáo Roma, Chính thống giáo Đông , Như thế Cơ đốc không phải là một nhánh trong ba nhánh thuộc Thần giáo như bà giảng viên nói. Bà còn nói Thiên chúa giáo là tôn giáo của giai cấp phong kiến và Tin lành thuộc giai cấp Tư sản. 

Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Cơ đốc giáo, Bà La Môn giáo ..đều được bà gọi chung là ngoại lai, riêng Phật giáo Hòa Hảo do đức Thầy khai đạo vào ngày 18/5/1939 chứ không phải 1930 , bà nói: nó kết hợp bởi Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Những tôn giáo được bà liệt kê, ít nhiều đều không tránh khỏi sai sót. Phật giáo mà ngày nay giới trẻ ít nhiều được biết, thế mà bà còn dám nói  “ông Di Đà cũng là Quan thế Âm”, bị một học sinh phản bác, bà vẫn tiếp tục truyền đạt kiên thức “ăn xổi ở thì” như thế, thế hệ trí thức tương lai sẽ hiểu Tôn giáo như thế nào?

Những trí thức hiện nay được phát hiện cái hiểu về Tôn giáo quá hời hợt như thế, được đào tạo từ đâu? Mong rằng, ngành sư phạm cũng như viện nghiên cứu tôn giáo giúp cho các nhà trí thức hiểu đúng về các Tôn giao về lịch sử cũng như giáo lý trước khi đứng trên bục giảng và đứng trước đài truyền hình khi được phỏng vấn.

MINH MẪN

06/10/2016

Chưa hết, để kết thúc phần giảng về Phật giáo cô đã nói “và bây giờ đi chùa đã thành một nghề kinh doanh”, câu nói này là một sự quy chụp theo ý nghĩ chủ quan của cô giáo, một điều tối kỵ trong nguyên tắc đứng lớp.