Trang chủ Văn học Tùy bút Ký ức chùa làng

Ký ức chùa làng

86

Chẳngbiết có phải bà nghĩ rằng cho thằng cháu đích tôn sớm làm quen với cửa thiền,lớn lên nó sẽ thành người tốt lành, có ích cho xã hội hay không? Trước khi lên chùa, bà nội tôi thường tắm gội sạch sẽ, quần áo tươm tất. Và bà cũng bảo tôi phải mặt mày sáng sủa, tay chân không vấy bẩn. Vừa rửa ráy cho tôi, bà vừa giảng giải: “Cháu ạ! Đến với nhà chùa, mình phải tử tế cả tâm hồn lẫn cơ thể, có thế lời cầu khấn mới thấu đến Bồ tát…”. Quá nhỏ, tôi chưa hiểu hết những gì bà nội răn dạy, nhưng lòng dạ cứ lâng lâng, tung tăng nhịp bước, đường xa hóa gần.


Trong lúc bà cùng mọi người thắp hương (chẳng biết có phải do tiết kiệm hay không, mỗi người chỉ thắp có đúng ba nén hương thôi, không như bây giờ vào chùa, ai cũng thắp cả bó mấy chục cây, khói nghi ngút, chú tiểu phải đi lấy bớt hoài) khấn vái thành kính, thì tôi cùng mấy đứa trẻ cũng theo ông bà đến cửa thiền chạy nhảy hết sân trước đến sân sau nhà chùa. Thích nhất là lúc các bà vãi hay các bà, các ông đi lễ gọi chúng tôi đến cho lộc. Lễ dâng nhà chùa ngày rằm, ngày Tết của mọi người quê tôi đơn giản lắm, toàn là sản vật tự có của gia đình. Có nhà chỉ là đĩa hoa, nhà khá hơn đĩa xôi, nải chuối, chục oản…


Chùa làng tôi không lớn. Tên gọi của làng cũng là tên gọi của chùa. Chùa cũng không có sư trụ trì, mà chỉ có một bà vãi già đèn nhang, hương khói. Hàng ngày bà quét dọn chùa sạch như lau, tưới tắm cây cối bốn mùa xanh tốt. Ngày hè lũ trẻ con chúng tôi đi chăn trâu, cắt cỏ, thường kéo vào chùa tránh nắng. Đứng dưới bóng cây đa cổ thụ xum xuê, nghe lá rì rào hát, chúng tôi mơ mộng bao điều xa xôi. Dù nghịch như quỷ như ma ở đâu, nhưng bước đến cửa chùa, tự nhiên chúng tôi ngoan hiền ngay, chẳng biết cái linh thiêng cửa Phật đã ngấm vào tâm hồn ngây thơ tự lúc nào. Lớn thêm một chút, đi chùa cùng với bà nội, tôi nhận biết thêm một điều, chùa còn là nơi giải tỏa mọi hiềm khích của người trong làng…


Mấy mươi năm đã qua đi, hình ảnh ngôi chùa làng vẫn sống và đẹp mãi trong tôi…