Như đối với hầu hết các bài trong loạt bài “kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo”, tựa đề bài viết luôn có dấu hỏi, thể hiện một câu nghi vấn, có tính chất đặt vấn đề, để cùng nhau tìm hiểu thêm, chưa phải là một sự khẳng định dứt khoát.
Ở đây, tác giả bài viết đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất nghi vấn này. Vấn đề đang trong quá trình tìm hiểu và rất cần thông tin từ phía bạn đọc. Người viết chưa xác định một kết luận.
Khởi đầu là những trường hợp rao giảng cho mục tiêu cải đạo với các nghi lễ được tổ chức, không phải tại cơ sở tôn giáo, mà tại nhà riêng, hầu như đều đi cùng với việc ăn uống thân mật sau nghi lễ tôn giáo.
Một thiếu niên vốn là người dân tộc Khmer theo đạo Phật, trước đây tham gia những hoạt động như vậy, có kể lại rằng, các buổi sinh hoạt tôn giáo đó có sự thu hút rất đặc biệt, buộc phải tham dự, và có cảm giác “thèm”. Em cho biết, ngoài sự săn đón từ những tín đồ của đạo này, có một điều gì đó rất khó giải thích, chỉ có thể nói là “thèm” thôi.
Em cải đạo, nhưng một thời gian sau, vì hoàn cảnh, phải về quê, không còn liên hệ với những nhóm tôn giáo tại nhà như vậy. Em cho biết là trong thời gian đầu mới trở về quê, tinh thần em rất khó chịu, nặng nề khi phải xa rời hoạt động tôn giáo nói trên, với cảm giác “thèm” khó hiểu đó đeo đuổi.
Dường như may mắn, là về quê ở Trà Vinh, em này đã trở lại với đạo Phật Nam Tông.
Trường hợp khác, một thanh niên thường đi tập thể dục ở công viên Tao Đàn, tất lọt ngay vào tầm ngắm của một nhóm chuyên đi cải đạo. Họ mời về nhà ăn uống và rao giảng. Thanh niên này chưa đến nỗi cải đạo, nhưng cũng ghi nhận một sự thu hút, hấp dẫn, “thèm” một cách… khó hiểu!
Hình như là, có một cái gì đó không bình thường, không thuần túy chỉ là những tác động tinh thần ở đây. Nhưng cụ thể là gì, thì không thể trả lời, không có manh mối. Những trường hợp “thèm” đi nghe rao giảng cải đạo tại nhà riêng có ăn uống một cách bí hiểm phải để lại đó, mà không lần ra được bất kỳ lời giải thích nào.
Có thể nghi vấn, rằng có thể như một thứ thuốc nào đó, tạo ảo giác hấp dẫn và gây nghiện, đã được sử dụng trong hoạt động cải đạo tín đồ Phật giáo chăng?
Câu hỏi vẫn cứ lơ lửng không lời giải đáp cho đến khi người viết đọc thấy một thông tin trên một tài liệu đáng tin cậy. Đó là sách Tâm lý học căn bản, tác giả Roberts Feldman, Minh Đức – Hồ kim Chung biên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản. Trang 163 quyển sách nói trên có thông tin như sau: “Các tín hữu thuộc giáo hội Native American Church thường xuyên hút Peyote, một loại ma túy khiến cho nhận thức bị cải biến đi, trong các khóa lễ.
Dùng ma túy chỉ là một trong nhiều cách con người sử dụng để thay đổi trạng thái ý thức (state of consciousness), tình trạng nhận thức các cảm giác, ý tưởng và tình cảm xảy ra trong một thời gian nhất định”.
Lần theo từ khóa “Peyote” tìm kiếm trên Internet, chúng ta có thể có những kết quả rất bất ngờ. Việc một số tôn giáo sử dụng chất ma túy để phục vụ việc thu hút tín đồ là điều được một số tài liệu xác nhận.
Trang có tựa đề Peyote – Church of God viết: “Peyote là một loại thuốc tâm linh. Nó có thể mang chúng ta đến với Thiên chúa trong chúng ta, Cha trên Thiên quốc của chúng ta và Mẹ Trái đất của chúng ta”.
Đồng thời, vai trò chất Peyote cũng được xác định: “Peyote là một phép bí tích thực vật”.
Cũng trong một đề tài như trên, tác giả Aldous Leonard Huxley, trong quyển The Doors of Perception, đã viết “Christianity and mescaline seem well – suited”. Mescaline là một chất ma túy gây ảo giác. Từ điển Bách khoa mạng Wikipedia mô tả “Ảo giác được tạo ra từ Mescaline có hơi khác với LSD” (LSD, Lysergic acid diethylamide là một chất ma túy, mà cũng theo Wikipedia tiếng Anh, “Some users consider LSD a religious a Sacrament, or a powerful tool for access to the divine”, tạm dịch: “Một số người sử dụng xem xét LSD một phép bí tích tôn giáo, hoặc một công cụ mạnh mẽ để truy cập đến các thần thánh”). Chú ý: Bí tích – một khái niệm riêng của Cơ đốc giáo.
Sách của Roberts Feldman cho rằng cả LSD và Peyote đều nguy hiểm. Trường hợp ví dụ dẫn lại trong sách Tâm lý học căn bản (trang 25) kết thúc bằng một cái chết sau quá trình nghiện ngập, trộm cắp, bạo lực, kích động và tử nạn vì “lơ mơ đi trên xa lộ liên tiểu bang trong cơn say thuốc rồi bị ô tô đụng chết. Lúc ấy em mới 16 tuổi”.
LSD cũng được ghi nhận là có thể gây chết cho một con voi sau khi tiêm 297mg (tuy nhiên thí nghiệm còn tranh cãi).
Cả Mescalin và LSD được coi là giống nhau ở chỗ là nó tạo ra trạng thái được gọi là “synesthesia” với sự hỗ trợ bằng âm nhạc.
Trong mục từ “Thuốc tâm sinh lý”, Wikipedia tiếng Anh, thì dưới sự lãnh đạo của Timothy Leary, một tiến sĩ tâm lý, “phong trào tôn giáo mới bắt đầu sử dụng LSD và hallucinogen khác như là bí tích”.
Trong nội dung diễn giải tiếp theo của mục từ trên, chúng ta bắt gặp thông tin nhiều tiểu bang Mỹ bảo vệ việc tôn giáo sử dụng Peyote.
Với những thông tin sơ lược như trên, chúng ta có thể bước đầu hình dung vấn đề một số giáo phái phương Tây dùng chất tạo ảo giác và gây nghiện trong hoạt động tôn giáo của họ. Khi truyền đạo sang Việt Nam, để phục vụ mục tiêu cải đạo tín đồ Phật giáo, hay truyền đạo, làm cho tín đồ mới cải đạo phụ thuộc vào tôn giáo mới, việc sử dụng các dược chất gây nghiện là điều có thể xảy ra?
Đối với chúng ta, chất tạo ảo giác gây nghiện, nếu không muốn nói là ma túy là một điều đáng sợ, nhưng với một số quan điểm tôn giáo ở phương Tây, đó là chuyện bình thường, Mục từ “Arguments for against drug prohibition”, phần “Tinh thần và Tôn giáo”, những tác dụng của chất gây nghiện tạo đồng cảm trong nội bộ giáo hội đã được mô tả (1). Sử dụng chất gây nghiện để đoạt lấy tín đồ từ tôn giáo bản địa không phải là ngoài tầm tay những giáo phái đến từ phương Tây.
Như đã nói, vấn đề còn trong quá trình gợi ý để tìm hiểu thêm. Mong nhận được nhiều ý kiến, thông tin bổ ích, quý giá của bạn đọc.
MT
1. Câu trước đó: “In some religious practice, drugs are sometimes used as a conduit to an oceanic feeling or divine union, equated with mysticism or entheogenic (“that which cause God to be within an invidual”) experiences”.