Phật giáo ảnh hưởng khá mạnh mẻ trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trung Hoa, do đó các lọai hình văn hóa Phật giáo được khai thác triệt để thông qua các bô môn nghệ thuật (sân khấu; điện ảnh…). Đáp ứng nhu cầu giải trí, cũng như tìm hiểu những vấn đề nội hàm của triết lý nhà Phật đối với mọi người. Kungfu Thiếu lâm là một tông phái Phật giáo có lịch sử lâu đời, là niềm tự hào của Phật giáo Trung Quốc, có sự ảnh hưởng mạnh mẻ đến công đồng người trên tòan thế giới về tinh thần thượng võ, cứu độ chúng sinh, dẹp ác trừ tà…v..v..
Thiếu Lâm có tới hơn 10 phân viện (hệ phái) khác nhau, như phân viện Hòa Lâm (Mông Cổ), phân viện Bàn Sơn (Tiên huyện, Hà Bắc), phân viện Trường An, phân viện Thái Nguyên, phân viện Lạc Dương, Cửu đình Liên hoa sơn tại Sơn Đông, Bát Phiên Xã tại Đài Loan, Nga Mi sơn tại Tứ Xuyên và phân viện ở Ngũ Đài Sơn v.v… Tuy phân hoá ở từng vùng khác nhau nhưng các phân viện đều coi Tung Sơn Thiếu Lâm là căn bản. Tung Sơn Thiếu Lâm Tự không chỉ riêng là tổ đình mà còn là nơi tàng trữ những yếu quyết chính xác nhất trong kỹ thuật chính thống Thiếu Lâm phái. Tàng Kinh Các của Tung Sơn Thiếu Lâm Tự vẫn bảo tồn được nhiều trước tác của Đạt Ma Tổ Sư, đặc biệt là “Dịch cân kinh” và “La Hán quyền”. Thiếu Lâm Tung Sơn có đến 72 tuyệt kỹ công phu và Võ Đang có Tứ Đại Công Pháp. Đó đều là những tuyệt học truyền thừa của 2 võ phái lớn nhất này. Còn Ngũ Đài trân tàng bí bản là của phân viện Ngũ Đài Sơn. Với hệ thống hình thành phân nhánh thành nhiều hệ phái khác nhau cho thấy Thiếu Lâm Kungfu đa dạng và phong phú về mặt nội dung, trong đó sự thể hiện tinh thần thượng võ, ái quốc luôn được đề cao, dù ở bất cứ hệ phái nào.
Gần đầy hàng lọat phim thuộc đề tài Thiếu Lâm được dàn dựng và đầu tư lớn, một cách công phu hòanh tráng do các công ty tư nhân phối hợp với môn phái thiếu lâm sản xuất như: Phim Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm truyền kỳ; Thiếu Lâm tăng binh, Kungfu..v..v.. và một số show diễn tại các nhà hát lớn. Hình ảnh Thiếu Lâm Kungfu không chỉ nằm ở ranh giới trong nước nữa mà lang nhanh khắp thế giới.. Điều này cho thấy sự truyền bá hình ảnh Thiều Lâm tự của người Trung Quốc rất mạnh mẽ và có chiến lược. Họ không chỉ nghĩ Thiếu Lâm kungfu là nét văn hóa riêng của Phật giáo Trung Quốc, mà Thiếu Lâm Kungfu đã trở thành bản sắc văn hóa của họ thông qua các lọai hình biểu diễn văn hóa dân tộc. Có nhiều người theo quan điểm chính thống cho rằng : Thiếu Lâm Kung Fu “lên sàn”, bị thương mại hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, mất đi nét truyền thống vốn dĩ sẳn có của nó. Cũng có người cho rằng : Hình thức quảng bá Thiếu Lâm KungFu là một điều cấn thiết nhằm phát triển và bảo lưu môn võ thuật đặc sắc này, cũng như truyền bá tinh thần phật giáo trên mặt trận truyền thông đại chúng.
Kailuo – người Runei bày tỏ : “Thiếu lâm là “bộ môn nghệ thuật” mà tôi rất thích, nó có một cái gì đó rất huyền bí khiến người ta phải tìm hiểu, thể hiện sức mạnh tôn giáo qua tinh thần tự giác làm chủ. Tôi xem các hòa thượng biểu diễn nhiều lần, nhưng khi xem lại vẫn y như cảm giác ban đầu – thích thú và không nhàm chán”. Còn sư phụ Thế Nghiêm Minh người kiến lập “Thiếu Lâm tự tại Mỹ trả lời tờ Tin Tức New York rằng: “Mỗi người đều có công việc, trách nhiệm, những mối quan hệ giao tế và rất nhiều vấn đề cần xử lý…, Kungfu không chỉ giúp chúng ta rèn luyện thân thể mà còn là để tu bổ tinh thần”.
Dẫu Thiếu lâm Kungfu được quảng bá ở lĩnh vực nào hay bị cho rằng thượng mại hóa – “lên sàn”, song với góc độ truyền thông đại chúng mà nói, thì những người thực hiện các chương đó vẫn muốn gởi đến người xem tinh thần Phật giáo sâu sắc trong triết lý nhân sinh mà đức phật, chư tổ muốn gởi gấm. Triết lý ấy là những hình ảnh , thế võ; những mẫu chuyện rất đời thường, nhưng đậm đà đạo lý làm người, yêu quê hương đất nước, phổ đạo chúng sinh, chúng đã phá bỏ rào cản của ranh giới tôn giáo đi vào từng ngỏ ngách của đời sống con người. Khi xem những hình ảnh ấy trên phương tiên truyền thông, người ta cảm giác Phật giáo luôn luôn tồn tại trong đời sống – phật giáo của nhân gian.
Theo thống kê của tờ Tin tức New York, năm 2004 có khoảng 690 vạn dân Mỹ chọn học “Kungfu Trung Quốc”, tăng 120 vạn người so với năm 2000. Người Mỹ đến USA Shao lin Temple (Thiếu Lâm Tự USA) để luyện tập các môn Kungfu truyền thống Trung Quốc như khí công, lộn nhào, cước… Không ít người dân New York xem nơi này là nơi tốt nhất để luyện tập sức khỏe cho cơ thể và tinh thần.
Bất luận là người có tin ngưỡng hay không tín ngưỡng, điều quan trọng của người làm chương trình là biết khơi được tín tâm của quấn chúng qua sự khai thác một gốc độ nào đó trong đời sống phật giáo, đấy cũng là một trong những phương pháp truyền bá chính pháp mà người Trung Quốc muốn đưa Phật giáo trở thành nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Kungfu có thực sự “lên sàn” không? Điều đó rất cần thời gian để tìm hiểu và lý giải, song hiệu ứng kéo được hàng nghìn khán giả đến xem các buổi diễn Kungfu Thiếu Lâm là vấn đề ta cần suy ngẩm – một phương tiện truyền bá chánh pháp hữu hiệu trong đời sống công nghiệp, khủng hỏang niềm tin hiện nay.
Một số hình ảnh :
Khung quảng cáo biểu diễn thiếu lâm Kungfu
Khán giả chụp ảnh lưu niệm
Bên trong nhà hát biểu diễn thiếu lâm Kungfu