Trang chủ Tu học Lời Phật dạy Kinh Phật nói về chính trị và quyền lực

Kinh Phật nói về chính trị và quyền lực

122

Những công trình có uy tín về Phật giáo cũng căn cứ vào tài liệu này khi nói về Phật giáo và chính trị (thí dụ, sách “Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX” của TS Nguyễn Quốc Tuấn, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2012).

Tuy nhiên, bài viết “Phật giáo và chính trị” của hòa thượng Dhammananda còn nhiều nhược điểm:

–    So với tầm vóc và vị trí của vấn đề, bài viết “Đạo Phật và Chính trị” còn sơ lược, chỉ mới nêu ra một số điểm tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích những luận điểm ở mức chi tiết.

–    Do là một bài viết tổng quát, nên hòa thượng Dhammananda tuy bám vào các bộ kinh Phật để lập luận, nhưng chỉ đi thoáng qua, với những trích dẫn, mà không tìm hiểu trọn vẹn từng bài kinh, chưa tìm hiểu hoàn cảnh dẫn đến việc Phật thuyết kinh, diễn tiến sự việc trong kinh để dẫn tới văn kinh bàn luận, đúc kết.

–    Quan hệ chính trị với tôn giáo được đề cập đến một cách chung chung, nên chưa phản ánh thực trạng phức tạp của các tôn giáo trong mối liên hệ với chính trị. Chiều chính trị lợi dụng tôn giáo được đề cập, nhưng chiều tôn giáo lợi dụng chính trị, đưa chính trị vào hoạt động của mình, gắn liền tôn giáo với chính trị (như xu hướng Hồi giáo ở một số quốc gia), đã chưa được nghiên cứu. Vì vậy, bài viết chưa đem đến một cái nhìn toàn diện.

–    Việc trích dẫn các kinh có liên quan thiếu nhất quán, có kinh đi sâu vào từng bài kinh nhỏ, như kinh Chuyển luân thánh vương Sư tử hống trong kinh Trường bộ Kinh Kutatanta, cùng trong kinh Trường bộ. Có kinh lại chỉ nêu chung tên kinh bộ, như những đoạn trích nói là từ Kinh Trung bộ, đặt trong dấu ngoặt kép, nhưng không nói rõ bài kinh cụ thể, nên rất khó tra cứu. Có đoạn đặt trong ngoặt kép, được nói là Phật dạy nhưng không chú thích xuất xứ.

Vì vậy, để vấn đề được tìm hiểu chi tiết hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu các bài kinh Phật nói về chính trị. Trong bài kinh được giới thiệu ở đây, chúng ta sẽ thấy Đức Phật có quan niệm một cách rõ ràng về những vấn đề trong hoạt động chính trị, nhất là vấn đề quyền lực.

Đúng như Hòa thượng Dhammananda nhận định: “Đức Phật là bậc Giác ngộ, vượt lên trên mọi vấn đề của thế gian”. Tuy nhiên trong suốt cuộc đời hoằng dương chính pháp, ngài luôn luôn có những lời dạy quý báu cho các quốc vương và triều đình để quản trị tốt xứ sở của họ” (Bài “Phật giáo và chính trị”, trong sách “What Buddhists Believe”, Bình Anson dịch).

Nhưng chúng tôi không nghĩ như hòa thượng Dhammananda, rằng Đức Phật dạy để quốc vương và triều đình “quản trị tốt xứ sở của họ”, mà mục tiêu mà Đức Phật nhắm đến là toàn thể người dân chịu sự cai trị của chính quyền. Điều mà Đức Phật muốn là lợi lạc cho số đông này, chứ không phải chỉ làm lợi cho việc cai trị của quốc vương và triều đình.

Bài kinh được giới thiệu ở đây thuộc Kinh Tiểu bộ, tập IX, trong Đại Tạng kinh Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, xuất bản 2004 (từ trang 9, thuộc Phẩm Bốn mươi bài kệ”), có nhan đề “Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuma)”. Trong các bản kinh là chuyện tiền thân đức Phật, nội dung giáo lý được phát biểu gián tiếp qua lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật (con người hay động vật) được Phật xác định là tiền thân của chính Đức Phật và các vị thánh tăng đại đệ tử của Đức Phật.

Trong bài kinh “Chuyện ba con chim”, Đức Phật đã xác định một nguyên tắc quan trọng trong việc trị nước: “Thưa Đại vương, một vị vua phải cai trị vương quốc chân chánh, vì bất cứ khi nào các quân vương bất chánh thì quần thần cũng bất chánh theo”

Trong bài kinh nói trên, các vấn đề cụ thể về mặt chính sự như sau đã được đề cập:

–    Yêu cầu tiết kiệm

–    Yêu cầu bảo vệ, gìn giữ công khố quốc gia

–    Yêu cầu quan lại thanh liêm, không tham nhũng.

Đặc biệt hơn nữa, chim Jabuka đã đưa ra sự phân loại và đánh giá về các loại sức mạnh. Sức mạnh các loại quyền lực đã được liệt kê từ thấp nhất đến cao nhất.

1.    Sức mạnh cơ bắp (trong bài kinh gọi là “sức mạnh tứ chi”)

2.    Sức mạnh tiền bạc (trong bài kinh gọi là “quyền lực kim ngân”)

3.    Sức mạnh ngôn ngữ (trong bài kinh gọi là “lực của lời khuyên”)

4.    Sức mạnh của địa vị xã hội (trong kinh gọi là “giai cấp”, “đệ tứ quyền”, có thể hiểu là quyền từ giai cấp bậc trên xã hội, theo phân cấp xã hội Ấn Độ).

5.    Sức mạnh của trí tuệ, là sức mạnh cao nhất, trong bài kinh gọi là “khả năng trí tuệ”.

Đọc những bài kệ với nội dung chỉ ra tầm mức các loại sức mạnh trong chính sự qua bài kinh “Chuyện ba con chim” nói trên, chúng tôi cảm thấy vô cùng thú vị. Bài “Đạo Phật và Chính trị” của Hòa thượng Dhammananda có một thiếu sót lớn là không đề cập đến quan điểm đánh giá sức mạnh chính trị của Đức Phật qua việc bỏ qua không nhắc đến bài kinh “Chuyện ba con chim”, dù vẫn nhắc tới những lời dạy quý báu của Đức Phật đối với quốc vương, đại thần.

Đáng lưu ý, chim Jambuka, chim nói lời kệ nêu và xếp loại thứ tự tác dụng các loại sức mạnh, chính là tiền thân Đức Phật Thích ca Mâu ni.

Xu hướng của những nhà nghiên cứu hiện nay là chú ý đến các lời dạy trực tiếp của Đức Phật, vì nó dễ dàng khi trích dẫn “Đức Phật nói”, mà thường bỏ qua những lời phát biểu gián tiếp của Đức Phật, mà cụ thể ở đây là lời kinh trong Kinh Tiểu bộ, phần các câu chuyện tiền thân, nhưng trường hợp bài kinh “Chuyện ba con chim” đang được nói đến ở đây. Như thế, chúng ta sẽ bỏ qua những quan điểm có thể rất quan trọng và giá trị của Phật giáo.

Quan điểm của Đức Phật về xếp loại tác động sức mạnh như chúng ta đang tìm hiểu, tuy được phát biểu đã 25 thế kỷ, nhưng không khác gì quan điểm của các nhà triết học và chính trị học hiện nay.

Quan điểm của Đức Phật về thứ bậc các loại sức mạnh không những có thể áp dụng trong hoàn cảnh chính trị, như bối cảnh dẫn đến vấn đề trong bài kinh, mà còn có thể áp dụng hiệu quả trong nhiều lãnh vực khác nhau, có thể là rất rộng, như đối với đời sống, xã hội.

Theo thông lệ dẫn chứng khi nghiên cứu kinh Phật, dưới đây chúng tôi giới thiệu toàn văn bài kinh “Chuyện ba con chim”. Chúng tôi quan niệm rằng đối với kinh Phật, khi dẫn chứng, nên hạn chế tránh việc “đoạn văn thủ nghĩa”, mà nên cố gắng dẫn chứng toàn bộ bài kinh để tránh trường hợp có thể làm hiểu sai ý Phật.

“521. CHUYỆN BA CON CHIM
(Tiền thân Tesakuna)
Điều này cha muốn hỏi Ves-san …,
Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên, về việc giáo giới vua Kosala.
Bấy giờ vị vua này đến nghe thuyết pháp và bậc Đạo Sư bảo vua như sau:
– Thưa Đại vương, một vị vua phải cai trị vương quốc chân chánh, vì bất cứ khi nào các quân vương bất chánh thì quần thần cũng bất chánh theo.
Và khi giáo giới vua theo Chánh đạo như đã kể trong Chương Bốn, Ngài nêu ra những khổ đau liên hệ đến việc theo ác đạo, hoặc hạnh phúc liên hệ đến việc từ bỏ ác đạo và trình bày đầy đủ chi tiết nỗi bất
* Trang 9 *
 
hạnh phát sinh từ dục lạc, vừa so sánh dục lạc với cơn mộng hoặc đại loại như thế, Ngài vừa bảo:
– Trong trường hợp những người ở đời này:
Không bạc tiền mua chuộc được Tử thần,
Không từ tâm làm lắng dịu Ma quân,
Không ai thắng trong chiến trường Thần chết,
Vì tất cả đều có ngày tiêu diệt.

Và khi bước sang thế giới bên kia, trừ các thiện nghiệp công đức của riêng mình, con người không có một nương tựa vững chắc nào khác, vì vậy con người cần phải từ bỏ các mối quan hệ hạ liệt, và vì thanh danh của mình, con người không được buông lung phóng dật, mà phải tinh cần thực hành giới luật chân chánh, giống như các vị vua ngày xưa, trước khi Đức Phật ra đời, đã an trú vào lời dạy của các bậc trí, cai trị đúng pháp và lúc từ trần đạt đến cõi thiên.

Và theo lời thỉnh cầu của vua, Ngài kể một chuyện quá khứ.

*
Ngày xưa khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại không có con kế vị, và lời vua cầu xin vương tử

* Trang 10 *
 
hoặc công chúa đều không được đáp ứng. Bấy giờ một hôm vua cùng đám quần thần hộ tống đông đảo đến ngự viên, và sau khi du hí nữa ngày trong vùng ấy, ngài bảo trải sàng tọa cho ngài nằm dưới gốc cây Sàla vương giả. Sau một giấc ngủ trưa ngắn, ngài thức dậy và nhìn lên cây Sàla, ngài thấy một tổ chim trên đó. Vừa chợt thấy nó, một ước muốn chiếm tổ chim kia nảy sinh trong lòng, ngài truyền gọi một vị hầu cận đến bảo:

– Hãy trèo lên cây xem thử có gì trong tổ không?

Người ấy trèo lên, thấy có ba quả trứng trong đó, liền trình vua. Ngài phán:

– Vậy khanh hãy cẩn thận đừng thổi hơi vào chúng. Ngài bảo.

Rồi trải một ít vải trong một cái hộp, ngài dặn người ấy đi xuống nhẹ nhàng, và đặt trứng vào trong đó.

Khi trứng đã được đưa xuống xong, ngài cầm hộp đến hỏi đám cận thần xem các trứng này thuộc giống chim gì. Họ đáp:

– Chúng thần không biết, song đám thợ săn sẽ biết.

Vua truyền gọi các thợ săn đến hỏi. Họ đáp:

– Tâu Đại vương, một trứng chim cú, một trứng khác là chim may nha và trứng thứ ba là chim anh vũ hét.

* Trang 11 *
 
– Có ba loại trứng khác nhau trong một tổ chim ư?

– Tâu Đại vương, phải, khi không có gì đáng lo ngại thì vật gì được khéo sắp đặt sẽ không hư hoại được.

Vua đẹp ý bảo:

– Chúng nhất định sẽ là các con trẫm.

Rồi giao ba quả trứng cho ba vị quan trong triều chăm sóc, ngài bảo:

– Đây sẽ là các con trẫm. Các khanh hãy cẩn thận chăm nom chúng và khi nào chim non nở ra khỏi vỏ, hãy báo tin cho trẫm.

Ba vị chăm sóc trứng rất chu đáo. Trước tiên trứng chim cú được ấp nở và vị quan đầu đi tìm một người thợ săn bảo:

– Hãy xem chim non này thuộc giống gì, nó là chim trống hay mái.

Khi kẻ ấy xem xét xong, tuyên bố đó là chim trống, vị quan đến trình vua:

– Tâu Đại vương, một vương nhi đã ra đời.

Vua hài lòng, ban thưởng ông nhiều vàng bạc và bảo:

– Hãy chăm sóc các con trẫm cẩn thận và đặt tên
* Trang 12 *
 
nó là Vessantara.

Rồi ngài bảo ông ra về. Ông làm những việc được giao.

Sau đó vài hôm, trứng chim maynah được ấp nở, vị quan thứ hai cũng vậy, sau khi bảo một thợ săn xem xét nó và nghe đó là chim mái, liền đi tâu trình vua một công chúa ra đời. Vua đẹp ý ban thưởng nhiều vàng bạc và bảo:

– Hãy chăm nom con gái trẫm thật cẩn thận và đặt tên nó là Kundalini.

Ngài lại bảo ông ra về. Ông cũng làm những việc được dặn.

Sau đó vài hôm nữa, trứng chim anh vũ được ấp nở và vị quan thứ ba, sau khi được người thợ săn xem xét kỹ, nói đó là chim trống, liền đi tâu vua một vương tử mới ra đời. Vua hoan hỷ ban thưởng rộng rãi và bảo:

– Hãy làm lễ tôn vinh vương tử của trẫm thật long trọng và đặt tên nó là Jambuka.

Rồi ngài bảo ông ra về. Ông làm theo lời dặn.

Ba con chim này lớn lên trong nhà ba vị quan ấy giữa mọi lễ nghi thích hợp với hoàng gia. Vua thường gọi chúng là “con trai trẫm”, “con gái trẫm”.

* Trang 13 *
 
Các triều thần thường nói đùa với nhau:

– Hãy xem chúa thượng làm kia: ngài cứ đi quanh nói chuyện về bầy chim như các con của ngài vậy.

Vua suy nghĩ: “Quần thần nầy không biết mức độ trí tuệ của các con ta. Ta muốn chứng tỏ việc nầy cho họ thấy.”

Vì thế ngài truyền một vị cận thần đến bảo Vessantara:

– Phụ vương muốn hỏi vương tử một câu. Vậy khi nào ngài có thể đến hỏi được?

Vị ấy đến chào Vessantara và đưa lời vua truyền. Vessatanra mời vị quan chăm sóc mình đến và nói:

– Họ bảo phụ vương ta muốn hỏi ta một câu. Khi ngài đến, chúng ta phải bày tỏ tất cả lòng tôn kính đối với ngài.

Và chim hỏi thêm:

– Vậy khi nào phụ vương có thể đến?

Vị quan đáp:

– Xin mời Đại vương đến vào ngày thứ bảy kể từ hôm nay.

* Trang 14 *
 
Vessatara nghe vậy liền bảo:

– Xin mời phụ vương đến vào ngày thứ bảy kể từ nay.

Cùng với những lời này, chim bảo ông ra về. Ông đi đến trình vua. Vào ngày thứ bảy, vua truyền đánh trống khắp kinh thành và đi đến nhà vương nhi của ngài đang cư ngụ.

Vessatara tiếp đãi phụ vương vô cùng cung kính và tỏ ra hết lòng quý trọng ngài cả đám nô tỳ và gia nhân. Sau khi vua ngự yến tiệc tại nhà Vessatara và thọ hưởng mọi sự chiêu đãi trọng thể, ngài ra về cung thất của ngài.

Sau đó ngài truyền dựng một cái đình lớn trong sân chầu và truyền đánh trống khắp kinh thành báo tin xong, ngài ngự vào cái đình nguy nga lộng lẫy được quần thần đông đảo vây quanh, rồi bảo một vị quan đưa Vessatara đến yết kiến ngài. Vị ấy đặt Vessantara lên một kim đôn. Con chim đậu lên lòng phụ vương và chơi với ngài, xong bay qua đậu lên kim đôn ấy.

Rồi giữa đám quần thần, vua ngâm vần kệ đầu hỏi chim về phận sự quân vương:

1. Điều nầy cha muốn hỏi Ves-san,

Cầu chúc cho con yêu được lạc an:

* Trang 15 *
 
Với một vị vua mong trị nước,

Sống sao tốt đẹp nhất trần gian?

Vessantara không trả lời trực tiếp câu hỏi trên, mà khiển trách vua cha về tính buông lung phóng dật, và ngâm vần kệ thứ hai:

2. Kam-sa, chúa tể xứ Kà-si,

Phóng dật buông lung đã lắm khi,
Thúc dục con, dù đầy nhiệt huyết,
Phải luôn tỏ nhiệt huyết tràn trề.

Chim khiển trách vua qua vần kệ này và bảo:

– Tâu Đại vương, một vị vua phải cai trị đất nước đúng Chánh pháp và tuân thủ ba chân lý này.

Rồi chim ngâm các vần kệ nói về phận sự quân vương:

3. Trước hết vị vua phải vứt đi,
Mọi điều giả dối, giận, khinh khi,
Phải làm những việc cần hành động,
Nếu chẳng làm xong, sẽ lỗi thề.

4. Nếu trước kia đi lạc hướng tà,
Vì tham sân hướng dẫn đường vua,
Rõ ràng phải sống ăn năn tội,
Luyện tập để đừng phạm lỗi xưa.
* Trang 16 *
 
5. Khi vua trị nước quá buông lung,
Đối với thanh danh, chẳng thật chân,
Mọi sự phồn vinh đều biến mất,
Chỉ còn ô nhục với hôn quân.

6. Thần nữ Cát tường với Vận may,
Khi con hỏi, đã đáp như vầy:
“Chúng ta thích hạng người can đảm,
Nghị lực, thoát ly tật đố này”.

7. Rủi ro luôn phá hoại phồn vinh,
Thích những người làm các ác hành,
Những kẻ nhẫn tâm đầy độc ác,
Trong tâm ganh tỵ cứ dần sinh.

8. Thân thiết mọi người, tấu Đại vương,
Để cho mọi sự được an toàn,
Tránh xa Vận rủi, song làm chỗ,
An trú Vận may thật vững vàng.

9. Con người tốt số lại can trường,
Ngự trị Kà-si, chính phụ vương,
Tiêu diệt địch quân từ gốc ngọn,
Hiển nhiên sẽ đạt đại vinh quang.
* Trang 17 *
 
10. Thiên chủ Ska-ka mãi ngắm trông,
Tấm lòng can đảm ở phàm nhân,
Vì ngài giữ vững lòng can đảm,
Nhận thức đó là chính thiện lương.

11. Thác-bà, Thiên chúng lẫn loài người.
Ca ngợi minh quân ấy hết lời,
Các bậc thần linh đều ủng hộ
Tán dương nhiệt huyết lẫn anh tài.

12. Nỗ lực làm bao việc chánh chân,
Dù ai phỉ báng, chẳng buông lung,
Chuyên tâm tinh tấn làm điều thiện,
Phóng dật chẳng mong đạt phước phần.

13. Đây là phận sự của quân vương,
Dạy bảo phụ vương bước đúng đường,
Đủ đạt phước phần cho thiện hữu
Hoặc mang sầu não đến cừu nhân.

Như thế chim Vessantara đã khiển trách vua phóng dật trong một vần kệ, rồi ngâm mười một vần kệ nữa để trả lời câu hỏi của vua với vẻ kỳ diệu của một vị Phật. Tâm quần chúng tràn đầy thích thú lẫn kinh ngạc chưa từng có và vô số tiếng reo tán thán vang dậy.
* Trang 18 *
 
Vua xúc động với niềm hân hoan liền hỏi quần thần phải làm gì cho vương tử vì đã nói như vậy. Họ đáp:

– Tâu Đại vương, vương tử phải được phong chức đại tướng quân.

– Tốt lắm, trẫm ban cho vương tử chức đại tướng. Ngài phán.

Và Ngài bổ nhiệm Vessantara vào chức vụ còn trống ấy.

Từ đó về sau, ở địa vị, vương tử thực hành mọi ước của phụ vương. Đến đây chấm chuyện về câu hỏi chim Vessantara.

*

Sau vài ngày nữa, cũng như trước kia, vua gởi thông điệp đến Kundalinì, và vào ngày thứ bảy, ngài ngự đến thăm chim con rồi trở về cung, ngự giữa ngôi đình và truyền đưa Kundalinì đến yết kiến ngài. Khi chim này đã đậu trên kim đôn, ngài ngâm vần kệ hỏi chim về phận sự quân vương:

14. Kun-da-li, ái điểu hoàng gia,
Con hãy đáp câu hỏi của cha:
Kẻ muốn lên ngôi vua trị nước,
Sống sao tốt nhất cõi người ta?
* Trang 19 *
 
Khi vua cha hỏi chim về phận sự của một quốc vương như thế, chim con đáp.

– Tâu phụ vương, con chắc phụ vương muốn thử con vì nghĩ rằng: “Nữ nhi có thể bảo ta việc gì nào?”. Vậy con xin đáp lời phụ vương bằng cách đặt mọi phận sự quân vương vào đúng hai phương châm.
Và chim ngâm các vần kệ sau:

15. Vấn đề được đặt, hỡi thân bằng,
Trong cặp phương châm thật rõ ràng:
Gìn giữ những gì ta phải đạt,
Tránh xa những việc chẳng nên làm.

16. Quốc sư hãy chọn các hiền nhân,
Thấy lợi ích vua thật rõ ràng,
Không phóng đãng và không phí phạm,
Thoát ly cờ bạc, rượu say nồng.

17. Người vậy hộ phòng vua chánh chân,
Nhiệt tình bảo vệ các kho tàng,
Như người điều ngự vương xa ấy,
Lèo lái giang sơn đến phú cường.

18. Luôn trị thần dân thật khéo khôn,
Giữ gìn đúng đắn các kho lương,
* Trang 20 *
 
Đừng giao kẻ khác cho vay mượn,
Phải tự mình làm đúng kỷ cương.

19. Những ích lợi hay việc hại mình,
Đại vương phải biết thật phân minh,
Phải chê trách kẻ mang lầm lỗi,
Khen thưởng những người thật xứng danh.

20. Và chính bản thân, tấu Đại vương,
Dạy thần dân mọi nẻo hiền lương,
Kẻo e quốc độ cùng tài sản,
Phải hóa mồi quan lại ác gian.

21. Canh phòng hành động của vua quan,
Cẩn thận, đừng nên quá vội vàng,
Vì kẻ ngu làm không nghĩ ngợi,
Về sau chắc chắn sống ăn năn.

22. Ta chẳng bao giờ được hận sân,
Vì chưng sân hận vỡ tràn lan,
Liền đem nguy hại cho vua chúa,
Đánh bại người kiêu mạn nhất trần.

23. Phải biết chắc rằng bậc Đại vương,
Đừng đưa dân chúng bước sai đường,
* Trang 21 *
 
E rằng tất cả người nam nữ,
Sa đọa vào trong biển khổ buồn.

24. Khi vua dứt bỏ mọi lo toan,
Dục lạc là nguồn sống bản thân,
Tài sản, kho tàng đều mất hết,
Chỉ còn ô nhục với hôn quân.

25. Đây là nhiệm vụ của quân vương
Chỉ dạy phụ vương bước đúng đường,
Thực hiện chuyên tâm toàn thiện nghiệp,
Chống điều quá độ, thói hoang toàng,
Hộ phòng giới hạnh, vì lầm lỗi
Luôn dẫn đến đau khổ đoạn trường.

Như vậy Kundalinì cũng dạy phận sự quân vương trong mười một vần kệ. Vua thích thú hỏi quần thần:

– Phải ban thưởng gì cho ái nữ của trẫm vì đã nói như vậy?

– Tâu Đại vương, ban chức thủ ngân khố.
Và ngài chỉ định Kundalinì vào địa vị còn trống ấy. Từ đó chim này giữ chức vụ trên và làm việc cho vua.
* Trang 22 *
 
Đến đây chấm dứt chuyện về câu hỏi chim Kundalinì.
*
Sau chừng vài ngày, cũng như trước kia, vua truyền sứ giả đến gặp bậc trí điểu Jambuka, rồi khi ngài đến viếng nhà con vào ngày thứ bảy và đã được chiêu đãi trọng thể tại đó, ngài trở về cung và cũng như trên, ngài ngự vào bảo tọa giữa đình. Một vị triều thần đặt bậc trí điểu Jambuka trên một kim đôn rồi đến mang kim đôn lên đầu mình.

Chim anh vũ thông thái ngồi trong lòng phụ vương, chơi với ngài rồi sau cùng đậu trên kim đôn ấy. Khi đó vua ngâm vần kệ hỏi chim:

26. Chúng ta đã hỏi đủ hoàng huynh,
Công chúa Kun-da-li đẹp xinh,
Đến lượt Jam-bu-ka hãy nói,
Cho cha biết lực tối cao minh.

Như vậy vua, trong lúc đặt vấn đề với bậc Đại Sĩ, đã không hỏi theo cách vua đã hỏi hai chim kia, mà hỏi theo một cách đặc biệt. Lúc ấy con chim thông thái bảo ngài:

– Tốt lắm, tâu phụ vương, xin hãy lắng nghe kỹ, con sẽ trình phụ vương tất cả.
Rồi giống như một người đặt chiếc túi đựng một
* Trang 23 *
 
ngàn đồng tiền vào một bàn tay mở rộng, chim bắt đầu thuyết giảng phận sự của quân vương:

27. Giữa bao người vĩ đại trên trần,
Năm lực này, ta thấy rõ ràng:
Sức mạnh tứ chi là thấp nhất,
Kế là quyền lực của kim ngân.

28. Thứ ba là lực của lời khuyên,
Giai cấp hiển nhiên đệ tứ quyền,
Tất cả điều này, người có trí,
Sẽ đều công bố thật đương nhiên.

29. Lực tối ưu trong các lực này,
Khả năng trí tuệ chính là đây,
Nhờ vào uy lực này, người trí,
Thành tựu phần mình tốt đẹp thay.

30. Ví thử quốc gia đại phú cường,
Rơi vào tay của một ngu nhân,
Một người khác sẽ dùng cường bạo,
Chiếm nước, gây bao nỗi oán hờn.

31. Dù quân vương quý tộc cao sang,
Phận sự chính là ngự trị dân,
* Trang 24 *
 
Vua ấy quả là rất khó sống,
Nếu vua chứng tỏ trí ngu đần.

32. Trí tuệ xét xem các việc làm,
Làm cho danh vọng mãi tăng dần,
Người nào trí tuệ đầy thông thái,
Vẫn thấy vui dù gặp khổ buồn.

33. Không ai sống phóng dật buông lung,
Lại có thể nào đạt trí thông,
Nhưng phải theo lời khuyên bậc trí,
Nếu không, sẽ mãi mãi ngu đần.

34. Ai dậy sớm, luôn giữ đúng thời,
Chuyên tâm không mỏi mệt, vui tươi,
Làm bao phận sự đang mời gọi,
Chắc chắn thành công ở giữa đời.

35. Ai hướng tâm vào việc tổn thương,