Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Giáo chủ, là thầy của cả cõi Ta Bà. Giáo lý của ngài vô lượng vô biên. 49 năm thuyết Pháp, Đức Phật đã để lại cho chúng ta đến 84 ngàn pháp môn để đối trị lại với 84 ngàn nghiệp chướng của chúng sinh, tùy theo căn cơ của chúng sinh mà Ngài đã thuyết Pháp.
Ngày nay chúng ta vẫn còn có thể tiếp nhận được giáo lý ấy tương đối trọn vẹn ý nghĩa bởi người xưa đã không giám mang Kinh Phật ra để chỉnh sửa. Họ rất thông minh và trí tuệ hơn chúng ta là chỗ này, bởi họ biết rằng, nếu như đời nào cũng đem kinh của Phật ra để tùy tiện chỉnh sửa mỗi đời một tí cho phù hợp với thời đại thì ý nghĩa của Kinh sẽ bị người sau hiểu một cách sai lạc, mỗi đời đều chỉnh sửa rồi hiểu sai đi một tí thì ôi thôi Phật Pháp đã bị hủy diệt từ lâu rồi chứ đâu còn có thể trụ thế thêm đến 9 ngàn năm về sau nữa như các sách Phật học nói đến.
Tôi thiển nghĩ, việc chỉnh sửa cho phù hợp với cái hiểu của chúng sinh cũng có thể cần thiết nhưng công việc này chỉ Phật, Bồ Tát tái lai mới có thể làm nổi. Việc hiểu Kinh chúng ta cần phải tham cứu chú nghĩa Kinh. Ví dụ như Chú nghĩa Kinh A Di Đà của Đại sư Quảng Khâm (1892-1986) và Chú nghĩa Kinh A Di Đà của Chánh Sĩ.
Chúng ta hãy xem đoạn văn này của Tác giả Nghiêm Minh Kiên có đoạn tôi thấy không ổn:
“Ngươi xem tánh Địa, thô là đại địa, tế là cực vi trần, cho đến cực vi là lân hư trần, là sắc tướng nhỏ tột, nếu phân tách nữa thì thành tánh hư không.”
Có thể được diễn đạt thành:
“Ngươi hãy xem bản chất của những vật chất thuộc về nhóm Địa, từ mức vĩ mô là quả địa cầu, đến mức vi mô là các hạt bụi cực nhỏ, rồi cho đến mức siêu vi là các phần tử siêu nhỏ cận kề với hư không, là mức nhỏ tột cùng, nếu phân tách ra nữa thì thành hư không.”
“Đại Địa” được dịch là “quả Địa cầu” thì vô hình dung chúng sinh thời Đức Phật còn tại thế đã biết đến trái đất hình cầu rồi chứ đâu cần phải đợi đến ngày ông Galile (1564 – 1642) bị treo trên dàn hỏa thiêu mới đánh động cho thế giới biết một trái đất có thân hình cầu.
Việc dịch Kinh rất cần thiết từ Hán ngữ sang Việt ngữ hay từ Phạn ngữ sang Việt ngữ. Nhưng có những khi ngôn ngữ khi được dịch sang Việt ngữ cũng đã làm cho cái nghĩa của nó bị hiểu hẹp lại như từ “Pháp Luân Xa” sang “Bánh Xe Pháp” bị ngôn ngữ hiện đại giới hạn nó ở một cái bánh xe thông thường mà chúng ta vẫn thấy, còn Pháp Luân Xa khiến chúng ta hình dung đến sự luân chuyển của Pháp Phật đến tận hư không các pháp giới.
Mặt khác dịch kinh sang ngôn ngữ hiện đại cũng có thể làm cho trẻ con đọc cũng hiểu bởi chúng hiểu như các chuyện cổ tích thì tai hại vô cùng.