Trang chủ Tết Việt Phong tục Cách bày trí cúng kiếng của một gia đình người Hoa (Q.5) trong dịp Tết

Cách bày trí cúng kiếng của một gia đình người Hoa (Q.5) trong dịp Tết

7480

Người Hoa có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Qua nhiều thế hệ, họ vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống rất riêng của mình. Chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh về không khí  đón tết và cách bày trí cúng kiếng của một gia đình người Hoa  tại Quận 5

Tết về bên mái hiên nhà

Tháng Chạp, người Hoa chọn ngày tốt để dọn dẹp nhà cửa, làm lễ tạ thần. Đó là lễ đáp tạ Trời, Phật, Ông Bà đã cho gia đình một năm bình an.

Sau đó là lễ đưa ông Táo. Khác với người Việt cúng đưa ông Táo vào tối ngày 23 tháng Chạp, người Hoa thường tiễn ông Táo về trời vào sáng hôm sau, ngày 24 tháng Chạp. Vật cúng ông Táo thường có các món ngọt như thèo lèo và quýt.

Bàn thờ Phật
Bàn thờ gia tiên
Bàn thờ quan công

Đến ngày 30 Tết, người ta thay câu đối liễn mới, giấy đỏ chữ vàng, nội dung thường mang thông điệp tốt lành. Ngoài ra, họ còn dán chữ “Xuân” và “Phúc” ngược trên cửa, chữ “ngược” tiếng Hoa đọc là “đáo”, nghĩa là Xuân đến, Phúc đến.

Nơi thờ Quán thế Âm

Tối giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn viên thịnh soạn. Mọi người đón giao thừa vào lúc 12 giờ đêm.

Trong văn hoá người Hoa thường dâng cúng bánh bao, bánh tổ, trái quýt vào các dịp lễ nhưng do ảnh hưởng từ người Việt mà có sự xuất hiện trên mâm ngũ quả bao gồm các loại trái cây như “cầu, dừa, đủ, xoài, quýt…”

  

Sáng mùng một Tết, gia đình tập trung đông đủ đón năm mới, vị cao niên trong nhà sẽ phát phong bao “lì xì” mừng tuổi cho con cháu.

Bảo Nguyễn