Khoảng một thập niên về trước, nạn bạo lực học đường tăng nhanh và có bằng chứng trực tiếp qua hình thức quay video clip, sau đó tung lên mạng youtube để chứng tỏ “cái tôi” cũng như vô tình hay cố tình làm hủy hoại cuộc đời học sinh khi đến trường. Đây là một vấn nạn xã hội và là gánh nặng cho nghành giáo dục, bên cạnh đó chúng ta đặt ngược lại câu hỏi “phụ huynh có sẵn sàng song hành cùng nhà trường, để ngăn chặn và tìm biện pháp để giải quyết nạn bạo lực học đường?”.
Về phía nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm hay nguyên tập thể giáo viên cũng không thể nào theo sát một lớp học trong suốt một học kỳ hoặc một năm học.
Khóa tu gieo hạt từ tâm kỳ 60 – chủ đề: Đến trường – Bé ơi đừng sợ
Về phía gia đình: Phụ huynh lo kinh tế, chưa dành thời gian quan tâm đến việc học và chú trọng đến sinh hoạt của con em.
Nạn nhân của bạo lực học đường: Học sinh nam – nữ.
Đối tượng gây ra bạo lực học đường: Bạn cùng lớp – khối, anh chị lớp trên. Kẻ chủ mưu đánh cá nhân hoặc rủ đánh hội đồng.
Nguyên nhân của bạo lực học đường: Ghen ghét, đố kị (ngoan hiền, xinh đẹp, học giỏi, con nhà giàu-nghèo, thể trạng gầy béo, trấn lột tài sản, bắt chép bài vở), lời thách thức.
Nơi xảy ra bạo lực học đường: Ngoài khuôn viên trường (trên đường đi về nhà hoặc đến trường).
Hậu quả: Sợ đến trường. Tổn thương nặng về mặt tinh thần – thể xác.
Bé tọa thiền
Thông thường, người cũ bắt nạt người mới, vì vậy các bé chuẩn bị bước vào lớp một rất dễ bị uy hiếp tinh thần từ các anh chị lớp trên, khi về nhà – bé có tâm sự cho phụ huynh biết để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho con em mình đến trường luôn an toàn. Ở cấp tiểu học, khi có chuyện buồn vui, bé luôn chia sẻ với cô và mẹ, nhưng đến giai đoạn cấp trung học cơ sở – phổ thông, những cô bé cậu bé ngày nào bỗng nhiên thay đổi… Lí do: giai đoạn tuổi dậy thì, thích thể hiện cái tôi như người lớn, mà không biết nhìn nhận rõ đúng sai về lời nói ý nghĩ hành động, để rồi cái kết của bạo lực học đường là vết nhơ, trầm trọng hơn là nạn nhân bị tâm thần và đi đến tự tử.
Một ngày đi học, thời gian trung bình bốn đến tám tiếng ở trường cập nhật kiến thức, phụ huynh luôn nghĩ con em mình an toàn trong khuôn viên trường, nhưng các hình thức ngầm lộ rõ bản chất của bạo lực học đường diễn ra từng giờ tại khắp nơi, vậy ai là người dũng cảm sẽ lên tiếng bảo vệ con em mình? Chúng ta đặt ra câu hỏi “về đến nhà, các em có nói cho phụ huynh biết không? Phụ huynh có chú ý đến cảm xúc, thay đổi thói quen hành vi, những vết thương trên cơ thể, cách xử lý như thế nào cho hiệu quả v.v.”. Ở giai đoạn này, các em đang lớn về độ tuổi và vóc dáng, chuyện gì cũng tâm sự với bạn là chính, nếu như các bậc phụ huynh khéo léo và tâm lý sẽ là người cứu giúp cuộc đời con em mình vượt qua nạn bạo lực học đường. Không nhất thiết chuyện gì cũng phải hỏi thì con em mới nói, chính phụ huynh phải là người chủ động quan tâm và chia sẻ mọi sinh hoạt về các mối liên hệ của phụ huynh khi xưa đã từng là học sinh, tuy nhiên phải làm sao uyển chuyển và có tính thuyết phục cho con em cộng tác.
Xem các video clip về nạn bạo lực học đường, chúng ta nghĩ gì?
Khi bạo lực tăng nhanh, điều đó nói lên thực trạng tội ác hình thành sớm, và tuổi thọ con người đang giảm dần. Cách thức của bạo lực có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp lẫn gián tiếp, một bộ phim hoạt hình tưởng chừng như vô hại, nhưng các tình huống đánh giết góp phần tác động đến hành vi bạo lực cho kẻ chủ mưu. Nạn nhân luôn trong tình trạng dồn vào con đường cùng, kẻ thủ bạo ở trong thế chủ động cương quyết thượng cẳng chân hạ cẳng tay cho nạn nhân biết thế nào là bằng bạo lực học đường. Khi phụ huynh có người con là nhân vật chính gây ra nạn bạo lực học đường, phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục hệ lụy, chúng ta hiểu rằng mỗi người đều khác nhau ở tính cách – vị trí – hoàn cảnh – môi trường – sự hiểu biết, tuy nhiên biết uốn nắn cây ngay thẳng hữu ích, chúng ta nỗ lực làm được vì tương lai con em.
Nếu như phụ huynh không thiết lập được các mối tương quan với nhà trường, bạn bè của con em, nỗ lực là người bạn tâm giao của con, vô hình chung là chúng ta đang mất con từng ngày khi bạo lực học đường kia không bỏ quên ai!
Rải tâm từ bi
Để con em đến trường luôn an toàn về thể chất lẫn tinh thần, nhà trường và gia đình cùng các tổ chức cộng đồng hãy luôn đồng hành cùng con em mình để hướng đến một tương lai tốt đẹp toàn diện.