Trang chủ Tin tức Khai Pháp Hạ trường Hưng Khánh huyện Mỹ Đức, PL: 2561

Khai Pháp Hạ trường Hưng Khánh huyện Mỹ Đức, PL: 2561

462

 

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường trực BTS GHPGVN thành phố Hà Nội về việc tổ chức An cư kết hạ PL.2561; Căn cứ công tác tổ chức an cư của BTS GHPGVN thành phố Hà Nội phân bổ Tăng, Ni chúng các chùa trên địa bàn hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức về an cư tại Hạ trường chùa Hưng Khánh,- Xã Phù Lưu Tế. Huyện Mỹ Đức TP. Hà Nội. Sáng hôm nay 17/6/2017 tại chùa Hưng Khánh, xã Phù Lưu Tế,huyện Mỹ Đức,TP. Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ Khai pháp hạ trường – An cư kiết hạ PL.2561 – DL.2017.
 
 Trường hạ đã cung thỉnh đức Pháp chủ GHPGVN, Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi Đường chủ. Trường hạ năm nay bao gồm 115 hành giả. 

Buổi lễ khai pháp được cung đón TT Thích Minh Hiền, Uỷ viên HĐTS GHPGVN, phó Ban Văn Hóa TW GHPGVN; Trưởng ban Văn Hóa GHPGVN TP. Hà Nội – Trưởng Ban trị sự GHPGVN huyện Mỹ Đức – Trưởng ban tổ chức hạ trường, cùng  Đại đức Tăng ni trong Hạ trường, Tổ Phật tử các chùa trên địa bàn huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức cùng hàng trăm Phật tử  thập phương cùng về tham dự.
 
Về dự lễ có đại diện Đảng ủy, chính quyền , MTTQ huyện Mỹ Đức và xã Phù Lưu Tế.


 
Sau phần nghi thức, Thượng tọa Thích Minh Hiền lên đọc lời khai mạc  trong đó có nêu: “  Hàng năm vẫn thế- cứ mỗi độ hè về, khi những cánh phượng đỏ thắm nở rộ trên khắp mọi miền.Hoa sen nở rộ và toả hương thơm ngát dâng tặng cho đời cũng là lúc những người xuất gia đệ tử Phật bước vào ba tháng cấm túc an cư tịnh tu tam nghiệp.
 
       Thanh âm vang vọng  từ Trúc Lâm tịnh xá – nơi đức Thế Tôn và đại chúng Tỷ khiêu an cư mùa đầu tiên, nơi lộ trình giải thoát hé mở cho những ai hướng tâm tìm về nẻo giác như sống lại nơi đây. Mạch sống tâm linh hướng về cội nguồn thật thiêng liêng biết bao khi hàng chúng trung tôn đệ tử Phật có dịp hội tụ cùng nhau trong tinh thần lục hòa cộng trụ.
        Nhớ lại tích xưa, duyên khởi An cư ngày ấy là do nhóm Lục quần Tỷ khiêu đi du hành trong nhân gian bất luận mùa nào. Đặc biệt là vào mùa mưa xứ Ấn, các loài côn trùng sinh sản vô số cho nên việc dẫm đạp làm tổn thương muôn loài, muôn vật là điều không thể tránh. Do sự cơ hiềm của ngoại đạo và các cư sĩ thời bấy giờ đối với nhóm Lục quần Tỷ khiêu rằng:  “Những du sĩ ngoại đạo mỗi năm còn có những tháng ở yên một chỗ tịnh tu, ngay cả các loài vật cũng có những mùa trú ẩn, tại sao Tăng sĩ dòng họ Thích lại không có đời sống như vậy?” Từ lý do đó nên đức Phật chế định ra pháp An cư.
        Luật Tư Trì Ký định nghĩa: “Lập tâm một chỗ gọi là Kết, thu thúc thân và tâm vào chỗ tịch tĩnh gọi là An. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là Cư (an kỳ thân tâm,cư kỳ hạn định)”.
       Tuy nhiên An cư không chỉ đơn thuần là để tránh dẫm đạp lên sâu bọ hay cỏ cây mà nó còn mang nhiều ý nghĩa thâm sâu vô cùng.
Rõ ràng khi  mà xã hội phát triển thì nhu cầu tâm linh, giáo hóa và phục vụ tín đồ cũng theo đó mà gia tăng. Sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của chư Tăng Ni vì thế cũng trở nên bận rộn  và cấp thiết hơn bao giờ hết. Thử hỏi một người xuất gia nếu suốt năm cứ bôn ba rong ruổi như thế thì làm sao có thời gian thúc liễm thân tâm, trau dồi định lực, chấn nhiếp ma quân và thực hiện mẫu mực đời sống viễn ly tịch tĩnh.

Cho nên ba tháng an cư là thời gian thuận lợi nhất cho hàng xuất gia đệ tử Phật có cơ hội nhìn lại chính mình, quân bình đời sống phan duyên trong suốt 9 tháng còn lại. Hành trì và tăng trưởng giới định tuệ vẫn là niềm mong mỏi và cứu cánh cho những ai hướng về giải thoát tối hậu. Nếu thế gian lấy thân tứ đại để tính tuổi thọ, thì người xuất gia lấy giới thân tuệ mệnh làm tuổi thọ. Giới thân tuệ mệnh càng cao thì càng gần với quả vị Bồ đề…
 
 
       Hàng hậu học rất cần những lời chỉ giáo, truyền trao kinh nghiệm tu tập từ các bậc cao tăng thạc đức; và cần hơn nữa sự lân mẫn, cảm thông, sẻ chia của chư tôn đức tiền bối mà họ đang y chỉ. Chính những phút giây nhẹ nhàng được quây quần bên nhau qua những giờ học, tụng kinh, pháp đàm…khiến cho khoảng cách giữa hai thế hệ trở nên ngắn lại để tất cả cùng nhau chung tay xây dựng và làm cho hưng thịnh ngôi nhà Phật pháp.
        Đức Phật đã dạy: “Nơi nào có các Tỷ khiêu bá tát, an cư, tự tứ đúng pháp thì nơi ấy Tăng bảo thường trụ, chính pháp có mặt một cách hiện thực.”
 
        Hơn thế nữa, chính nhờ sự quán chiếu miên mật tự thân, trau dồi giới đức trong ba tháng tịnh tu của hàng  xuất gia mà những người cư sĩ Phật tử cũng được ân triêm lợi ích ngõ hầu củng cố niềm tin đối với ngôi vị thế gian trụ trì Tăng bảo. Đức Phật dạy: “Nơi nào có hội chúng xuất gia thành tựu pháp thì nơi đó hội chúng tại gia được an lạc- hạnh phúc nhờ sự hướng dẫn, thực tập pháp của hội chúng xuất gia.”
 
         Năm nay,Ban trị sự GHPGVN tp.Hà nội tổ chức Hậu an cư đồng nhất vào ngày 16.05.Đinh dậu .Toàn thành phố có 19 Trường Hạ cùng tác pháp an cư,cùng khai pháp một ngày với 1.500 hành giả An cư .Đây là minh chứng thể hiện sự đồng nhất của Phật giáo Thủ đô trong gần 10 năm qua.Đây cũng là thể hiện sự hoà hợp cao cả nhất theo tinh thần kinh Pháp hoa “ hội tam quy nhất”của tư tưởng Đại thừa Phật giáo.Mà chúng ta cùng tu học để thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ VIII (2017-2022) của Phật giáo Thủ đô ngày 2-3.07.2017 sắp tới…
 
Đáp ứng nhu cầu tu học của đại chúng,thường trực BTS GHPG VN tp. Hà nội đã thống nhất chọn bộ Diệu pháp liên hoa kinh để giảng dạy cho chưTăng ni Thủ đô.Trường Hạ Hưng khánh của chúng ta từ khi thành lập đến nay đã qua 10 mùa An cư kết hạ.Mọi sinh hoạt đã đi vào nề nếp,ổn định,số lượng chư Tăng  – Ni về an cư mỗi năm một tăng lên.Với 115 hành giả của hai huyện Mỹ đức – Ứng hoà kết giới An cư cũng không ra ngoài truyền thống và ý nghĩa đó”.
 
Tại buổi lễ, Đại đức Thích Thanh Ân đọc bình văn, Thượng tọa Thích Minh Hiền giảng Kinh Diệu Pháp Liên  Hoa Kinh.

Xin giới thiệu hình ảnh tại buổi lễ:


Đại đức Thích Đạo Tĩnh thông qua chương trình buổi lễ