Trang chủ Tin tức Hội thảo Sa môn Thích Trí Hải và phong trào chấn hưng...

Hội thảo Sa môn Thích Trí Hải và phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Việt Nam

318

Chủ tọa Hội thảo có Hoà Thượng Thích Thanh Sam – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Thượng Toạ Thích Gia Quang, Uỷ viên thư ký Hội Đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Phân viện Nghiên cứ Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Đại Đức Tiến sĩ Phật học Thích Đức Thiện, GS. sử học Hà Văn Tấn, GSTS. Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng Phật giáo – Viện nghiên cứu Tôn giáo.


 



Chủ tọa Hội thảo


 


Tới tham dự hội thảo còn có Chư Tôn Đức Giáo phẩm Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành phố… Về phía quan khách có hiện diện của ông Phan Lương Cừ, Phó Chủ tịch Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật Giáo cùng các thành viên Ban Tôn Giáo Chính Phủ, đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, các cơ quan ban ngành chức năng, GS., TS., các nhà sử học, các nhà nghiên cứu Phật học, học giả, cư sĩ Phật Tử…


 


Sau tuyên bố lý do giới thiệu đaị biểu, thay mặt GHPGVN, Hoà Thượng Thích Thanh Sam uỷ quyền cho Thượng Toạ Thích Thanh Nhiễu, Phó Tổng thư ký Hội đồng Trị sự đọc lời khai mạc. Tại hội thảo, có 17 tham luận được trình bày với nhiều vấn đề qua các góc nhìn lịch sử  khi khởi đầu công cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam từ những năm 1920, trải qua các tổ chức Phật giáo từng miền và toàn quốc ra đời vào năm 1951 – Tổng hội Phật Giáo Việt Nam, năm 1952 – Giáo hội tăng già Việt Nam (sau này  khi đất nước hoàn toàn thống nhất 1975, Tăng Ni các Giáo hội, Hội Phật giáo, các hệ phái Phật giáo đã hội tụ thống nhất toàn quốc trong mái nhà chung theo một tổ chức duy nhất năm 1981 với tên gọi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam)…


 



Hòa thượng Thích Thanh Sam phát biểu tuyên bố lý do


 



Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu đọc lời khai mạc


 


Các bản tham luận đặc biệt nhấn mạnh đến đạo hạnh, công quả, sự nghiệp của  HT Thích Trí Hải trong việc xuất bản và dịch thuật kinh tạng từ chữ Hán ra chữ Việt, xây dựng chùa và tạo dựng kinh tế tài chính cho tổ chức Phật giáo tại Bắc Kỳ, thực hiện nhiều hoạt động Phật sự, giáo dục Tăng Ni, làm từ thiện xã hội. Hòa thượng đã hết lòng vì Đạo Pháp và Dân tộc và đã được suy cử với chức vụ cao trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già Việt Nam.


 



 


Trong bài tham luận Nhân gian Phật Giáo, Thượng Toạ Thích Giác Toàn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã khẳng định trí tuệ, đức hạnh cao vời của ngài đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới Phật Giáo VN trong thế kỷ 20, với 30 tác phẩm, sáng tác và ngót 200 bài đăng trên các báo. Ngài có tâm nguyện “Đem tôn chỉ, giáo lý của Đức Phật được truyền bá khắp nhân gian, làm lợi ích hết thảy chúng sinh trong đời đời”.


 



 


Tham luận Vị trí và ảnh hưởng của phong trào Chấn hưng Phật Giáo ở Bắc Kỳ  của PGS. Nguyễn Đức Sự nêu rõ bước ngoặt trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam, thúc đẩy hoạt động của Đạo Phật VN tiến lên phía trước trong chặng đường Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội.


 



 


Thượng tọa TS. Thích Thanh Đạt, Phó Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội đọc tham luận Một vài suy nghĩ về Phong trào Chấn hưng Phật giáo và Hoà Thượng Trí Hải.



PGS. Nguyễn Duy Hinh – Viện Nghiên cứu Tôn giáo với tham luận Phật giáo hiện đại hoá.



Cư sĩ Trần Khánh Dư – nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính Phủ đọc tham luận Đôi điều cảm nhận bước đầu về nhà sư Trí Hải với phong trào Chấn hưng Phật Giáo ở miền Bắc.



Thượng tọa TS. Thích Đồng Bổn – Viện Nghiên cứu Phật học VN có tham luận Hoà Thượng Trí Hải với hoài bão nhân gian Phật Giáo.



Thạc sĩ Lê tâm Đắc đọc tham luận Công tác giáo dục Tăng Ni ở Hội Phật giáo Bắc Kỳ.



Thượng Toạ Thích Thanh Giác – chùa Phổ Chiếu Hải Phòng với tham luận Hình ảnh “Bậc Thầy” trong các bậc Thầy khả kính trong trái tim tôi.



Đại đức TS. Thích Đức Thiện với tham luận Chấn hưng Phật Giáo – Đổi mới và phát huy bản sắc.



Cư sĩ Nguyễn Quang Cừ – Thư viện tùng lâm Quán Sứ bày tỏ niềm Kính nhớ Hoà Thượng Thích Trí Hải – một cao tăng của thời hiện đại.



Thượng Toạ Thích Quảng Tùng – Phó Ban Trị sự THPG Hải Phòng với tham luận Công tác từ thiện của Hoà Thượng Trí Hải.


 


Đại đức Thích Giác Hiệp – Quản chúng chùa Vĩnh Nghiêm TP Hồ Chí Minh có tham luận Vấn đề học hỏi Phật giáo quốc tế trong thời chấn hưng. PGS.TS. Chương Thâu, Viện sử học đọc tham luận Vài ghi nhớ về nhà sư Trí Hải. Cư sỹ Đinh Thế Hinh với tham luận Thiền sư Trí Hải. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đại Đồng với tham luận Các cư sĩ trí thức Bắc kỳ với chấn hưng Phật Giáo. Tiến sĩ Bạch Thanh Bình – Ban tôn giáo Chính phủ có tham luận Phong trào Chấn hưng phật Giáo ở miền Bắc (1930 – 1945 ): Một số thành tựu và kinh nghiệm. Thượng Toạ thích Gia Quang có tham luận Vai trò của báo chí trong phong trào chấn hưng Phật Giáo ở Việt nam …


 



Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ tặng hoa cho Hội thảo


 



Chư Tôn Đức tham dự Hội thảo


 



Trao đổi giữa giờ nghỉ


 


 


 


Nhân dịp này, ông Phan Lương Cừ đã phát biểu bày tỏ lòng cảm kích đối với nhà sư Trí Hải, nhà hoạt động Phật giáo đương thời trong sự nghiệp đổi mới, chấn hưng Phật giáo với nhiều đóng góp to lớn đối với lịch sử và dân tộc. Tại hội thảo, thay mặt Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Trần Khánh Dư, ông Bùi Hữu Dược tặng hoa và phát biểu chúc mừng.


 


Kết thúc hội thảo, GS.TS. Đỗ Quang Hưng ca ngợi sự nghiệp phụng sự Đạo pháp của Hoà Thượng Thích Trí Hải – một vị danh tăng có tầm nhìn thông tụê đối với Phật Bắc Kỳ, có đạo hạnh tuyệt vời… Nhiều bài tham luận đầy ắp thông tin, giá trị học thuật và cảm xúc đối với vị danh Tăng đất Bắc Thích Trí Hải khiến chúng ta càng phải có trách nhiệm hơn đối với việc đổi mới Phật giáo Việt Nam hiện nay trong các công tác Phật sự, từ thiện xã hội, xây dựng  kinh tế,



Chư tôn đức, học giả, quan khách chụp hình lưu niệm