Được sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sáng nay 3/9/2016 tức ngày 3/8/Bính thân, tại trụ sở BTS Phật giáo Thanh Hóa – chùa Thanh Hà – số 34 – Bến Ngự – P. Trường Thi – Tp. Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa. Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo: “Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc” .
Về chứng minh và tham dự có sự quang lâm của: HT. Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS- Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN- chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa, ĐĐ. Thích Tâm Đức – Phó Ban Pháp chế – UV HĐTS GHPGVN- Trưởng BTS GHPGVN tỉnh, Ni trưởng. Thích Đàm Nhung – Nguyên UV HĐTS, Nguyên Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa cùng chư tôn đức Phó BTS tỉnh: ĐĐ. Thích Tâm Minh, ĐĐ. Thích Tâm Định, Ni sư Thích Đàm Hòa, Ni sư. Thích Đàm Thành, chư tôn đức Thường trực BTS tỉnh, các huyện thị thành phố, trụ trì các chùa trong tỉnh,
Về phía chính quyền có Ông: Phạm Đăng Quyền – tỉnh ủy viên – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ông Bùi Hải Vinh – Phó giám đốc sở nội vụ – Trưởng Ban tôn giáo tỉnh, cùng đại diện các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Tp. Thanh Hóa, PGS.TS Đinh Khắc Thuân, TS. Lê Ngọc Tạo cùng các nhà khoa học Trung ương và địa phương cùng đông đảo quý tín đồ Phật tử.
Mở đầu chương trình ĐĐ. Thích Tâm Đức đã đọc diễn văn khai mạc Hội thảo nhân Đại lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề “Phật giáo Thanh Hóa trong dòng chảy lịch sử dân tộc”.
Nội dung Hội thảo tập trung vào các vấn đề sau:
1. Phật giáo Thanh Hóa trong lịch sử
2. Vai trò Phật giáo Thanh Hóa trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp
3. Phật giáo Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc
4. Phật giáo với các dân tộc thiểu số
Kế đó HT. Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN đã phát biểu chúc mừng hội thảo. Đối với Phật giáo Thanh Hóa đã làm được nhiều Phật sự… như hoằng pháp: Ban hoàng pháp thực hiện nhiều khóa tu cho các Phật tử, hàng năm có “Khóa tu tuổi trẻ” tại chùa Khải Nam, sách, tập san, tạp chí giới thiệu bảo tồn Phật giáo xứ Thanh. GHPG xứ Thanh đồng hành cùng Phật giáo dân tộc, Thanh Hóa một trong những thành viên xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thực hiện tốt Đại hội lần thứ VII. Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, hộ quốc an dân, kế thừa lịch sử truyền thừa các tông phái. Đây là chủ đề ý nghĩa, nói lên vai trò của Phật giáo đối với dân tộc. Tìm ra đặc điểm mới, đặc biệt của Phật giáo xứ Thanh với Phật giáo Việt Nam, đây là tiền đề để ra đời cuốn Lịch sử Phật giáo xứ Thanh. Nhân đây Hòa Thượng đã gửi lời chúc mừng Hội thảo, chúc mừng khách quý, chức mừng quốc khánh. Thay mặt TW GHPGVN Hòa thượng đã tặng hoa GHPG Thanh Hóa.
Đại diện chính quyền Ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu. Ghi nhận sự đóng góp của Phật giáo cả nước nói chung, tỉnh nhà nói riêng. Vai trò của các tăng ni trong 35 năm qua GHPHVN có nhiều đóng góp, góp phần rạng danh Việt Nam, Phật giáo Việt nam trên trường quốc tế. Đất nươc hưng thịnh, Phật phát triển, Phật phát triển quốc thái dân an. Phật giáo Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả, cơ sở vật chất được đáp ứng, các hoạt động đươc tăng ni Phật tử phát triển, các tăng ni được là đại biểu HĐND các cấp. Tham gia vào nhiều phong trào của tỉnh và thành phố, các thành tích đạt được đáng trân trọng, góp phần làm nên trang sử vẻ vang của GHPGVN. Đề nghị chủ tịch tỉnh tặng bằng khen cho 9 Tăng ni, cư sĩ có đóng góp trong giai đoạn 2006 – 2015. Thay mặt Tỉnh ủy – HĐND, UBND – UB MTTQ tỉnh, Ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã tặng hoa chúc mừng hội thảo.
Hội thảo đã diễn ra trong không khí học thuật hết sức khoa học và khẩn trương. Hội thảo đã nghe 10 báo cáo đại diện cho các nhóm vấn đề, cùng nghe 5 lượt ý kiến phát biểu thảo luận. Những vấn đề thảo luận chung đều nhấn mạnh một số vấn đề sau:
1. Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa từ rất sớm, cùng với sự du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam. Phật giáo Thanh Hóa phát triển ngày càng phổ biển và vững mạnh qua các thời kỳ lịch sử. Ngay từ thời Bắc thuộc, trên đất Thanh Hóa ngày nay đã có ngôi đạo tràng lớn mà về sau gọi là ngôi chùa lớn, cùng sản sinh các nhân vật lịch sử, các thiền sư danh tiếng đóng góp cho sự hoằng pháp và phát triển Phật giáo của Thanh Hóa nói riêng của đất nước nói chung. Từ thời kỳ độc lập tự chủ, Thanh Hóa là chỗ dựa căn bản để bảo vệ đất nước, nên ngày càng có nhiều dòng tộc lớn, danh nhân chuyển đến cai quản và định cư, cùng với sự mở rộng Phật giáo ở đây. Phật giáo Thanh Hóa thời Lý Trần có sự phát triển mạnh mẽ với số lượng văn bia và những ngôi đại danh lam được dựng ở đây trong thời kỳ này là rất lớn. Từ thời Lê sơ, đến Lê trung hưng và thời Nguyễn, kể cả trong thời gian ác liệt của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Phật giáo vẫn được duy trì, mặc dù có lúc thăng lúc trầm, nhưng luôn đi lên và ngày càng mở rộng.
2. Tượng pháp và chùa tháp Thanh Hóa có nét đặc trưng qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó tiêu biểu là bệ đá hoa sen và tượng thờ A Di Đà là biểu trưng Phật điện thời Lý, ảnh hưởng sâu đậm đến các đời sau ở các ngôi chùa Thanh Hóa. Chẳng vậy mà nơi đây đến thời Lê trung hưng niên hiệu Chính Hòa vẫn làm bệ đá hoa sen theo khuôn mẫu bệ đá thời Trần; lại có tượng A Di đà chạm liền khối trong hang đá.
Cùng với hệ thống chùa tháp được xây dựng là các thiền sư và Thiền phái xuất hiện, phát triển và mở rộng ở Thanh Hóa.
3. Phật giáo xứ Thanh ngày càng có vai trò to lớn đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển vững chắc, tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát huy giá trị tốt đẹp, cao cả của mình trong nhiều mặt của đời sống xã hội, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
4. Một số kiến nghị:
– Cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn sự du nhập Phật giáo vào Thanh Hóa: con đường du nhập, thời điểm du nhập: địa điểm hồ Công có dấu tích nhà sư Ấn Độ; các dấu tích văn hóa Chăm pa gắn với sự du nhập Phật giáo từ phía nam lên.
– Đối với quê quán Thiền sư Khuông Việt, cần thiết tổ chức hội thảo khoa học để xác định cụ thể hơn sự gắn bó của vị thiền sư danh tiếng này với Thanh Hóa.
– Chuẩn bị tư liệu tiến tới biên soạn tập sách Lịch sử Phật giáo Thanh Hóa.
– Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Phật giáo Thanh Hóa, đồng thời tăng cường hoạt động của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa góp phần đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Kiến nghị với Ủy bân nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và Sở Văn hóa thông tin du lịch tỉnh Thanh Hóa lập hồ sơ đặt tên đường phố hoặc danh thắng cho một số Thiền sư người Thanh Hóa có cống hiến to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước và hoằng dương Phật pháp.
Xin chia sẻ một số hình ảnh: