– Căn cứ Công văn số /264/CV/HĐTS ngày 20.09.2009 của HĐTS. GHPGVN V/v Thống nhất cho Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang tổ chức Khoá Hội Thảo bồi dưỡng, tập huấn Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang.
– Căn cứ Công văn số 666 /CV/TGCP-PG của Ban Tôn Giáo Chính phủ V/v cho phép tổ chức Hội thảo Hoằng pháp năm 2010 tại Kiên Giang.
– Căn cứ biên bản phiên họp ngày 28.12.2009 đoàn Chư tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Trị sự – Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ban Hoằng Pháp TW-GHPGVN và Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật giáo Kiên Giang V/v thảo luận kế hoạch tổ chức Hội thảo Hoằng pháp và tập huấn hoằng pháp viên toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang.
– Căn cứ tinh thần hợp liên tịch giữa Ban Hoằng pháp TW-GHPGVN, Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang và Ban Dân Vận tỉnh uỷ Kiên Giang, UBMTTQVN Tỉnh Kiên Giang, Ban Tôn Giáo tỉnh Kiên Giang vào ngày 29.12.2009 tại trụ sở UBTTTQVN tỉnh Kiên Giang và Trụ sở Ban tôn Giáo tỉnh Kiên Giang.
– Căn cứ công văn số 98/UBND-VHXH, ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban Nhân Dân tỉnh Kiên giang V/v Chấp thuận tổ chức Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010.
Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Kiên Giang lập kế hoạch tổ chức Khóa Hội thảo và tập huấn Hoằng pháp viên toàn quốc năm 2010 – PL. 2554 như sau:
I- Ý NGHĨA & MỤC ĐÍCH :
1. Triển khai chủ trương và định hướng Hoằng pháp năm 2010 của Ban Hoằng pháp TW. GHPGVN đồng thời thảo luận tìm giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội đang quan tâm theo quan điểm của Phật giáo để góp phần cùng các nhà lãnh đạo và xã hội xây dựng xã hội đạo đức, an lành phát triển bền vững và phát huy tinh thần “Hộ Quốc An Dân” của Phật giáo đã gắn liền với Dân tộc 2000 năm lịch sử.
2. Triển khai các chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước về tôn giáo:
Để phát huy tinh thần “Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc”, khóa Hội thảo đón nhận những lời phát biểu, những chỉ đạo cần thiết của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Mặt trận về công tác tôn giáo, luật pháp và các chủ trương, chính sách có liên quan.
3.Chào mừng sự kiện 1000 Thăng Long – Hà Nội và các ngày lễ lớn của năm 2010 của nhà nước và Phật giáo.
Với tinh thần Hộ quốc an dân từ ngàn xưa cũng như ngày nay, lúc nào Phật giáo cũng đồng hành cùng dân tộc, nên việc tổ chức khóa Hội thảo lần này cũng nhằm tôn vinh, đóng góp phần nhỏ bé của giới Phật giáo trong dịp đất nước ta tổ chức sự kiện trọng đại: 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
4. Giới thiệu danh lam, thắng cảnh Kiên Giang, cơ hội phát huy tiềm năng du lịch:
Đất nước ta trải dài hơn hai ngàn cây số từ Bắc chí Nam, do vậy sự đi lại của nhân dân giữa các miền còn nhiều hạn chế. Đây là dịp để Kiên Giang đón nhận một lượng khách không nhỏ từ ba miền đến tham quan các danh lam, thắng cảnh và tìm hiểu về lịch sử, địa dư, văn hóa, kinh tế, du lịch… của tỉnh nhà, tạo ra sự hữu nghị với Phật giáo các tỉnh bạn, đồng thời có thể tạo ra mối giao lưu về các mặt hoạt động như du lịch, trao đổi văn hóa, kinh tế cho địa phương.
5. Giới thiệu về ưu thế phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Kiên Giang:
Hiện nay, hoạt động du lịch trong nước đang phát triển, với xu thế Du lịch tâm linh đang ngày càng được cả nước và thế giới chú trọng. Nhân cơ hội các đại biểu cả nước tập hợp về dự hội thảo, ban tổ chức hội thảo tổ chức đưa đại biểu viếng thăm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Kiên Giang. Nhất là những danh lam đã đi vào văn học dân gian và văn học Cách mạng như chùa Phù Dung, lăng Mạc Cửu, chùa Thạch Động, chùa Hang, đình Cụ Nguyễn Trung Trực, chùa Tam Bảo, Mộ Chị Sứ v.v… Ngoài ra, các đại biểu còn có dịp đắm mình trong khung cảnh hữu tình đầy chất thơ của đất Hà Tiên Thập cảnh, từ lâu đã đi vào văn học lich sử nước nhà…
6. Giới thiệu sức sống và con người Phật giáo ở Kiên Giang:
Từ xa xưa, Phật giáo xứ Rạch Giá – Hà Tiên đã nổi tiếng trong lịch sử và văn học Phật giáo cả nước như: chùa Tam Bảo – Rạch Giá, với công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam thập niên 1930 – 1945, là di tích của Xứ Uỷ Nam Kỳ với Hòa thượng Thích Trí Thiền (tục gọi Hòa thượng Đồng); chùa Phù Dung với sự tích Nàng Ái Cơ Trong Chậu, chùa Thạch Động trong sự tích Thạch Sanh-Lý Thông… Đây cũng là dịp cho Phật giáo Kiên Giang giới thiệu với đại biểu cả nước về những di tích nổi tiếng của mình. Đặc biệt là các đại biểu sẽ có dịp chứng kiến đất nước Kiên Giang giàu đẹp như thế nào. Nhất là sau 35 năm đất nước ta được hòa bình, độc lập, một dải giang sơn chung cùng một mối và sau 28 năm Phật giáo Việt Nam thống nhất dưới mái nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
7. Cơ hội cho các nhà trí thức Phật giáo cả nước gửi đến quý vị lãnh đạo những ý kiến xây dựng trong lĩnh vực “hộ quốc-an dân”:
Với một chương trình hội thảo kéo dài 3 ngày, các vấn đề bức thiết như: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội, môi trường – môi sinh, Phật giáo với công tác Từ thiện, Phật giáo với du lịch tâm linh” v.v… sẽ là những tiếng nói có giá trị của giới Phật giáo cả nước gửi đến quý vị lãnh đạo các cấp, như là một đóng góp của trí tuệ Phật giáo cho công cuộc Hộ quốc – An dân tại địa phương.
II- TỔ CHỨC NHÂN SỰ
1- Khóa Hội thảo và Tập huấn Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 – PL.2554 do Ban Hoằng pháp Trung ương – GHPGVN kết hợp với Ban Trị sư Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang tổ chức. Để tổ chức thành công Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang cần tập hợp tài lực, trí lực và nhân lực của toàn thể Tăng, ni và Phật tử trong toàn tỉnh, đồng thời phải trao đổi bàn bạc với các cơ quan hữu quan để được sự hỗ trợ cần thiết của quý cơ quan hữu quan trong toàn tỉnh.
2- Cung thỉnh Chư Tôn đức Giáo phẩm HĐCM – GHPGVN và Chư tôn đức lãnh đạo HĐTS – GHPGVN vào Ban chứng Minh.
Cung thỉnh Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN làm Trưởng Ban Tổ chức. Cung thỉnh Thượng toạ Thích Tấn Đạt, Ủy viên Thường trực HĐTS-GHPGVN, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN làm Phó Ban điều hành. Cung thỉnh Hoà thượng Thích Huyền Thông UVHĐTS-GHPGVN, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang là Phó ban Thường trực Ban Tổ chức, Cung thỉnh Hoà thượng Danh Dĩnh, Uv HĐTS GHPGVN, Phó Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang làm Phó Ban tổ chức, đồng thời cung thỉnh chư tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW, Ban Hướng dẫn Phật Tử TW, chư Tôn đức Ban Từ thiện Xã hội TW và chư Tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang làm các Phó chuyên trách của Ban tổ chức. Ngoài ra còn cung thỉnh Chư tôn đức lảnh đạo Ban Hoằng Pháp TƯ và Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang vào Ban điều phối và Ban Thư ký của Ban Tổ chức. Ngoài ra Ban Tổ chức sẽ được cơ cấu theo yêu cầu công việc và khả năng của từng thành viên.
– Việc tổ chức khoá Hội thảo và tập huấn Hoằng pháp toàn quốc, không những cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, cùng các cơ quan, ban ngành chức năng trong tỉnh như: UBND, Ban dân vận tỉnh uỷ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo, Công An, các ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh, Truyền hình, Đoàn Thanh niên, giới trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà doanh nghiệp v.v…
– Để đảm bảo công việc tổ chức thành công tốt đẹp, đề nghị quý cơ quan hữu quan cần thành lập Ban chỉ đạo để Ban tổ chức tiện và kịp thời báo cáo và phản ảnh cũng như nhờ giúp đỡ những việc có liên quan trong quá trình tổ chức.
III- THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ THAM QUAN:
1.Thời gian:
Khoá hội thảo và tập huấn Hoằng pháp viên toàn quốc sẽ được diễn ra từ ngày 06 – 10.05.2010 (23 – 27.03 âl)
2. Địa điểm:
– Tổ chức lễ khai mạc – Bế mạc tại sân vận động tỉnh Kiên Giang (có kế hoạch chi tiết)
– Khoá lễ tôn giáo cầu nguyện “Quốc thái dân an, cầu siêu anh hùng liệt sĩ, văn hoá ẩm thực chay và triển lãm” v.v… tại công viên văn hoá An Hòa TP. Rạch Giá (có kế hoạch chi tiết)
– Hội thảo tại chùa Phật Quang TP. Rạch Giá.
– Tập huấn Hoằng pháp viên tại trung Tâm Văn Hoá tỉnh kiên Giang
– Thảo luận nhóm tại 6 tự viện: chùa Tam Bảo, chùa Láng Cát, chùa Phổ Minh, Tịnh xá Ngọc Tâm (TP. Rạch Giá), chùa Bửu Thọ, chùa Vĩnh Phước (huyện Châu Thành) và chùa Tam Bảo tại Thị xã Hà Tiên.
3. Tham quan:
– Ban Tổ chức sẽ đưa đại biểu tham quan một số cơ sở Phật giáo như: chùa Tam Bảo, chùa Láng Cát, TP. Rạch Giá, Trung Tâm Từ thiện Xã hội Phật Quang, khu di tích Chị Sứ (Hòn Đất) Tháp 4 sư Liệt sĩ ( huyện Châu Thành) chùa Hang (Kiên Lương) chùa Tam Bảo, chùa Tiên Sơn (Thạch Động) Thị xã Hà Tiên.
IV: CHỦ ĐỀ HỘI THẢO CHÍNH:
Chủ đề chính: “Hoằng pháp với truyền thống Hộ Quốc An Dân” và các chủ đề thảo luận khác:
1. Hoằng Pháp với đồng bào dân tộc
2. Hoằng Pháp với thanh thiếu niên.
3. Hoằng Pháp với công tác từ thiện xã hội
4. Hoằng Pháp với thời hội nhập.
5. Hoằng Pháp với Phật giáo hải ngoại.
6. Hoằng Pháp với môi trường – thay đổi khí hậu
7. Hoằng Pháp với việc xây dựng chùa văn hoá.
8. Hoằng Pháp với vấn đề du lịch tâm linh
V. SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU – ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ:
– Chư tôn đức Tăng, ni Hội đồng Trị sự GHPGVN
– Chư tôn đức Tăng, Ni Ban Hoằng pháp TW GHPGVN và các Ban ngành viện Trung ương – GHPGVN
– Chư tôn đức Tăng, Ni Ban Trị sự, Ban Hoằng Pháp các tỉnh thành hội Phật giáo trong cả nước
– Khách Quý đại diện chính quyền, đoàn thể của Trung ương và địa phương dự lễ khai mạc:
– Đại diện Uỷ Ban Trung ương MTTQVN
– Đại diện Ban Tuyên Giáo Trung ương
– Đại diện Ban Dân Vận Trung ương
– Đại diện Ban tôn giáo chính phủ
– Đại diện Ban Tôn giáo và UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang.
– Đại diện quý cơ quan ban ngành tỉnh Kiên Giang – Tp. Rạch Giá , Thị xã Hà Tiên và Phòng nội vụ các huyện Thị Thành phố trong tỉnh.
Đại biểu Tăng, Ni chính thức 1500 vị. Đêm khai mạc dự kiến khoảng 20 ngàn vi thiện nam tín nữ
VI – CÁC NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1.Hội thảo và toạ đàm
2.Treo các biểu ngữ chào mừng Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc trên đường phố chính tại TP. Rạch Giá, Thị xã Hà Tiên và các cây cầu tại quốc lộ 81 từ Rạch Giá đến Hà Tiên (đoạn đường đại biểu đi qua) và tại các cơ sở của Phật giáo. Tại tư gia tín đồ Phật tử treo cờ lồng đèn chào mừng (có bảng kế hoạch chi tiết về nội dung và địa điểm). Tại các cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer thì treo biểu ngữ chào mừng Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc bằng hai thứ tiếng Việt và Khmer.
3. Tổ chức cung nghinh Xá Lợi Phật, đêm hoa đăng thắp nến cầu nguyện Quốc thái dân an và cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ tại Công viên Văn hóa An Hoà, TP. Rạch Giá
4. Thiết lập chùa tiêu biểu của Phật giáo Nam tông tại công viên văn hoá An Hoà (10 ngôi chùa, đây là văn hoá đặc thù của Phật giáo Miền tây)
5. Tổ chức đoàn đại biểu đến viếng và đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và thị xã Hà Tiên.
6. Tổ chức thuyết giảng giáo lý cho tín đồ Phật tử (có kế hoạch chi tiết)
7. Tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội:
– Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Tăng ni tỉnh KG tặng 100 căn nhà Đại Đoàn kết (1,5 tỷ đồng)
– Tặng quà bà mẹ VNAH, phát học bổng HS học giỏi, phát xe đạp cho học sinh nghèo, Phát quà từ thiện, xây cầu đường nông thôn, khám chữa bệnh cho người nghèo tổng trị giá trên 1 tỷ đồng. (có kế hoạch chi tiết)
– Tổ chức cho Tăng, Ni, Phật tử hiến máu nhân đạo (có kế hoạch chi tiết)
8. Tổ chức trình diễn văn nghệ Phật giáo tại Công viên Văn hoá An Hoà TP. Rạch Giá, nơi diễn ra lễ Khai mạc (sân vận động tỉnh, có kế hoạch chi tiết)
9. Tổ chức triển lãm tranh, ảnh, thư pháp và tổ chức văn hoá ẩm thực Phật giáo và phát hành văn hóa phẩm Phật giáo tại công viên văn hóa An Hoà. (có kế hoạch chi tiết)
10. Tổ chức văn hoá Ẩm thực chay (có kế hoạch chi tiết)
11. Tổ chức Cổ Phật Khất thực (đi bát hội) (có kế hoạch chi tiết)
12. Tổ chức xe hoa diễu hành chào mừng đại biểu và lễ khai mạc vào đêm 05/05 và 06/05 (có kế hoạch chi tiết)
Đề nghị Quý cơ quan hữu quan tạo điều kiện giúp đỡ truyền hình trực tiếp lễ tổng khai mạc ngày hội Hoằng pháp vào lúc 19 g 00 ngày 06/5/2010 Tại sân vận động tỉnh kiên Giang
VII- BIỆN PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
– Hội nghị sơ kết Phật sự 6 tháng đầu năm 2009 của Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Ban Thư ký của Ban Trị sự trình bày đại cương kế hoạch và quy mô về công tác tổ chức và thông qua biểu tượng Logo hội thảo.
– Nhân Lễ hội Vu Lan Tri ân và Báo hiếu do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang kết hợp với Trung Tâm Văn Hóa TT tỉnh Kiên Giang tổ chức Tại Trung Tâm VHTT tỉnh, triển khai kế hoạch đến toàn thể Tăng, Ni Phật tử trong tỉnh và cung thỉnh chư tôn đức Ban Hoằng Pháp TW-GHPGVN cùng Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang công bố biểu tượng Logo hội thảo Hoằng pháp năm 2010 tổ chức tại Kiên Giang.
– Vào ngày 25 hàng tháng tại buổi họp lệ của Thường trực và họp Tăng sự của Ban Trị sự đều có chương trình triển khai về công tác chuẩn bị tổ chức Hội thảo toàn quốc
– Tháng 12 năm 2009 Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang chính thức làm giấy phép các cấp chính quyền địa phương.
– Trước ngày hội nghị thường niên của Ban Trị sự tổ chức buổi họp liên tịch Giữa Ban Hoằng Pháp TW, Ban Hướng Dẫn Phật tử TW, Ban Từ thiện Xã hội TW- GHPGVN, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang và quý cơ quan hữu quan của tỉnh Kiên Giang dự kiến ngày 29 tháng 12 năm 2009.
– Sau buổi họp liên tịch Ban Hoằng pháp TW-GHPGVN sẽ gởi thông báo và đề dẫn hội thảo đến Ban Trị sự, Ban Hoằng pháp các Tỉnh Thành hội Phật giáo trong cả nước.
– Tại buổi hội nghị thường niên của Ban Trị sự có chương trình về việc góp ý bảng kế hoạch chi tiết của các bộ phận tiểu ban của Ban Tổ chức và phân công thành viên Ban Tổ chức và thành viên Ban phục vụ.
Các bảng kế hoạch chi tiết gồm:
– Kế hoạch trang trí khánh tiết
– Kế hoạch treo biểu ngữ Pano
– kế hoạch cư trú – ẩm thực
– kế hoạch đón tiếp đại biểu
– Kế hoạch phương tiện đưa đón
– Kế hoạch in kỷ yếu – quà Tăng
– Kế hoạch tặng quà bà mẹ VNAH, Phát học bỗng, tặng quà từ thiện và hiến máu nhân đạo
– Kế hoạch tập huấn tình nguyện viên Phật tử phục vụ hội thảo
– Kế hoạch vận động tài chính
– Kế hoạch lễ cung nghinh Xá Lợi Phật
– Kế hoạch Văn hoá ẩm thực chay
– Kế hoạch triển lãm
– Kế hoạch văn nghệ Phật giáo phục vụ lễ
– Kế hoạch tham quan
– Kế hoạch tổ chức lễ khai mạc – Bế mạc
– Tháng 12 ÂL năm Kỷ Sửu tại buổi lễ tổng kết tu học của các đạo tràng, Ban Trị sự cử đoàn đến tất cả các đạo tràng (các chùa ) trong toàn tỉnh triển khai kế hoạch tổ chức và tuyên truyền đến tín đồ Phật tử.
– Vào ngày 19 tháng 03 năm 2010 tháng (Mùng 04.2 ÂL), Ban Trị sự tổ chức lễ Tổng khai giảng các đạo tràng tu học và triển khai công tác Phật sự năm 2010 của Ban Trị sự tại Trung tâm văn hoá thông tin tỉnh Kiên Giang. Có lễ ký kết ghi nhận đơn vị Báo Giác ngộ là cơ quan tài trợ hỗ trợ thông tin chính của hội thảo và chính thức phát hành biểu tượng Logo hội thảo để Phật tử dán lên xe Honda và nón Bảo hiểm tuyên truyền và chào mừng Hội thảo.
– ngày 18 Tháng 4 năm 2010 tổ chức khoá tập huấn thành phần phục vụ Hội thảo tại trung tâm văn hoá tỉnh Kiên Giang.
– Ngày 19 tháng 4 năm 2010 (Mùng 6.3 âl) tổ chức buổi họp báo báo cáo tiến trình công tác tổ chức với lãnh đạo các cơ quan hữu quan và chư tôn đức lãnh đạo Hội Đồng trị sự GHPGVN- chư tôn đức ban Hoằng pháp Tw-GHPGVN.
– Ngày 28 tháng 4 năm 2010 (15 tháng 3 âl) tổ chức buổi họp báo tại toà soạn Báo Giác ngộ.
– Ngày 05 tháng 05 tổ chức họp báo tại văn phòng Ban tổ chức hội thảo chùa Phật Quang, 83 Quang Trung, Rạch Giá Kiên Giang.
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ
Phần 1:
1- Ngày 05.5.2010 (22.3.Canh Dần):
– 08g00: Đón tiếp quý đại biểu quang lâm,
– 09g00: Ban Tổ chức họp báo
– 18g00: Cung rước Xá Lợi Phật từ chùa Rạch Sỏi về Tôn trí tại lễ đài Công viên Văn hóa An Hòa,
– 19g30: khoá lễ cầu an và cầu siêu (đám phước) theo nghi thức Phật giáo Nam Tông tại công viên văn hoá An Hoà
2- Ngày 06.5.2010 (23.3.Canh Dần):
– 08g00: Đón tiếp quí đại biểu quang lâm,
– 08g30: Tham quan: Trung tâm Từ thiện Xã hội Phật Quang, Lễ đài, chùa Tam Bảo, Láng Cát, Công viên cụ Nguyễn Trung Trực.
– 14g00: Họp trù bị các đoàn tại chùa Phật Quang tỉnh Kiên Giang,
– 16g30: Cử Đoàn đại biểu đến Viếng và đặt Lẵng hoa Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Kiên Giang,
– 19g00: Chính thức Lễ Khai mạc tại Sân Vận động tỉnh Kiên Giang (có chương trình riêng)
3- Ngày 07.5.2010: (24.5.Canh Dần):
– 07g30: Hoằng pháp là sứ mạng thiêng liêng của người con Phật (HT. Thích Trí Quảng)
– 09g30: Trình bày khái quát chương trình hoạt động Phật sự NK VI – 2007-2012 (HT. Thích Thiện Nhơn),
– 13g30: Lễ ký kết nghĩa giao lưu giữa Ban Trị sự PG tỉnh Kiên Giang và một số BTS các tỉnh lân cận;
– 14g00: Trình bày chương trình Hoằng pháp thời Hội nhập (TT. Thích Bảo Nghiêm),
– 15g30: Triển khai các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về Tôn giáo,
– 18g00: Khoá lễ Cầu an – Cầu siêu theo nghi thức Phật giáo người Hoa tại công viên văn hoá An Hoà
– 19g00: Chương trình Văn nghệ ,phát bằng tán dương công đức cho các đơn vị, tự viện, Phật tử, các nhà hữu duyên với Khóa Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại tỉnh Kiên Giang.
4- Ngày 08.5.2010 (25.3.Canh Dần):
– 07g30: Phát biểu tham luận tại giảng đường chính Chùa Phật Quang (các bài tham luận tiêu biểu cho từng chủ đề),
– 11g00: Tiệc Chiêu đãi,
– 13g30: Tiếp tục phát biểu tham luận tại giảng đường chính.Chùa Phật Quang
– 19g00: Cử hành Đại lễ Cầu siêu chư Anh linh Liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang.
– 19g30: chẩn tế cầu siêu tại công viên văn hoá An hoà (nghi thức Phật giáo Bắc tông)
5- Ngày 09.5.2010 (26.3.Canh Dần):
– 07g30: Thảo luận nhóm tại các chùa Tam Bảo, Bửu Thọ, Phổ Minh, Láng Cát, Vĩnh Phước, Phật Quang và tịnh xá Ngọc Tâm.
– 11g00: Cúng dường Trai Tăng tại chùa Phật Quang)
– 13g30: Hoằng pháp với truyền thống Hộ Quốc An Dân (HT. Thích Giác Toàn)
– 11g00: Cúng dường Trai tăng tại Chùa Phật Quang
– 15g30: Báo cáo kết quả tổng hợp thảo luận nhóm, thông qua dự thảo nghị quyết Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang.
– 19g00: Lễ Bế mạc, thắp nến cầu nguyện “Quốc Thái Dân An, thế giới hòa bình” (sân vận động tỉnh kiên Giang).
6- Ngày 10.5.2010 (26.3.Canh Dần): chương trình tự do
– chương trình tham quan Hà Tiên Thập cảnh
Phần 2: Tập huấn Hoằng pháp viên, khóa tu cho Thanh thiếu niên, Thuyết giảng tại các tự viện (có lịch riêng diễn ra tại Công viên VH An Hoà và TTVHTT tỉnh kiên Giang)