Trang chủ Quốc tế Học viện PG đầu tiên ở Đài Loan được chính thức công...

Học viện PG đầu tiên ở Đài Loan được chính thức công nhận văn bằng đào tạo

117

Ngoại trừ các trường tiểu học, trung học và đại học tư thục do Phật Giáo thành lập trực thuộc sự quản lý ngành học của bộ Giáo Dục Đài Loan thì văn bằng đào tạo của Phật Học Viện tại Đài Loan đã được chính phủ và bộ giáo dục chính thức công nhận. Người viết xin tổng hợp và giới thiệu tin vui này đến quí đọc giả.


Bộ giáo dục Đài Loan đã tu chỉnh một số điều trong bộ luật trường tư thục năm 2004 đã qui định về các trường Đại Học và Học Viện(1) (tương đương trường cao đẳng ở Việt Nam), các cơ sở học viện đào tạo chức sắc của các tôn giáo muốn cấp phát văn bằng phải hoàn thành thủ tục qui định xin phép và sau khi được sự chấp thuận của bộ giáo dục phải thành lập học viên nghiên cứu và tu tập tôn giáo để giảng dạy và cấp phát văn bằng. Dưới qui định mới này ngày 8 tháng 4 năm 2007 học viện nghiên cứu và tu tập tôn giáo đầu tiên được ngài Thánh Nghiêm thành lập là học viện nghiên cứu và tu tập Phật Giáo Pháp Cổ và mời thượng tọa Thích Huệ Mẫn làm hiệu trưởng.


Thượng tọa Thích Huệ Mẫn đã phát biểu trong ngày thành lập và nhậm chức hiệu trưởng rằng: “Đây là dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành giáo dục Phật Giáo Đài Loan trong hệ thống giáo dục đại học của đất nước”. Trong suốt thời gian 25 năm hình thành và phát triển với kinh nghiệm giảng dạy vững chắc Viện Nghiên Cứu Phật Học Trung Hoa dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các giới đã thành công chuyển đổi thành Học Viện Nghiên Cứu Và Tu Tập Phật Giáo Pháp Cổ có quyền cấp phát văn bằng và được bộ giáo dục công nhận hệ thống văn bằng của học viện.


Thượng tọa hiệu trưởng cũng nhấn mạnh đến lý tưởng của học viện là hoằng dương tinh hoa văn hóa Phật Giáo Hán Tạng, thúc đẩy kiến tạo nhân gian tịnh độ. Tông chỉ của học viện là bồi dưỡng đội ngũ nhân tài các vị lãnh đạo tôn giáo đẩy đủ năng lực về văn hóa học thuật, có tầm nhìn vĩ mô về tôn giáo quốc tế, biết kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng truyền thống và hiện đại, biết dung hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiển. Sứ mạng của học viện là tinh hoa thế giới, quan tâm giúp đỡ toàn diện mọi tầng lớp trong xã hội, không ngừng phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục Phật Giáo.


Trong giai đoạn đầu Học Viện Nghiên Cứu Và Tu Tập Phật Giáo Pháp Cổ gồm các chuyên ngành: Phật Giáo Hán Truyền, Phật Giáo Ấn Độ, Phật Giáo Tạng Truyền và Thông Tin Điện Toán Phật Giáo. Nội dung giảng dạy dung hợp tinh hoa của Phật Giáo Tạng Truyền, Phật Giáo Nam Truyền và Phật Giáo Hán Truyền để mở ra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và tu tập của Phật Giáo. Đồng thời vận dụng hệ thống quản lý tri thức và thư viện kỹ thuật số Đại Tạng để xây dựng giáo trình về thông tin điện toán Phật học thực hiện việc bồi dưỡng năng lực về thông tin điện toán. Ngoài ra trong chương trình giảng dạy còn chú trọng bồi dưỡng kiến thức Phật Học của hệ thống kinh điển tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Tây Tạng nâng cao trình độ tiếng Anh và tiếng Nhật.


Đây là Phật Học Viện kết hợp giữa nghiên cứu và tu tập, dung hợp giữa truyền thống và hiện đại theo những phương pháp giảng dạy và khoa học hóa việc xây dựng giáo trình, theo đà tiến triển của xã hội để quốc tế hóa và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy học viện đã liên kết với 15 trường đạo học hàng đầu trên thế giới để mở rộng tầm nhìn và nâng cao tri thức cho sinh viên của học viện.


Ngoài việc xây dựng chương trình đào tạo giảng dạy mới, việc thỉnh mời giáo sư và giảng viên sẽ càng lúc càng chú trọng đến chuyên môn nghiên cứu Phật Học và quan điểm quốc tế hóa, sẽ mời các học giả nổi tiếng trên thế giới về lĩnh vực nghiên cứu Phật Học đến giảng dạy nhằm hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ nhân tài cho sự nghiệp giáo dục đại học Phật Giáo.


Về phương diện tu tập thượng tọa hiệu trưởng Thích Huệ Mẫn giải thích quan trọng nhất là tự thân mỗi người sinh viên hiểu rõ chính mình để phản tỉnh và sửa đổi. Nếu nội tâm có năng lực phản tỉnh, biết đem giáo lý Phật Giáo áp dụng vào cuộc sống     hàng ngày thì bất kỳ ai cũng đều tu tập được bởi vì việc tu tập không đơn thuần chỉ là hạn chế ở hình tướng bên ngoài mà quan trọng nhất là tự trong nội tâm biết tiêu trừ và dung hợp. Người đầy đủ nền tảng kiến thức Phật học có thể xây dựng được cho mình năng lực điều hòa, sức nhẫn nại và khả năng hóa giải của nội tâm. Đây chính là nhân tài mà học viện muốn xây dựng ở tương lai.


Mục tiêu của học viện là:
1. Bồi dưỡng đội ngũ các nhà nghiên cứu và tu tập Phật học đầy đủ năng lực chỉnh hợp khoa học và quốc tế.
2. Bồi dưỡng đội ngũ các nhà giáo dục tôn giáo đầy đủ đạo đức nhân văn.
3. Bồi dưỡng đội ngũ các nhà phục vụ xã hội tràn đầy tình cảm tôn giáo.
4. Bồi dưỡng đội ngũ các nhà lãnh đạo ưu tú với tầm nhìn quốc tế rộng lớn.


Thượng tọa hiệu trưởng đúc kết: Mong muốn của chúng tôi là đạt được mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ những nhà lãnh đạo tôn giáo đầy đủ tri thức nghiên cứu và kinh nghiệm tu tập, các nhân tài cho sự nghiệp nghiên cứu Phật Học, sự nghiệp công tác xã hội, sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp vă hóa. Đó cũng chính là mong muốn cống hiến cho xã hội của chúng tôi.


Trong tương lai cùng với Học Viện Nghiên Cứu Và Tu Tập Phất Giáo Pháp Cổ chúng tôi sẽ thành lập Học Viện Xã Hội Nhân Văn Pháp Cổ để kết hợp với nhau nhằm hoàn chỉnh hệ thống giáo dục Phật học và thế học(2) giúp cho sinh viên có thể liên thông chọn lọc những học phần thích hợp với bản thân tại cả hai học viện hoặc là học lấy cả hai văn bằng. Đào tạo đội ngũ nhân tài có tầm nhìn quốc tgế cùng kiến thức khoa học. Đào tạo đội ngũ nhân tài các nhà hoạt động xã hội tràn đầy tình thương vốn có của các nhà hoạt động tôn giáo.


Học Viện Nghiên Cứu Và Tu Tập Phật Giáo Pháp Cổ được ngài Thành Nghiêm xây dựng ở vùng núi Kim Sơn huyện Đài Bắc, Đài Loan với phong cảnh hữu tình lấy toàn lầu hành chính làm trung tâm của học viện nối tiếp với khu hội nghị Quốc Tế và Trung Tâm Tin Học và Thư Viện. Tạo thành một hệ thống liên kết ba mặt giữa hàn chhánh, giảng dạy và nghiên cứu học thuật.


Đặc biệt khu hội nghị Quốc Tế được thiết kế, xây dựng và trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế, đa công năng có thể cùng lúc tổ chức nhiều hội nghị với châgts lượng cao nhất hiện nay ở Đài Loan. Thư viện có số lượng hơn một trăm nghìn đầu sách gồm đủ các hứ tiến Hoa, Anh, Nhật, Đức, Pháp, Nga, Phạn, Pali và Tây Tạng. Ngoài ra còn một lượng lớn các tác phẩm nghiên cứu và luận văn Phật Học trên thế giới đĩa DVD, băng hình và băng ghi âm, cùng tất cả các bộ đại tạng kinh hiện có trên thế giới đó là những thiết bị thuộc phần mềm của thư viện.


Riêng phần cứng của thư viện cũng được xây dựng, thiết kế và trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế gồm đầy đù phòng đọc sách, phòng đọc báo, phòng đọc tạp chí, phòng nghiên cứu cá nhân, phòng thảo luận nhóm, phòng nghe nhìn hiện đại. Đồng thời hệ thống internet của thư viện được nối mạng liên ktế với tất cả các thư viện ở Đài Loan và các thư viện lớn trên thế giới để liên thông phục vụ việc nghiên cứu học tập của sinh viên.


Học viện được thiết kế, xây dựng với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho viện nghiên cứu và tu tập, có đầy đủ ký túc xá cho sinh viên nội trú, nhà ăn phục vụ thức ăn chay, với nhiều dạng học bổng cho sinh viên, nếu sinh viên là tu sĩ thì được miễn toàn bộ học phí, sinh viên nghèo được giảm học phí, sinh viên đỗ đầu kỳ thi tuyển sinh được miễn học phí. Mỗi học kỳ sinh viên có thể xin xét cấp khoảng học bổng từ ba mươi nghìn đến sáu mươi nghìn đô la Đài Loan(3) (khoảng mười lăm đến ba mươi triệu đồng Việt Nam).


Học viện đã tiến hành tuyển sinh và đi vào giảng dạy chương trình năm đầu tiên. Chúng ta vui mừng và cầu chúc một tương lai phát triển của học viện cũng mong ước có một học viện Phật Giáo chí ít là như thế sẽ được thành lập ở Việt Nam trong thời gian tới.


Thích Giải Hiền – Nghiên cứu sinh Tiến sĩ hành chính giáo dục


Chú Thích:


(1)Học viện tương đương như trường cao đẳng tại Việt Nam chưa được là trường đại học.
(2) Theo qui định một trường Đại Học (University) ở Đài Loan phải có ít nhất là ba học viện (College).
(3) Một đô la Đài Loan (Đài Tệ) bằng 470 đến 500 Đồng Việt Nam.