Nếu nhắc đến “vùng đất thuần khiết cuối cùng trên trái đất”, trong tiềm thức người ta nghĩ ngay đến đỉnh Everest linh thiêng, nhưng thực tế đây cũng là nơi có rất nhiều hồ nước rộng lớn, ước tính có khoảng 1500 hồ. Trong đó, ở khu vực Tây Tạng có 3 hồ rất linh thiêng, đặc biệt là hồ Yamdrok, nổi tiếng với trữ lượng cá cực lớn. Tuy nhiên, người ta lại không đánh bắt cá ở đây, nguyên nhân đằng sau khá bí ẩn.
Hồ Yamdrok ở Shannan, Tây Tạng, Trung Quốc, người ta còn gọi nó là hồ Yanghu. Nơi đây có số lượng cá chép và cá chạch rất lớn. Ước tính trữ lượng cá ở đây vượt 800 triệu kg, đôi khi chỉ cần tay không cũng có thể vợt được cá trong tích tắc. Tuy nhiên, người ta không dám đánh bắt, điều này có liên quan tới yếu tố tôn giáo và nguồn nước ở đây.
Trước hết, Phật giáo Tây Tạng cho rằng, hồ Yamdrok là hóa thân rồng, rất linh thiêng, bất khả xâm phạm. Ngoài ra, còn có phong tục địa phương là “thuỷ táng”, nên nó có liên quan mật thiết tới gia đình của người dân tại đây. Người ta cho rằng, không ai dám ăn cá đã được nuôi bởi thịt con người.
Hơn nữa, Phật giáo Tây Tạng không chủ trương giết những con vật nhỏ như cá, nhưng bò yak hay cừu thì được phép.
Dưới góc độ khoa học, hồ Yamdrok có tính kiềm, nhiệt độ nước quanh năm thấp, cá trong hồ nước lạnh sinh trưởng chậm, các loại thực vật phù du trong nước cũng khó quang hợp, thiếu chất dinh dưỡng. Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của những loài cá ở đây đã tiến hoá, chúng sẽ hấp thu hết tất cả mọi thứ trong hồ, khiến chúng tích tích tụ rất nhiều độc tố, được ví như “thuốc trừ sâu”. Do đó, người ta khuyến khích không nên tiêu thụ các loài cá ở đây.
Phan Hằng (Báo Giao thông)