Trang chủ Văn hóa Giới thiệu sách Hình ảnh chân thật về sự thanh thản, an vui lúc cuối...

Hình ảnh chân thật về sự thanh thản, an vui lúc cuối đời của HT.Thích Thánh Nghiêm

464

” Hình ảnh của sư phụ dần hiện ra trước mắt tôi khi đọc lai từng câu chuyện được ghi lại một cách rõ ràng, các hoạt động Phật sự có sự xuất hiện của Ngài, hay đôi khi là những cảm xúc, suy nghĩ của Ngài khi vừa trải qua ranh giới giữa sự sống và cái chết trong cơn bệnh hiểm nghèo…”

Ngày mồng 3 tháng 2 năm 2009, sau khi sư phụ Thánh Nghiêm viên tịch, lần lượt trên các tạp chí “Pháp cổ”, “Nhân sinh” đều nhắc đến việc sư phụ vẫn còn có một quyển sách mang tên “Cuộc sống thanh thản lúc cuối đời” có thể sẽ được xuất bản trong nay mai. Và thế là, gần một năm trở lại đây, có rất nhiều người chờ đợi và hiếu kỳ về quyển sách này. Họ muốn hiểu về sự phụ, về một con người phải chống chọi lại với những căn bệnh hiểm nghèo khi đã về già, vì đâu Ngài lại có thể có được những phút giây thanh thản, an vui đầy nghị lực trong lúc đứng giữa hai bến bờ sinh tử như thế. Tất cả những thắc mắc này đều được phản ánh thông qua bộ phận phục vụ khách hàng của Văn hóa Pháp cổ, nhân viên ở đây cho biết không chỉ mỗi ngày phải tiếp nhận rất nhiều cuộc điện thoại của độc giả khắp mọi nơi gọi tới cần được tư vấn, chia sẻ thông tin về quyển sách, mà thậm chí còn có người gửi tiền mặt đến để đặt mua. Chính sự kì vọng, mong mỏi đó đã tạo nên áp lực không nhỏ cho bộ phận biên tập, họ đã phải thường xuyên thỉnh cầu, khéo léo thúc giục Sư Phụ Lệ Giai sớm hoàn thành việc chỉnh lý bản thảo. Song đến tháng 6 năm 2009, khi tiếp nhận bản thảo từ bộ phận chỉnh lí chuyển tới, chưa kịp mừng, thì Ban biên tập đã gặp phải một vấn đề vô cùng gian nan.

Chân dung HT.Thích Thánh Nghiêm 

Khó khăn chính là phải chuyển tải lối hành văn trong lời thuật của sư phụ theo hình thức ký sự để thể hiện nội dung sư việc. Song trong đó không có những sự việc mới mẻ, cũng như không có những điều tốt đẹp so với trước kia mà mọi người vẫn thường biết tới. Điều này đã khiến tôi vô cùng lo lắng, cốt lỗi của quyển sách này là phải làm sao thể hiện được một cách trọn vẹn về hình ảnh, ý nghĩa “Cuộc sống thanh thản lúc cuối đời” của Ngài?

Lần đầu tiên khi nhận được lời thuật đã được chỉnh lí dài tới 167 nghìn chữ, lật từng trang viết, tôi cảm thấy dường như mình đang đi qua từng mảng ghép về cuộc đời của sư phụ Thánh Nghiêm, chúng được ghi lại một cách rất chi tiết và sống động. Ngoài mỗi một sự việc được ghi lại trình tự theo thời gian, quyển sách còn có nội dung hoàn chỉnh của những buổi diễn giảng, những buổi khai thị với thính chúng, thể hiện những khoảnh khắc cuối đời ngắn ngủi, đầy ý nghĩa. Sau khi thỉnh giáo sư phụ Lệ Giai và sư phụ Phương Đắc Tri về một vài vấn đề liên quan đến văn phong và cách trình bày thì có thể nói là: “Nội dung các bài giảng giải, khai thị đã được chỉnh lí xong”. Khi đó, tôi quyết định quyển sách có thể chia thành 3 phần: thượng, trung và hạ.

Ban biên tập đã cùng nhau thảo luận rất nhiều phương án, quyết định sẽ biên tập thành hai cuốn. Nội dung cuốn thứ nhất sẽ thể hiện về những điểu mà sư phụ trình bày về “Bản Lai Diện Mục”, giữ nguyên nội dung lời tự thuật. Còn liên quan đến giữa các bài khai thị và diễn giảng sẽ được trình bày ở cuốn thứ hai. Đề nghị này đã khiến tôi phân vân: “Liệu việc này với việc ghi lại cuộc đời và những sự việc xảy ra trong đời có gì khác nhau?”

Thế nhưng, trong những đêm dài thức trắng, giữa cái không gian yên tĩnh nơi thiền môn lúc giữa đêm, đọc lại bản thảo biên tập này, tự dưng cảm thấy cay cay nơi khóe mắt và dường như mắt mình nhòe đi vì ướt lệ. Nhắm mắt lại thở nhẹ và suy nghĩ, từ trong những cái rất khô khan, mộc mạc của cuộc hành trình ghi lại các sự việc trong khoảnh khắc cuối đời, nếu không phải là sự gặp gỡ, sự khai thị ,thì lại là sự giảng dạy, chia sẻ của sự phụ cùng với các đồ đệ. Hơn nữa, đây cũng chỉ là một sự tự thuật vô cùng giản đơn của Ngài, song tại sao có thể khiến tôi cảm động đến rơi lệ như thế?

Hình ảnh của sư phụ dần hiện ra trước mắt tôi khi đọc lai từng câu chuyện được ghi lại một cách rõ ràng, các hoạt động Phật sự có sự xuất hiện của Ngài, hay đôi khi là những cảm xúc, suy nghĩ của Ngài khi vừa trải qua ranh giới giữa sự sống và cái chết trong cơn bệnh hiểm nghèo… Còn nhớ lúc đó, được nhìn thấy nét vui tươi, phấn chấn của sư phụ, nhưng tôi không biết được rằng tận sâu thẩm bên trong,sư phụ đã lấy thân xác tiều tụy, yếu ớt của mình để quan tâm,an ủi các chúng đệ tử còn rất trẻ – những người chưa nếm hết, cảm nhận hết được tận cùng của sự khổ cực, đau đớn.

Nhất là trong khoảng thời gian một tháng cuối cùng trước khi sư phụ viên tịch. Chúng tôi không ngừng cầu nguyện, mong cho pháp thể sư phụ được mạnh khỏe, sư phụ sẽ có thể ở lại, mà không rời xa nhửng đệ tử của người. Thế nhưng khi đọc những lời tự thuật về bệnh tình được nói trong cuốn sách này, bỗng nhiên cảm thấy lòng như se thắc lại, sự phụ đã lấy sự thống khổ của bệnh tật để hiện thị cái gọi là “hành, Trụ, hoại, Không” của sắc thân. ( thấy được sự thống khổ của bệnh tật của sự phụ, thấy được cái gọi là “Hành, Trụ, Hoại, không” của sắc thân). Khi đó nếu như hiểu được những điều này, tin rằng mọi người sẽ không cố gắng cầu nguyện nhiều đến như vậy. Thế nhưng đó là tất cả sự mâu thuẫn và xung đột luôn ray rức trong lòng của bản thân của mỗi người người đệ tử, khi nhìn thấy con người đối mặt với sự sống và cái chết. Đối với sư phụ mà nói, tất cả đều rất thản nhiên và tự tại giống như những gì vốn dĩ đã tồn tại và mất đi theo quy luật duyên sinh của cuộc đời. Với một con người đã vượt qua sự sống và cái chết đến vài lần như sư phụ, Sinh tử đó chỉ là một sự ra di nhẹ nhàng như gió như mây. Điều đó hoàn toàn không phải chỉ là đối với riêng sư phụ.

Đọc những hành trình của Ngài được ghi lại trong hồ sơ, tôi càng cảm động hơn. Sư phụ đã một đời nỗ lực, cố gắng không ngừng. Giống như sư phụ đã từng nhấn mạnh: “Cả cuộc đời tu hành, nguyện đem thân mệnh này cứu độ chúng sinh”. Cho dù đến tận lúc cuối đời cần phải nghỉ ngơi dưỡng bệnh, song thông qua cuốn sách chúng ta có thể thấy, dường như mỗi ngày đều có người tới xin được gặp sư phụ để được giảng giải, chia sẻ, hội ý về các vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống. Ngoài nội dung tự thuật được ghi lại trong cuộc hành trình những ngày cuối đời được công khai ở đây, cuốn sách còn có rất nhiều điều thú vị khác liên quan đến cả cuộc đời Ngài.

( Còn tiếp)

Thái Hòa – Nguyễn Quang Ngọc (lược dịch)