Trang chủ Diễn đàn Chấn hưng Phật giáo Hãy cùng hộ trì và hoằng truyền PG của dân tộc VN

Hãy cùng hộ trì và hoằng truyền PG của dân tộc VN

137

Mầm mống

Tôi có một chị bạn tương đối thân, nhà ở Q. 3 – TP Hồ Chí Minh theo đạo Tin lành. Cách đây vài tháng trong một lần nói chuyện về… “đạo tâm”, chị vận động tôi bỏ đạo Phật theo đạo Tin lành.

Tôi hơi bất ngờ, nể tình bạn bè nên tôi không tỏ thái độ gì nhưng nghi hoặc có cái gì đó ẩn ý trong những lời khuyên của chị…

Đọc bài viết “Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ” của Minh Thạnh và Trọng Hoàng thì tôi đã vỡ lẽ… Cái gọi là “cải đạo” đã được họ chuẩn bị từ lâu, những môn đồ của họ không ai là không được quán triệt tư tưởng “cải đạo”, một sự mở màn cho một chiến dịch này tại Việt Nam.

Cứ nhìn biểu tượng chữ T tượng trưng cho cây thánh giá bành trướng như hai cánh tay vươn rộng khống chế toàn bộ bản đồ hình chữ S có thể thấy đây là một show diễn đơn thuần.

Hãy thử nhắc qua những chuyện thế này: Ví như cuộc hành trình của sư Huyền Trang đi thỉnh kinh Phật thì thấy rõ. Hung dữ như Ngưu ma vương cũng phải lộ nguyên hình dưới bàn tay của Na Tra thái tử. Thay hình đổi dạng 3 lần như Bạch cốt tinh nhằm hãm hại Đường Tam Tạng cũng bị Ngộ Không đánh bại. Phật ở đâu là có ma quỷ xuất hiện ở đó thao túng, hoành hành.

Hoặc trong lịch sử nước Đại Việt đã từng bị các nước mạnh như: Tàu, Nguyên Mông rồi đến Nhật, Pháp, Mỹ xâm lược, từ chiến thuật dùng sức người như thời Mãn Thanh, rồi những vũ khí tối tân nhất thế giới như người Mỹ rồi cũng trở lại chữ “không” trên đất Việt. 

Cả thế giới và các thế hệ người Việt Nam ta biết rất rõ, chế độ cũ ở miền Nam – Việt Nam qua mấy đời tổng thống có chung một chiến dịch tuyên truyền “chống cộng” với mọi hình thức trường kỳ mấy mươi năm cũng không làm lay chuyển được chân lý của hàng chục triệu người Việt yêu nước.

Thiết nghĩ cái “cải đạo” này của phái Tin lành thật là ảo vọng. “Việt Nam sẽ thuộc về chúa trời” ư ? Chỉ là hão huyền. Đã là hão huyền – ảo vọng thì nó giống như bọt bèo nổi lên rồi lại tan. Khác nào như đám mây đen tụ lại dù gây gió, gây giông như dọa nạt sư kiên định của con người. 

Phật giáo Việt Nam hình thành và phát triển hàng ngàn năm qua, với truyền thống lịch sử gắn liền với sứ mạng của dân tộc, bảo vệ hạnh phúc của Phật tử nói riêng và bảo vệ non sông đất nước nói chung.

Nhờ đó, Phật giáo đất Việt đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong lịch sử thì cái model “cải đạo” của Tin lành diễn ra ngang nhiên đầy thách thức.

Đối với Phật tử Việt Nam, 4 chữ ĐẠO PHÁP và DÂN TỘC đã thấm vào máu thịt từng người Phật tử, họ tu học không chỉ để được giải thóat khỏi tục lụy thói đời mà còn bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ quê hương đất nước.

Thế nhưng nói đi thì phải nói lại, nếu Tăng Ni, Phật tử Việt Nam không nỗ vực vượt khó, hàng yêu phá chướng, một lòng quyết tâm như ngài Huyền Trang thỉnh kinh năm xưa, không ý thức sứ mạng bảo vệ truyền thống đạo đức, văn hóa, tâm linh của dân tộc, không có cái dũng xả thân hy sinh vì đạo pháp như ngài Quảng Đức, thì cái "ảo vọng" cải đạo của Tin Lành sẽ biến thành hiện thực không sớm thì muộn, mà Hàn Quốc chính là một bằng chứng nhãn tiền.

Phật giáo và thời đại

Qua sự việc “cải đạo” của Tin lành, các Phật tử mới có thêm cơ hội nghĩ thêm về vai trò các chức sắc trong Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thể hiện trí tuệ – đạo đức – trách nhiệm của một người tu sĩ lãnh đạo với Phật giáo trong nước như thế nào trong thời đại hôm nay?

Với một Phật tử bình thường, thường ngày tu thiền, trì chú, quán tưởng không chỉ duy nhất mong cầu bản thân được giải thoát mà còn cầu nguyện cho quốc thái dân an. Dù là tông, phái nào của đạo Phật thì cũng đều học theo giáo Pháp của Thích ca Mâu Ni.

Thế nhưng, nhìn chung hoạt động Phật giáo ở các vùng miền, các tỉnh thành trong nước lại khác nhau quá nhiều.

Cụ thể ở ngay thành phố lớn nơi mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có văn phòng hoạt động, lại có nhiều ngôi chùa đã được Nhà nước đánh giá xếp hạng Di tích Văn hóa, như chùa Châu Long ở phố Trấn Quốc, chùa Thần Quang ở phố Ngũ Xã, chùa Thiên Ân ở phố Hàng Khoai v v… đã nhiều thập kỷ qua bị người dân lấn chiếm vô tội vạ mà không ai can thiệp bảo vệ chùa nói riêng và bảo vệ Di tích Văn hóa của quốc gia và của nhân dân nói chung.

Cái câu “Mũ ni che tai” của tục ngữ xưa không còn phù hợp với đạo Phật thời @. Nhưng những cảnh ngang tai, chướng mắt thường nhật ở xung quanh những ngôi chùa đó giống như không ai biết, khiến cho những người con của Phật chứng kiến mà không khỏi xót xa, đau lòng.

Vì hầu hết những người đến chùa để cầu an, cầu lộc, cầu tài, họ chưa bao giờ được nghe giảng Pháp ở chùa. Nếu có ai đó tỉnh thức muốn đến chùa nghe Pháp cũng chẳng biết diễn ra bao giờ? Ở chùa nào?

Nếu chí tâm chí tín lắm thì đến chùa Quán Sứ mua băng, đĩa về nghe, mà hầu như những bài giảng Pháp do các thầy ở trong Nam thực hiện được cửa hàng sao chép lại để lưu hành.

Trái lại ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác ở miền Đông, miền Trung và miền Tây, những cảnh chùa chiền phong quang sạch sẽ trở thành nếp sống đạo đẹp đẽ là nhờ các sư trụ trì đã làm tốt việc bảo vệ chính pháp và thường xuyên tổ chức các buổi thuyết Pháp.

Tại chùa Hoằng Pháp, không chỉ những Phật tử lớn tuổi mà mỗi mùa Vu Lan hoặc mùa hè có hàng vạn học sinh, sinh viên đổ về chùa tu học và nghe thuyết giảng.


Lễ hội hoa đăng vía Phật A Di Đà chùa Hoằng Pháp

Chùa Phật Quang ẩn sâu trong vùng Núi Dinh ở huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mỗi mùa Lễ hội cũng có hàng vạn Phật tử ở tận vùng sâu Cà Mau, từ cao nguyên Đăk Lăk không quản đường xa lên chùa dự lễ và nghe thầy Chân Quang thuyết giảng.


Nghe thuyết pháp tại chùa Phật Quang (Vũng Tàu)

Cũng vì đạo Phật của dân tộc Việt Nam mà Thượng tọa Thích Chân Quang đã biết bao lần không quản sức khỏe, quan san cách trở, đến bất cứ tỉnh thành xa xôi nào để thực hiện sứ mạng của của một hành giả của Như Lai Hoằng Pháp.

Những buổi giảng Pháp kinh điển của Đức Phật sẽ truyền đạt trực tiếp để lại ấn tượng sâu sắc và quý giá đến người nghe.

Lời của Đức Phật dạy rằng: “Hãy ra đi, các Tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người, đem lại hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả… Hãy phất lên ngọn cờ bậc thiện trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy, là các con đã hoàn tất nhiệm vụ”. 

Vậy, những nhà sư nào đã thực hiện được những giáo huấn này của Như Lai? Còn những nhà sư có chức sắc không làm tốt được điều này thì nghĩ sao?

Nhờ những bài giảng của các Hòa thượng Thích Trí Quảng, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, thầy Chân Tính, thầy Chân Quang, thầy Nhật Từ v v… đã chuyển tâm nhiều người lầm lỡ, chuyển tâm những đứa con ngỗ nghịch, những người chồng phũ phu với vợ với con và những người bất chất tấp cả vì mưu lợi cá nhân.

Họ dần trở thành những Phật tử thuận thành một lòng tu học theo giáo lý của Đức Phật, một lòng bảo vệ Phật giáo và một lòng bảo vệ nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Đạt được tất cả những điều ấy là sự đóng góp tâm sức to lớn của các vị chân tu đúng nghĩa trong việc Hoằng Pháp. Đó chính là thứ vũ khí đắc lực bảo vệ chính Pháp – Biết bao ngôi chùa là bấy nhiêu các vị chân sư một lòng vì đạo Phật của Việt Nam cũng làm như vậy.

Nếu không làm được những điều ý nghĩa cao cả đó thì nhà sư đơn thuần chỉ là người hưởng lộc chùa để mà làm một việc giữ chùa mà thôi (?!).

Người Phật tử sau khi đã quy Tam bảo, ngoài việc nghe giảng ý nghĩa quy y và thọ 5 giới thì còn hiểu rất sơ khai về Phật giáo.

Do vậy, tu mà không nghe thuyết giảng thì không thể hiểu rõ ràng giữa hai ranh giới tâm linh và mê tín khác nhau thế nào để mà tu cho đúng, sống cho đúng.

Có tu đúng lời Phật dạy thì mới khai sáng trí tuệ, mới giữ vững được đạo tâm thì không có thế lực tà đạo nào dù có dở trò quỷ quỵt hay dùng vật chất cũng không thể lung lay được chân lý vi diệu của Đức Thế Tôn đã dạy.

Phật giáo và dân tộc

Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, qua đường biển, Đạo Phật từ Ấn Độ đến với Việt Nam. Trải  bao biến thiên nhưng đạo Phật vẫn phát triển, qua thời Đinh – Lê khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, Phật giáo Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

Đến thời nhà Lý đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, qua nhiều triều đại vẫn tiếp nối truyền thống đạo Phật và thực hiện rất nhiều Phật sự, góp phần phát triển việc tu học. Nhờ đó đã tạo nên một nền văn hóa rất riêng của nước Đại Việt.

Các công trình Phật giáo, trên khắp 54 tỉnh thành, từ thành thị tới nông thôn, khắp các huyện thị, đều có các công trình chùa chiền.

Các công trình Phật giáo như chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình, Thiền viện Trúc Lâm ở Lâm Đồng, ở Yên Tử góp phần nhân lên giá trị nhân văn của một dân tộc.

Ngoài ra, các thể loại văn học, nghệ thuật, các tác phẩm điêu khắc, thi ca về Phật giáo v v… ngày càng phong phú.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng qua từng thời kỳ lịch sử ấy vẫn nổi lên những nhà tu hành đã hiến dâng trí tuệ, quyên sinh vì mục đích bảo vệ giá trị vô song của đạo Phật Việt Nam.

Và chỉ có những nhà sư của Phật giáo Việt Nam mới làm nên Bi – Trí – Dũng ấy.

Nếu lửa của cái gọi là “cải đạo” cháy từ những ngọn đuốc của họ thì lửa từ hình tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn cháy xuyên suốt qua bao như nhắc nhở các thế hệ Phật giáo Việt Nam cho đến nay.

Phật hoàng Trần Nhân Tông đã được khắc từng chữ vàng về cuộc đời của mình vào lịch sử Việt Nam trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam.

Lời tâm huyết của người Phật tử Việt Nam

Trước sự thách thức của việc “cải đạo” của Tin lành, xin hỏi:  Ẩn số nào đã hạn chế Phật Pháp Việt Nam không phát triển đúng nghĩa trong thời đại hiện nay? Dấu ấn nào của Phật giáo Việt Nam ở ngưỡng mới của thế kỷ 21? Thông điệp nào của Phật tử sẽ được Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam coi trọng đặt lên hàng đầu để giải mã những bức xúc của hàng chục triệu Phật tử Việt Nam hiện nay?

Việc Tin lành tiến hành “cải đạo” ở Mỹ Đình vớ tuyên ngôn Thuộc linh dâng dân tộc cho chúa và chà đạp văn hóa truyền thống đã gây một cú sốc cho những người yêu nước, làm tổn thương lòng tự hào dân tộc, trong đó có hàng chục triệu Phật tử Việt Nam.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phải làm gì trước những dấu hỏi lớn của người Phật tử Việt Nam?