Trang chủ Tin tức Hậu Giang: Ra mắt Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh...

Hậu Giang: Ra mắt Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2006-2010

232

Tỉnh Hậu Giang có 5.475 hộ với 25.364 nhân khẩu là người dân tộc Khmer(chiếm 3,20%/ tổng số dân toàn tỉnh), sống tập trung đông nhất ở 28 xã, 31 ấp trên địa bàn tỉnh. Có 15 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer, được xây dựng ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành A và thị xã Vị Thanh; đa số người dân tộc Khmer sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và theo tín ngưỡng tôn giáo đạo Phật.

Từ khi có Chỉ thị 68-Ct của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 22/CP của Chính phủ, Pháp lệnh tín ngưỡng ,tôn giáo và những Chủ trương, Chính sách khác của Đảng và Nhà nước về tôn giáo-dân tộc, giới Sư sãi Phật giáo Nam Tông và đồng bào dân tộc Khmer phấn khởi vì cuộc sống được ổn định, tạo điều kiện cho việc thực hiện xây dựng đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc; công tác trùng tu nơi thờ tự đã được Nhà nước quan tâm ữô trợ hàng trăm triệu đồng cho việc sửa chữa Chánh Điện và Sala, cũng như xây dựng lò hỏa táng …., vì vậy mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer ngày càng được nâng cao, nhiều nhà tình nghĩa, tình thương được xây dựng và sửa chữa 2.179 căn , cũng như việc vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi hàng tỷ đồng; đào tạo nghề cho 7.446 thanh niên là người dân tộc khmer. Giới Sư sãi các chùa ngoài việc tu học còn tham gia lao động sản xuất và vận động bà con xây dựng đời sống với phương châm “ Tốt đời, đẹp đạo”; trong thời gian qua, giới Sư sãi đã nhận được 5.060 quyển kinh luật Nam Tông Khmer.

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang lần thứ I, nhiệm kỳ 2006-2010, đã đề ra phương hướng hoạt động là Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước, Ban quản trị các Chùa trong tỉnh vận động đồng bào dân tộc Khmer, không ngừng phát triển kinh tế để ổn định đời sống, xây dựng quê hương, Phum sro’k giàu đẹp và nơi thờ tự trang nghiêm; vận động con em người dân tộc học tập văn hóa, học nghề để tự mình tạo cuộc sống bền vững; phát huy những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Khmer và dân tộc kinh trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; mỗi Sư sãi, đồng bào, Phật tử phải am hiểu về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thấu hiểu tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách đối với tôn giáo, dân tộc và tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng tôn giáo; mở lớp học kinh luật, giáo lý cho tăng sinh, mở lớp tiếng Khmer, song ngữ, bổ túc văn hóa, học nghề cho con em đồng bào dân tộc Khmer; trong hoạt động lễ nghi tôn giáo thiết thực, tránh phô trương, thực hành tiết kiệm và bài trừ mê tín, dị đoan; vận động tín đồ và đồng bào dân tộc tham gia thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc gia đình liệt sĩ, gia đình nghèo, tích cực tham gia hoạt động xã hội; vận động đồng bào, Phật tử luôn đoàn kết với và chấp hành sự điều hành quản lý của chính quyền địa phương, tạo mối quan hệ thân thiện với các tôn giáo bạn để cùng nhau góp phần xây dựng quê hương, đề cao cảnh giác những kẻ lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, gây hận thù dân tộc, làm mất đoàn kết trong phum sro’k và nơi thờ tự.

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang lần thứ I, nhiệm kỳ 2006-2010, đã chọn cử ra Ban Chấp hành Hội có 15 vị là Đại đức chủ trì 15 chùa Khmer trong tỉnh. Đại đức Sơn Cường, chủ trì chùa Sănkummenchey( tọa lạc tại xã Vĩnh viễn-huyện Long Mỹ) làm Hội trưởng; hai Hội phó gồm: Đại đức Danh Hạnh, chủ trì chùa Utđôngmenchey (xã Lương Tâm-huyện Long Mỹ), Đại đức Lý Vệ, chủ trì chùa Aranhứt ( Xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A).