Trang chủ Văn học Tùy bút Hành hương về chốn Tổ (Phần 1)

Hành hương về chốn Tổ (Phần 1)

69


Lên tàu lúc gần khuya, trên chiếc gường tận tầng 3, nhưng với tôi đó đã là sự may mắn, vì chiều nay tôi mới cầm được chiếc vé cuối cùng của chuyến tàu này. Tàu đang xuôi về Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.







vh10.jpg picture by beijing20072 vh11.jpg picture by beijing20072


…Vũ Hán hiện trước mắt trong buổi sớm chớm thu. Thầy Ấn đón tôi tại nhà ga, sau đó hai huynh đệ lên xe bus để về nơi nghỉ của thầy. Các con đường ở Vũ Hán có vẻ nhộn nhịp và sôi động, bởi lượng sinh viên tập trung đến đây trong mùa khai giảng.


Đến nơi, chúng tôi chào thầy An Ngôn – người pháp lữ cùng phòng với thầy Ấn, rồi bát phố. Thầy Ấn giới thiệu một vài ngôi chùa mà thầy đã từng tới, rồi chúng tôi cùng hướng về khu Hán Khẩu, đặc biệt là sông Trường Giang bao la rộng lớn, bảng lảng khói sương trong ánh bình mình. Trường Giang hay Dương Tử giang là con sông lớn nhất Trung Quốc và đứng trong top 5 con sông lớn nhất, dài nhất thế giới, chia cắt Vũ Xương – Hán Khấu. Tới đây mới cảm nhận hết nét đẹp của vùng đất cổ gắn liền với nhiều tên tuổi bao anh hùng, tao nhân mặc khách… Mặc dù hiện nay đời sống công nghiệp khiến cảnh vật thay đổi nhiều, nhưng tích cũ vẫn còn in đậm trên từng gốc phố con đường và cả những nhánh sông. Đâu đâu cũng phảng phất hồn thơ sông núi. Hoàng Hạc lâu vẫn sừng sững, tĩnh mặc giữa dòng đời, mới thấu hiểu những gì mà Thôi Hiệu gởi đến thế nhân.


Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”



(Bản dịch của Tản Đà )


Hoàng Hạc lâu là nơi được nhắc đến nhiều nhất khi du khách đến Vũ Hán, vì có những truyền thuyết thú vị lưu truyền mãi đến tận bây giờ. Theo sách Hoàn Vũ Ký, từ lầu này, Phí Văn Vi đã cưỡi hạc vàng đi tu tiên. Sách Tề Hài Chí thì ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng bay ngang lầu nầy. Sách Nguyên Hòa Chí thì ghi lầu nầy được dựng trên mỏm đá có tên Hạc Vàng. Tương truyền, khu đất lầu Hoàng Hạc cổ xưa vốn là một quán rượu của một người tên Tân. Một hôm có một vị thiền sư theo Lão Giáo ghé quán nầy nghỉ chân, và được chủ quán mời rượu không tính tiền. Để đền ơn chủ quán, vị thiền sư vẽ hình một con hạc vàng lên bờ tường và khi vỗ tay thì con hạc bước xuống bàn nhảy múa. Chuyện lạ được lưu truyền, quán rượu thu hút rất nhiều khách thập phương và vị chủ quán trở nên giàu có. Khoảng 10 năm sau, vị thiền sư trở lại, thổi sáo và sau đó vỗ tay gọi hạc bay ra, rồi cưỡi hạc về trời. Để ghi nhớ cảnh tượng kỳ lạ và cơ duyên ấy, chủ quán xây một căn lầu gọi tên là Hoàng Hạc lâu.


Theo sử liệu thì lầu Hoàng Hạc được xây vào năm 223 sau Công Nguyên. Sau khi hoàn thành xong thì lầu Hoàng Hạc là nơi các vị vương tôn hoàng tộc và tao nhân mặc khách thường lui tới xướng họa. Hoàng Hạc lâu nguyên thủy được làm bằng gỗ, sau khi bị hỏa hoạn nhiều lần, lầu được trùng tu lại. Công việc trùng tu được bắt đầu từ năm 1981, và hoàn thành năm 1985, và cũng trong năm này được mở ra cho công chúng vào thăm viếng.


Ban đầu, lầu Hạc Vàng là một kiến trúc bằng gỗ chạm trổ, có ba tầng, ở trên đỉnh bằng đồng. Ngày nay lầu lộng lẫy hơn, gồm năm tầng, cao 51.4 mét (cao hơn kiến trúc cũ 20 mét). Tầng thấp nhất có kích thước 20 mét mỗi bề (lầu cũ chỉ có 15 mét). Tuy lầu Hoàng Hạc mới được xây lại dựa trên quan điểm thẩm mỹ hiện đại và kỹ thuật kiến trúc tân thời, nhưng vẫn còn giữ lại những đặc tính văn hóa và nét đẹp cổ truyền của lầu Hoàng Hạc cổ xưa.


Ông tài xế hoan hỷ khi biết chúng tôi là người Việt Nam, và cũng không ngần ngại dừng lại những địa điểm thuận tiện cho tôi chụp vài kiểu ảnh. Thầy Ấn tiếp tục giới thiệu cho tôi về tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán – đặc biệt là vùng đất Hoàng Mai, nơi mà tôi hằng ao ước đến đỉnh lễ tổ, dù chỉ một lần.


Một số hình ảnh :



Bến xe bus Vũ Hán


 









Một góc cổ kính


Hòang hạc lâu









Hòang Hạc lâu nhìn từ xa



Cầu Trường Giang


 








Cầu Tình Xuyên – một địa danh được nhắc đến trong Bài Thơ Hòang Hạc Lâu 





Một góc Trường Giang


(Còn tiếp)