![]() |
Cảnh đội mưa ngồi kín mít dài gần cây số tại tuyến đường Tây Sơn, gần tổ đình Phúc Khánh lúc 19h tối 14/1 âm lịch. |
![]() |
Giao thông tắc nghẽn kéo dài trên tuyến đường này và một số phố giao nối. |
![]() |
Nhiều người che chắn tập thể bằng một miếng nylon dài, người chưa chuẩn bị đành ngồi đội mưa. |
![]() |
Tết Nguyên tiêu là ngày lễ thiêng đầu năm mới. Tục truyền, trong ngày Rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng giám lòng thành của tín đồ. |
![]() |
Do đó ngày 14 hoặc chính rằm tháng Giêng các đền, chùa trở nên quá tải. Tại Hà Nội chùa Phúc Khánh nổi tiếng là nơi linh thiêng nhất nên thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu an. |
![]() |
Một trong những em bé theo mẹ đến ngồi hàng tiếng đồng hồ trên xe máy trong giá lạnh ngoài phố chờ làm lễ. |
![]() |
Dải phân cách tại lối lên cầu vượt Ngã tư Sở cũng chật kín. |
![]() |
Một cô gái lặng lẽ mặc áo mưa, tay đi găng lầm rầm khấn vái. |
![]() |
Đứng tràn cả ra lòng đường, cậu thiếu niên này cũng chắp tay làm lễ như người lớn. |
![]() |
Hết giờ, ghế được giơ cao trên đầu trên đường về. |
![]() |
Niềm vui sau khi lễ bái thành công và được phát lộc của một người đàn ông. |
![]() |
Báo, giấy lót chỗ ngồi được xả khiến tuyến đường tràn ngập rác. |
TPO – Chiều tối 16-2 (tức 14 tháng Giêng), hàng ngàn người đã đổ về chùa Phúc Khánh (phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) để dự lễ cầu an đầu năm mới Tân Mão. Vốn là ngôi chùa có tiếng ở Hà Nội, vì vậy lễ cầu an chính thức diễn ra vào ngày 14 tháng giêng hằng năm tại chùa Phúc Khánh luôn thu hút đông đảo người dân về đây dự lễ. Năm nay, lực lượng công an và cảnh sát giao thông đã được điều động từ chiều sớm để phân luồng đường đi, tránh ùn tắc tại ngã ba Thái Thịnh – Tây Sơn và khu vực Ngã Tư Sở. Tuy nhiên, do khuôn viên chùa quá chật, lượng người về dự lễ đông đúc, lại nằm cạnh khu vực giao thông tấp nập nên cả một đoạn đường dài gần một cây số từ giữa cầu vượt Ngã Tư Sở cho đến ngã ba Thái Thịnh – Tây Sơn chật kín người dự lễ. Các phương tiện tham gia giao thông ở làn đường bên chùa phải nhích từng chút một. Xe hơi, xe buýt đều phải vòng tránh ở ngã tư Thái Hà – Chùa Bộc – Tây Sơn và Thái Thinh, cũng như tại hướng Trường Chinh – Láng Hạ. Xe máy có thể len lỏi đi qua. Tận dụng dịp có một không hai này, nhiều hộ dân, kể cả cơ quan tư nhân xung quanh chùa đều tận dụng làm chỗ gửi xe với giá cắt cổ từ 15.000-20.000đ/vé. Bên trong chùa không còn một chỗ trống, bên ngoài người dân đứng ngồi dày đặc chiếm gần hết nửa làn đường bên phía chùa. Thậm chí, nhiều người phải xếp hàng dài từ giữa cầu vượt hay đứng trên dải phân cách để hướng về chùa cầu nguyện. Dưới đây là chùm ảnh biển người dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh tối 14 tháng Giêng năm Tân Mão:
Đường Tây Sơn ùn tắc suốt từ đoạn giao với Thái Hà – Chùa Bộc cho tới Ngã Tư Sở.
Các điểm giữ xe tự phát hai bên đường vẫn" hết đất" mặc dù giá giữ xe lên tới 15.000 – 20.000đ/vé.
Biển người đen đặc đứng cầu nguyện.
Không còn chỗ, nhiều người phải ngồi trên xe máy, đứng trên dải phân cách, hay đứng tận giữa cầu vượt để hướng về chùa cầu nguyện.
Lễ cầu an diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ (từ 19h đến 20h) mặc dù ban tổ chức đã ân cần nhắc nhở mọi người thu dọn ghế, giấy báo để đúng nơi quy định nhằm giữ gìn vệ sinh chung nhưng tan lễ mọi người đều muốn nhanh chân tới xin "lộc" hoặc ra về thờ ơ với rác rưởi. Tiền Phong Online |
“Xí” chỗ từ 2 giờ chiều dự lễ cầu an Chiều 16.2, hàng nghìn người dân đã đổ về Tổ đình Phúc Khánh (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) để dự đại lễ cầu an dịp Tết Nguyên tiêu.
Mặc dù đến 7 giờ tối nhà chùa Phúc Khánh mới bắt đầu tiến hành lễ cầu an nhưng khoảng 2 giờ chiều, Phật tử tứ xứ đã đổ dồn về đây với mong muốn có được chỗ ngồi như ý. Mọi khoảng trống đều được tận dụng tối đa. Hàng loạt giấy báo, ghế nhựa được mua hoặc thuê để “xí” chỗ cho bản thân, cho người nhà, bạn bè. Họ không ngần ngại ngồi lên xe ba gác, ngồi bệt xuống sân hay bất kỳ ngóc ngách nào. Do thời gian chờ đợi quá lâu, nhiều người đã phải “giết thời gian” bằng cách đọc báo, chuyện trò. Đến khoảng 4 giờ chiều, sân đình đã không còn chỗ trống. Lối chính dẫn vào chùa cũng chật kín, người ngồi kẻ đứng la liệt. Lực lượng an ninh được bố trí từ ngay ngoài chân cầu vượt Ngã Tư Sở đến mọi ngóc ngách nhà chùa và tại các cửa ra vào. Tuy vậy, do người tham dự lễ quá đông nên vẫn xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Khu vực chân cầu vượt Ngã Tư Sở, hàng trăm người ngồi tràn ra đường khiến giao thông trở nên khó khăn. Chùm ảnh PV laodong.com.vn ghi lại chiều 16.2, người người chen chân đi dự lễ cầu an.
|