Trang chủ Quốc tế PGVN Hải ngoại Hàn Quốc : Vị vua Phật tử thuần thành sáng chế chữ...

Hàn Quốc : Vị vua Phật tử thuần thành sáng chế chữ Quốc ngữ

201

Vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) tên Ido (李 祹), sinh ngày 10 tháng 4 năm Đinh Sửu (5.7.1397). Lên ngôi làm vua vào ngày 10 tháng 8 năm (9.9.1418), đời thứ 4 của vương triều Joseon (Triều Tiên) trên bán đảo Hàn Quốc.

Trong suốt triều đại Vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕-1418-1450), đất nước Hàn Quốc phát triển văn hóa nghệ thuật đến đỉnh cao, thời đó không thể ngờ được. Đức vua là người sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul (한글). Lại quan tâm đến thiên văn học và đã để lại cho hậu thế những báu vật như Đồng hồ mặt trời, Đồng hồ cát, địa cầu và bản đồ thiên văn . . . Bộ phận thống trị của triều đại Joseon với một hệ thống chính trị cân bằng. Triều đình mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài ra làm quan giúp nước. Các cuộc thi cử được xem là cơ sở cho sự thống nhất của xã hội và hoạt động mang tính trí thức nhất trong suốt thời kỳ này.

Năm Quý Hợi (1443), vì nguyện vọng ý thức độc lập chủ quyền bền vững, Vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) đã quyết định sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Hàn – Hangeul (한글), mặc dù lúc đó các phe phái trong triều đình phản đối kịch liệt. Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1443 và ấn bản năm 1446. Chí nguyện kiên cường bao năm tháng tâm quyết, kết quả mục đích của việc làm ra chữ viết Hangeul (한글) đã được thực hiện một cách chi tiết qua tác phẩm : “Hunminjeongeum Haerye”(Huấn dân chính âm giải lệ-训民正音解例-훈민정음 해례). Trong tác phẩm này, vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) đã giải thích rõ lý do vì sao đã sử dụng chữ Hán của người Trung Quốc mà cần phải phát minh ra chữ viết riêng của dân tộc (chữ Quốc ngữ). Tác phẩm này có đoạn: “Tiếng nói của nước ta khác với tiếng nói của Trung Quốc nên chữ viết không giống nhau. Vì thế mà bàn dân thiên hạ nói được nhưng lại không hiểu hết được con chữ. Lòng ta cảm thấy đau xót lắm ! Ta làm ra 28 con chữ cho tất thảy mọi người dễ làm quen, dễ sử dụng trong đời sống hằng ngày.”

Vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) đã thể hiện quan điểm lập trường của mình trong việc sáng tạo ra chữ viết Hangeul (한글). Chữ viết đơn giản và dễ học hơn chữ Hán của Trung Quốc, bách tính trăm họ trong xã hội đều có thể học đọc, học viết một cách dễ dàng. Vì ý thức độc lập tự cường và yêu tổ quốc, thương dân tộc cho nên mãi đến nay dân Hàn Quốc vẫn tôn phong vị vua là “Sejong đại đế” và ca ngợi  là “vị minh quân thánh triết vĩ đại nhất”. 

Chữ viết Hangeul (한글) của Hàn Quốc là một trong số rất ít thứ chữ viết trên thế giới mà người ta có thể nêu rõ tên người sáng tạo, thời gian và nguyên nhân ra đời. Chính vì nội này được lưu ký mà tác phẩm : “Hunminjeongeum Haerye” (Huấn dân chính âm giải lệ-训民正音解例-훈민정음 해례), đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản ký lục thế giới. Nhưng điều này vẫn chưa thể so sánh với việc Hangeul là một loại chữ viết vô cùng dễ học. Chỉ với năm phụ âm “ㄱ(g), ㄴ(n), ㅁ(m), ㅅ(s), ㅇ(ng)” và ba nguyên âm “ㆍ, ㅡ, ㅣ” chữ cái Hangeul (한글) đã thể hiện được tất cả mọi phát âm. Nếu ở trình độ đại học, thì chỉ trong vòng một tiếng, là người dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể viết được tên mình bằng chữ cái Hangeul (한글). Sau khi sáng tạo ra chữ viết Hangeul (한글), vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) đã sử dụng Hangeul (한글) để sáng tác hàng loạt các tác phẩm văn học để đời, trong đó có tác phẩm ca ngợi thời kỳ lập quốc của triều đại Joseon mang tên “Yongbieocheonga” (Long Phi Ngự Thiên Ca-龍飛御天歌 -용비어천가), hay tác phẩm ghi lại những những lời giáo huấn của đức Phật có tên là “Weolincheongangjigok” (Nguyệt Ấn Thiên Giang Chi Khúc-月印千江之曲-월인천강지곡). Tác phẩm “Long Phi Ngự Thiên Ca” đã được chuyển thể thành ca từ cho nhạc phẩm “Yeominrak” (Dữ Dân Lạc-與民樂-여민락), nghĩa là Vui cùng với muôn dân. Nhạc phẩm có nhịp điệu chậm, diễn tả cuộc sống của một đất nước bình yên, đất nước mà vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) hằng mong ước, phát nguyện dựng xây. 

Như trong nhạc phẩm “Yeominrak” (Dữ Dân Lạc-與民樂-여민락), vua rất quan tâm đặc biệt đến âm nhạc. Vào thời điểm đó, âm nhạc thường gắn liền với tư tưởng chính trị. Vì thế vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) muốn tạo nên sự độc đáo trong âm nhạc, từ đó sáng tạo ra tiêu chí của âm thanh, nhạc khí và nhịp điệu phù hợp.

Nhạc phẩm Jongmyojeryeak (Nhạc tế lễ Tông Miếu-宗庙祭礼-종묘 대제) do đích thân  đức vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) cầm que vẽ lên nền đất sáng tạo. Nhạc phẩm này hiện vẫn được cử hành vào ngày Chủ Nhật tuần đầu tiên trong tháng 5 hàng năm vào dịp lễ giỗ tổ ở Tông Miếu. “Nhạc tế lễ Tông Miếu” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trên thực tế, đức vua Sejong (Thế Tông-世宗大王-세종대왕) là người có nhiều nhân duyên với tổ chức UNESCO. Năm Kỷ Tỵ (1989), Tổ chức này đã lập ra “Giải xóa nạn mù chữ vua Sejong UNESCO” để vinh danh những người có công trong sự nghiệp xóa nạn mù chữ cho nhân loại. Điều này cho thấy, trên thế giới vẫn còn không ít người phải chịu bất hạnh vì mù chữ.

Dịp Lễ kỷ niệm 567 năm Ngày chữ Hàn Hangeul (한글) đã được tổ chức trọng thể tại Trung tâm văn hóa Sejong,  Seoul hôm thứ Tư (9/10/2013) với sự tham gia của hơn 3.000 người, trong đó có các chuyên gia ngôn ngữ và đại diện của các tổ chức liên quan, các quan chức Chính phủ.

Trong diễn văn chúc mừng, Thủ tướng Chung Hong-won (정홍원-郑烘原) nói chữ Hàn Hangeul (한글) là niềm tự hào của dân tộc Hàn. Thủ tướng cũng nhấn mạnh lời nói và chữ viết của một dân tộc là nền tảng cho sự phồn thịnh về văn hóa, là một trong những trụ cột của dân tộc đó. 

Thủ tướng Chung cho biết, số người nước ngoài học tiếng Hàn hoặc chọn tiếng Hàn là ngôn ngữ thứ hai ngày càng tăng lên do ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu (한류-韓流). Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại một bộ phận tầng lớp trẻ Hàn Quốc đang làm hỏng chữ viết của dân tộc bằng việc sử dụng quá nhiều những từ ngữ vay mượn hay những từ ngữ viết tắt.

Thủ tướng Chung Hong-won (정홍원-郑烘原) cũng kêu gọi người dân Hàn Quốc hãy quan tâm và yêu mến hơn, làm đẹp thêm cho tiếng nói và chữ viết của dân tộc, tạo nên một cộng đồng chung ấm áp nghĩa tình.

Đây sẽ là thời điểm người dân Hàn Quốc cùng hướng lòng biết ơn tới công đức của một vị vua Phật tử thuần thành vị minh quân thánh triết Sejong hoàng đế (Thế Tông-世宗大王-세종대왕). 

*Nhạc phẩm Gukmundwipuri (Diễn giải quốc ngữ-국문뒤풀이) mô tả quá trình học chữ cái tiếng Hàn do danh ca Ahn Bi-chwi và danh ca Jeon Suk-hee trình diễn.

*Nhạc phẩm “Yeominrak” (Dự Dân Lạc-與民樂여민락), nghĩa là Vui cùng với muôn dân do dàn chính nhạc Trung tâm biểu diễn âm nhạc truyền thống quốc gia Hàn Quốc trình bày.

*Nhạc phẩm “Wuriga Wonhaneun Wurinara” (Đất nước ta hằng mong) do danh ca Kim Su-yeon (김연수) trình bày.

Video :

Nguyệt Ấn Thiên Giang Chi Khúc

http://www.youtube.com/watch?v=wtnFl3T3gEo

Vui cùng với muôn dân 1

http://www.youtube.com/watch?v=uvaBF5a9k-Q

Vui cùng với muôn dân 2

http://www.youtube.com/watch?v=aM8hYWasvXY

Vui cùng với muôn dân 3

http://www.youtube.com/watch?v=-d6lCkrr_xk

Nhạc tế lễ Tông Miếu 1

http://www.youtube.com/watch?v=hYVWlC4pi5o

Nhạc tế lễ Tông Miếu 2

http://www.youtube.com/watch?v=RSUAknT1HVg

Thích Vân Phong