Trang chủ Blog chùa Hải Phòng: Đại lễ tưởng niệm 716 năm Đức Vua – Phật...

Hải Phòng: Đại lễ tưởng niệm 716 năm Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại chùa Long Hoa

764

Thực hiện thông bạch số 348/TB-HĐTS ngày 12/11/2024 về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 716 ngày Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Chiều tối ngày 01/12/2024 (nhằm ngày mùng 01 tháng 11 năm Giáp Thìn), tại chùa Long Hoa ( khu Danh thắng di tích lịch sử Núi Voi, thôn Chi Lai, xã Trường Thành, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) đã long trọng diễn ra Đại lễ tưởng niệm và đêm hoa đăng kỷ niệm 716 năm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (Ngày 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11/Giáp Thìn (2024).

Quang lâm chứng minh và tham dự Đại lễ có Hòa thượng Thích Thanh Giác – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN thành phố, trụ trì chùa Long Hoa, Trưởng BTC Đại lễ; Thượng tọa – Thích Giác Sơn – Ủy viên thường trực, phó ban Pháp chế GHPGVN thành phố Hải Phòng; TT. Thích Bản Điền – Phó Chánh văn phòng BTS, Trưởng ban HDPT GHPGVN thành phố, Trưởng BTS GHPGVN huyện An Lão; ĐĐ. Thích Tục Nhân, Ủy viên Thường trực BTS, Trưởng Ban Nghi lễ GHPGVN thành phố, trưởng BTS GHPGVN quận Kiến An, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa nội, ngoại thành thành phố Hải Phòng và một số tỉnh thành lân cận.

Chư tôn đức chứng minh và tham dự buổi lễ

Tham dự buổi lễ còn có ông Phạm Xuân Thanh – Ủy viên thành ủy, Chủ tịch hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng; Đại tá Hoàng Văn Nam; ông: Lê Văn Nhã – Chủ tịch Hội người cao tuổi thành phố; ông: Bùi Lê Trung – Phó trưởng ban Ban Tôn giáo Sở Nội vụ thành phố; ông: Nguyễn Văn Phương – Phó Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử thành phố; Bà: Ngô Thị Thanh Thủy – Bí thư Huyện ủy huyện An Lão; ông: Hà Thế Vinh – Phó  Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện An Lão; ông: Nguyễn Duy Miện – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trường Thành, cùng các ông bà đại diện cho Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN huyện An Lão, xã trường thành, thôn Chi Lai, các cơ quan, ban ngành đoàn thể, đông đảo quý Phật tử gần xa, du khách thập phương và nhân dân địa phương.

Hòa thượng Thích Thanh Giác cung tuyên tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Trần Nhân Tông là một vị Vua hiếm có, có thể nói là duy nhất trong lịch sử, không chỉ có công lớn trong việc chiến thắng giặc ngoại xâm mà còn có công rất lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Ngài là người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm – Một dòng thiền riêng có của Việt Nam tồn tại tới ngày hôm nay với tư tưởng “ Hòa quang đồng trần” – Phật giáo nhập thế, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã khéo léo gắn kết đạo và đời, lấy đạo xây đời và qua đời dựng đạo, hết lòng vì sự phồn vinh của Dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính vì lẽ đó, để tưởng nhớ đến công lao của Ngài, GHPGVN nói chung và GHPGVN các tỉnh thành trên cả nước nói riêng, vào những ngày này đều tổ chức Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Đây cũng là hoạt động nhằm nhắc nhở thế hệ hậu lai cần phải gìn giữ và bảo tồn những nét đẹp của dòng Thiền mà Ngài đã để lại cho chúng ta.

ông: Nguyễn Duy Miện – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trường Thành tuyên đọc Điếu văn tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Giác đã lên cung tuyên tiểu sử, ôn lại cuộc của Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông, vị vua anh minh kiệt xuất, một vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo đoàn kết quân dân, hai lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, nhà văn hóa tư tưởng lớn, người sáng lập và lãnh đạo thiền phái Trúc lâm, dòng thiền riêng có của Phật giáo Việt Nam với tư tưởng Phật giáo nhập thế “ Hòa quang đồng trần” đạo và đời cả hai dung hợp, tuy hai mà một, luôn hòa quyện với nhau như nước với sữa, bổ trợ cho nhau, làm cho Phật giáo trở thành một triết lý hùng mạnh, sống động, có công năng uy lực trong xây dựng và phát triển đạo pháp.

Hòa thượng Thích Thanh Giác đón nhận lẵng hoa chúc mừng của thường trực Ban trị sự GHPGVN thành phố Hải Phòng

Phật hoàng Trần Nhân Tông, húy là Trần Khâm, sinh năm 1258, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Ngài được vua cha lập làm Hoàng Thái tử năm 16 tuổi, tinh thông Tam giáo (Nho, Phật, Lão), đặc biệt học đạo với Tuệ Trung Thượng sĩ và ngộ chân lý thiền tông. Năm 1278, Trần Nhân Tông lên ngôi vua, hiệu là Hiếu Hoàng. Ngài lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại giặc Nguyên – Mông (1285, 1288), mang lại thái bình thịnh trị. Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho con, trở thành Thái Thượng Hoàng. Năm 1299, Ngài xuất gia tại Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng nhập thế “Cư trần lạc đạo.” Ngài thống nhất ba dòng thiền lớn và truyền bá Phật giáo khắp Đại Việt, xây dựng mối quan hệ hòa bình với các nước lân bang. Năm 1308, Ngài nhập Niết bàn tại am Ngọa Vân, Yên Tử, để lại hệ thống tư tưởng và các tác phẩm kinh điển quý báu như Thạch Thất Mỵ Ngữ, Trần Nhân Tông Thi Tập. Ngài được tôn xưng là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật, biểu tượng hài hòa giữa đạo và đời trong lịch sử dân tộc.

Chư tôn đức cử hành nghi lễ dâng hương, bạch Phật

Tiếp đó, để tri ân công đức lớn lao của Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông đối với Đạo pháp và Dân tộc, ông: Nguyễn Duy Miện – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Trường Thành đã lên tuyên đọc Điếu văn tưởng niệm 716 năm Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn của TƯ GHPGVN. Trong bài văn tưởng niệm có đoạn: “Trên tinh thần sắc tướng vốn không, mượn cảnh huyễn, độ người như huyễn, tử sinh nào có, nương thuyền từ độ kẻ trong mê, như Tổ Sư đã dạy: “Tất cả Pháp không sinh. Tất cả Pháp không diệt. Ai hiểu được nghĩa này. Thì Chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi”. Do đó, dù thời gian có đi qua 716 năm, không gian có biến dịch, song công đức, đạo nghiệp của Tổ Sư vẫn còn sống mãi trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp hộ quốc an dân, đoàn kết hòa hợp dân tộc, phát huy Đạo pháp trong thời đại ngày nay và mãi mãi về sau.”

Toàn thể đại chúng dâng hoa đăng cầu nguyện trước đại Phật tượng Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Núi Voi hùng vĩ

Tôn tượng Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Núi voi 

Biểu tượng bánh xe chuyển pháp luân, lá cờ Tổ quốc và lá cờ Phật giáo được bài trí bằng hoa đăng trước chính điện chùa Long Hoa để thành tâm cúng dàng chư Phật, chư Tổ và tưởng niệm 716 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết – bàn 

Trước Đại Phật tượng Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông uy nghiêm tọa lạc trên đỉnh Núi Voi linh thiêng, hùng vĩ của thành phố cảng Hải Phòng, chư Tôn thiền đức Tăng Ni, đại diện lãnh đạo chính quyền thành phố, chính quyền huyện An Lão, cùng đông đảo quý Phật tử, nhân dân địa phương đã thành kính đốt nét tâm hương, dâng hương, dâng hoa đăng cúng dàng lên Ngài nhân kỷ niệm 716 năm ngày nhập Niết bàn (1308 – 2024), cầu nguyện cho Đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển, nhân dân ấm no, hạnh phúc, Tăng già hòa hợp, Phật pháp trường tồn.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Núi voi

Quang cảnh chùa Long Hoa

Quang cảnh trước khi diễn ra đại lễ

Cung nghinh chư tôn đức quang lâm

Niệm Phật cầu gia bị

Chào Quốc kỳ, Đạo kỳ

Đại biểu quan khách chính quyền

Đại biểu quan khách chính quyền

Chư tôn đức chứng minh

Chư tôn đức Ni

Đại đức Thích Chân Thường dẫn chương trình buổi lễ

Toàn cảnh đại lễ

Hòa thượng Thích Thanh Giác cung tuyên tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Ông: Nguyễn Duy Miện tuyên đọc Điều văn tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tặng hoa chúc mừng

Chư tôn đức dâng đăng cầu nguyện

Hòa thượng Thích Thanh Giác làm chủ lễ buổi lễ dâng hương tưởng niệm

Chư tôn đức dâng hương, bạch Phật

Chư tôn đức dâng đăng cầu nguyện

Chư tôn đức dâng đăng cầu nguyện

Đại chúng dâng hoa đăng cầu nguyện

Thực hiện: Thành Trung