Quang lâm chứng minh có TT Thích Thanh Vân – trưởng BTS tỉnh hội, Đại đức Thích Thanh Cường – Chánh văn phòng BTS tỉnh hội, chư tôn thiền đức Tăng Ni BTS tỉnh hội, Ban đại diện Phật giáo Huyện Gia Lộc, chư tăng ni trụ trì các cơ sở tự viện trong và ngoài tỉnh cùng với sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương sở tại và đông đảo đồng bào Phật tử trong và ngoài tỉnh.
Hầu hết người Việt Nam đều ngưỡng mộ Đức Quán Âm Bồ-tát. Trong các chùa ở thành thị cũng như thôn quê ở đâu cũng có tôn thờ hình tượng của Ngài. Nhiều người chưa biết gì nhiều giáo lý của đạo Phật, nhưng họ vẫn kính mộ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát một cách thuần thành. Được coi như vị Bồ-tát đầy tình thương, luôn luôn sẵn sàng cứu độ, giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi chúng sinh khi cần thiết.
Bồ-tát Quán Thế Âm đã được tượng trưng trong truyền thống Phật giáo bằng hình ảnh một người mẹ có ngàn con mắt để thấu hiểu và ngàn cánh tay để giúp đỡ chúng sinh.
Kể từ ngày về tiếp nhận cương vị trụ trì chùa Phúc Hưng, được sự gia trì nhiệm mầu của đức Quán Âm, Chư tăng bản tự chùa Phúc Hưng cùng với các cấp chính quyền địa phương và nhân dân Phật tử đã đem hết khả năng tâm lực của mình làm trang nghiêm cảnh Phật và truyền bá giáo lý Phật đà đến với đông đảo quần chúng nhân dân tín đồ Phật tử. Từ đó đến nay, chùa cảnh ngày một trang nghiêm tố hảo, Nhân dân Phật tử địa phương tinh tấn tu hành.
Hoà cùng với niềm vui của những thành tựu đã đạt được, để tri ân sự linh thiêng cảm ứng nhiệm mầu, để được thấm nhuần nền giáo lý siêu tuyệt, từ bi trí tuệ của Phật giáo đại thừa xuyên qua biểu tượng của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm Bản tự chùa Phúc Hưng và nhân dân Phật tử địa phương đã chung tay phát nguyện cúng dàng Kim thân thánh tượng Bồ Tát quán thế âm ngàn tay ngàn mắt
Mục đích là dâng lên cúng dường Tam Bảo, với ý nghĩa là làm một điểm son Phật giáo Gia Lộc nói riêng, PG Hải Dương nói chung chào mừng đại hội đại biểu Phật giáo các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ được tổ chức trong năm 2012
Làm biểu tượng cho Phật giáo địa phương, như một biểu tượng sức mạnh tâm linh khích lệ Phật tử tinh tấn tu học tốt hơn.
Tạo được di sản văn hóa kiến trúc xây dựng, tạo tượng của Phật giáo VN khởi đầu trong thế kỷ 21.
Công trình là một điểm son chứng minh rằng Tăng Ni Phật giáo đồ đã đoàn kết hòa hợp hỗ trợ cho Phật sự chung.
Và cuối cùng để Tạo nhân duyên phúc báu cúng dường và đỉnh lễ tôn tượng cho Phật tử. Công trình được hoàn thành sẽ là địa điểm để bà con Phật tử về tham quan, dâng hương lễ Phật; nâng tầm Phật giáo xứ Hải Dương và tô điểm cho cảnh Phật chùa Phúc Hưng thêm phần uy nghiêm. Điều này cũng chính là thực hiện đường hướng hành đạo của Phật giáo “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” gắn với mục tiêu: dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Được biết pho tượng có trọng lượng gần 4 tấn đồng, là pho tượng đức Quan Âm bằng đồng lớn nhất Hải Dương đến thời điểm hiện tại