Chương trình được sự phân công của Hòa thượng, TS -Thích Thanh Điện – Trưởng Ban tổ chức Hội thảo.
Đoàn đã làm lễ Niêm hương bạch Phật và xuất phát từ Chùa Quán Sứ – Trụ sở TƯ GHPGVN và sau đó Di chuyển tới Chùa Thầy.
Phái đoàn đã tới thăm quan chùa Thầy. Chư Tôn đức làm lễ Niêm hương và tham quan khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Chùa Thầy.
Chùa Thầy – tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy, được xây dựng từ thời nhà Lý, mang đậm dấu ấn Bắc Bộ, Chùa Thầy gắn liền với tên tuổi của vị danh tăng Từ Đạo Hạnh – người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ thời Lý – Trần
Chùa Thầy sở hữu lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc tượng trưng cho thời nhà Lý. Những giá trị kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích chùa Thầy nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc Bắc Bộ
Đoàn về tham quan lễ Phật và dùng cơm trưa tại chùa Khai Nguyên.
Chiều cùng ngày phái đoàn đã làm lễ niêm hương bạch Phật và tham quan chùa Duệ Tú,
Chùa Duệ Tú là nơi thờ Đức Thánh Tổ Lê Nghĩa hiệu Đại Điên sinh ngày 18/10/Âm lịch thuộc đời vua Nhân Tông triều Lý và mất ngày 7/03. Ngài là người gốc địa phương thôn Tiền và chính nơi đây trước kia là nhà ở của Ngài, đồng thời cũng là nơi an táng phần mộ của Ngài.
Ngài Lê Nghĩa hiệu Đại Điên là một thiền sư đắc đạo, một lương y nổi tiếng, một công thần lớn có công giúp nước thời nhà Lý đã được các triều Vua phong tước Thượng đẳng thần, được người đời ca ngợi, được sử sách ghi chép lưu truyền.
Ngài đã được Hoàng đế phong tặng “Lê Đại Điên Giác hoàng Thiền sư Đại Vương” và cho phép thôn Dịch Vọng Tiền là chính sở được dâng hoa thờ phụng (vì khi biết tin Ngài mất nhân dân thôn Tiền tới nhà thăm hỏi thì mối đã xông thành ngôi mộ lớn trong nhà) và chính ngôi mộ ấy đã được xây dựng thành nơi thờ Ngài. Đó là chùa Duệ Tú ngày nay.
Chùa Láng được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175).
Kiến trúc đền thờ của Chùa Láng mang nhiều nét riêng biệt. Ngoài thờ Phật, Chùa Láng còn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông.
Thiền sư Từ Đạo Hạnh không chỉ được nhớ đến là bậc đại thánh, phép thuật cao minh, mà còn là cụ tổ nghề múa rối nước. Hiện nay, ở Hà Nội, Chùa Láng và Chùa Thầy là hai nơi thờ Ngài.
Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: Phát huy tinh thần “Phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, An Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần” trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường”. được tổ chức với sự phối hợp của: Ủy ban TƯMTTQVN, Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư; Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Trường Đại học Khoa học – xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), vào ngày 30 – 31-3-2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đặc biệt là buổi tối ngày 30/3/2024 có truyền hình trực tiếp với chủ đề “ Phật giáo Việt Nam với sứ mệnh hộ Quốc, an Dân tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô.
Một số hình ảnh ghi nhận được trong ngày 30-3-2024.
Chư tôn đức và các đại biểu dâng hương tại chùa Quán Sứ – Hà Nội
Chư tôn đức cùng các đại biểu tham quan và dâng hương tại chùa Duệ Tú – Hà Nội.
Chư tôn đức cùng các vị đại biểu thăm quan và dâng hương taiọ chùa Láng – Hà Nội
Phúc Thịnh – Diệu Thái