Đặc biệt chào mừng thành công Đại đồng liên minh nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU) diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Giữa niềm vui chung của Đạo pháp, Dân tộc của đất nước. Hôm nay tại chùa Liên Phái, phố Bạch mai, P. Cầu Dền, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Cái nôi của thiền phái Liên Hoa của Việt Nam, Chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 282 ngày Đức Thánh Tổ Như Trùng Lân Giác khai sáng ra chùa Liên Phái và thiền phái Liên Hoa đàng ngoài.
HT Thích Gia Quang – phó Chủ tịch TƯ GHPVN – Trụ Trì chùa Liên Phái
Lược sử Tổ đời thứ nhất – Thiền sư Như Trừng Lân Giác
Đệ nhất Tổ Như Trừng là dòng dõi quý tộc, Ngài sinh ngày mồng 5 tháng 5 năm Chính Hòa thứ 17 (1696) đời Lê Hy Tông, tại phủ của Tấn Quang Vương Trịnh Bính. Tấn Quang Vương Trịnh Bính (1670-1702) là cháu nội của Trịnh Căn (1633-1709), và là con trai trưởng của Lương Mục Vương Trịnh Vịnh (1651-1678). Tấn Quang Vương sinh được 17 người con trai, con trai trưởng là Trịnh Cương sau này nối nghiệp chúa được tôn phong là Hy Tổ Nhân Vương.
Tổ Như Trừng là con trai thứ 11 của Tấn Quang Vương và là em của Hy Tổ Trịnh Cương. Lúc nhỏ, Ngài có tên là Trịnh Linh, học rộng biết nhiều. Lớn lên, gia tộc đổi tên là Trịnh Thập, do có tài đức, nên vua Lê đã gả con gái cho Ngài, được cấp một khu đất rộng 6 mẫu Bắc bộ ở địa phận làng Hồng Mai, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương phủ Phụng Thiên. Phía sau khu đất có một ngọn núi trồng rất nhiều mai, nên dân địa phương bấy giờ quen gọi là Đồi Mai, dịch sang chữ Hán là Mai Phong.
Thành kính tưởng niệm Thánh Tổ Như Trùng Lân Giác
Năm 1715, khi vừa tròn 20 tuổi, Trịnh Thập đã dâng sớ xin với chúa Trịnh Cương được phép xuất gia đầu Phật. Theo thuyền thuyết dân gian kể lại, ngày ấy Vương tử Trịnh Thập được chúa rất tin dùng, phong cho chức Phó tướng tước Thân quận công nắm giữ binh quyền phò giúp triều đình.
Một năm Ngài cho cải tạo khô đồi Mai làm hồ thả cá trồng sen, gia nhân đào ao phát hiện thấy một chiếc ngó sen ẩn sâu trong đó. Phò mã Thân quận công Trịnh Thập cho rằng tư dinh nhà mình đã được đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni giáng lâm. Đây là điềm lành nói rõ mình có duyên với nhà Phật, do vậy Ngài quyết chí biến đổi tư dinh thành ngôi chùa thờ Phật. Sau đó Ngài bỏ nhà lên núi Yên Tử tìm Sư tổ Chân Nguyên để học đạo.
Toàn cảnh buổi lễ tưởng niệm
Thấy ngài là người có tâm với đạo, lại có trí tuệ hơn người, nên tổ Chân Nguyên đã trao pháp hiệu Như Như và hướng dẫn tu tập rất cẩn thận. Ít lâu sau, tổ Chân Nguyên cho ngài về trông nom chùa Hàm Long ở huyện Quế Dương trấn Kinh Bắc. Từ đó ngài chuyên tâm tu luyện ở đây. Hiện trong chùa Hàm Long còn nhiều câu đối đại tự ca ngợi công đức của tổ Như Trừng.
Khi ngài viên tịch, các đệ tử sơn môn cũng cho dựng tòa tháp Cứu Sinh bằng đá xanh ở đây. Quy mô và kích cỡ ở tháp Cứu Sinh tại chùa Hàm Long cũng rất lớn, so với các tòa tháp bằng đá thì tháp Cứu Sinh này chỉ chịu xếp sau tháp Tôn Đức ở chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh mà thôi. Ngoài chùa Liên Phái và chùa Hàm Long ra, tổ Như Trừng còn khai phá chùa Hộ Quốc, nay thuộc phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Một số hình ảnh tại lễ tưởng niệm 282 năm Tổ Ngư Trùng Lân Giác: