Chứng minh tham dự có TT Thích Thanh Quyết phó CT HĐTS GHPGVN, Trương BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam; Chư Tôn đức Tăng, Ni TT BTS GHPGVN tỉnh Hà Nam; Chư Tôn đức Tăng, ni ngoài Tỉnh đồng tham dự.
Phía chính quyền có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TƯ, tỉnh Hà Nam, TP Phủ Lý, các Doanh nghiệp các mạnh thường quân, thập phương nam nữ Phật tử đông tham dự buổi lễ.
Nơi đây, nơi địa linh này tương truyền xưa kia vào thời Trần có 2 vị liệt nữ đã vì nước vì dân về đây giúp dân tạo dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp, góp phần xây dựng Vương triều, chế độ hùng mạnh. Sau khi 2 cô mất ứng nghiệm nhiều điều linh nghiệm, cầu giừ được đấy. Để tưởng niệm công đức cao dày của 2 vị liệt nữ đó, nhân dân nơi đây đã lập miếu tôn thờ gọi là miếu Đôi Cô.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với truyền thống VH lúa nước của nhân dân đồng bằng sông Hồng đặc biệt là Hà Nam luôn tôn các vị Nữ thần thành Thần chủ cho những cơ sở tín ngưỡng của mình như Bà Bến, bà Bầu, bà Bí, bà Ngô, bà Dàn, bà Đậu, bà Nành, bà Chân, bà Đanh, bà Đá…những nơi này đã trở thành những nơi hương hỏa sầm uất vào hàng nhất khu vực, đã tở thành tín ngưỡng của các Bà, nhân tố ban đầu của đạo Mẫu Việt Nam.
Thời gian phong hóa, binh lửa tương tàn, thời gian dẫm đạp, miếu Đôi Cô không còn nguyên vẹn, có lúc nơi linh thiêng này đã biến thành nơi trần uế.
Hai cô không biết đi đâu làm gì, ở đâu liền hóa thành Hai cây đại thụ “ cậy Si và cây Đa” quấn quýt bên nhau, hòa nguyện cùng nhau, nương nhau cao ngút, tỏa bóng cả vùng, cùng vạn niên thanh quấn quanh, thần thụ, bảo hộ dân lành, biến hung thành cát. Tạo cảnh Đôi Cô, đã linh lại càng thiêng.
Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng nhà nước, các lãnh đạo tỉnh Hà Nam đồng lòng quyết định phục hồi khu miếu Đôi Cô trở thành khu “Văn hóa tâm linh Miếu Đôi Cô”để quanh năm hương hỏa , phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân.
Xây dựng khu tâm linh này sẽ được chia làm hai giai đoạn gồm các hạng mục công trình như sau: Tam quan, Tam Bảo, Tổ đường, nhà thờ Mẫu, miếu Đôi Cô, tả vu, hữu vu, hành lang, lầu chuông và lầu trống và các công trình phụ trợ khác.
Với tổng kinh phí 80 tỷ đồng bằng vốn đầu tư xã hội hóa. Công trình được thiết kế theo kiến trúc truyền thống dân tộc, chất liệu làm bằng gỗ lim, lợp ngói mũi hài, gạch xây miết mạch.
Toàn bộ các công trình đều dựa lưng vào Thành phố ngoảnh mặt ra sông Châu Giang hướng về phía Bắc theo hướng cũ nghĩ là hai Cô tuy đã về Hà Nam nhưng vẫn nhất mực trung trinh hướng về triều đình.
Xin chia sẻ chùm ảnh của sự kiện này: