Đằng sau một thời kỳ phát triển thái cực là một giai đoạn rơi vào khủng hoảng. Đằng sau sự khủng hoảng là tình trạng hỗn độn. Bên trong sự hỗn độn là ước mong về một cuộc sống hài hòa. Hài hòa mang khuôn mặt của sự phát triển bền vững. Nhưng hài hòa không đến từ khẩu hiệu, từ sự ban ơn từ trên rơi xuống hay một mệnh lệnh nào đó.
Muốn có một xã hội hài hòa và bền vững, theo Giáo sư thiên văn học Trịnh Xuân Thuận, trước hết mỗi cá nhân cần thiết thấu hiểu giá trị hài hòa của chính mình trong cộng đồng. Mỗi người sẽ trở nên hài hòa hơn nếu hiểu rằng, bên cạnh cuộc sống vật chất rất cần có sự an ổn tinh thần, một niềm tin sâu sắc vào biển lớn tình yêu.
Sống không chỉ để làm giàu
Thưa, Giáo sư đã mấy lần trở về thăm quê hương và lần gần đây nhất giáo sư trị về Việt Nam là khi nào?
– GS Trịnh Xuân Thuận: Tôi đã về thăm quê hương ba lần. Năm đầu tiên là 1993 do lời mời của tổng thống Pháp lúc bấy giờ là Francois Mittenand (1916 – 1996) mời tôi đi tháp tùng ông ấy. Sau đó năm 2000, tôi về để giảng dạy Vật lý thiên văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lần gần đây nhất là năm 2004, tôi về cộng tác với giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, tôi giảng dạy về Vật lý thiên văn ở các đại học trong nước và cho quần chúng.
Ông có đủ thời gian để nhận ra những đổi thay ở Việt Nam về hình hài đô thị, cuộc sống, con người?
– Tôi thấy mức sống dân chúng đã lên rất nhiều từ năm 1993 tới 2004 và người dân được sống một cách thoải mái hơn. Nền giáo dục tiến bộ hơn, bây giờ Việt Nam có internet nên tôi thấy các giáo sư và sinh viên theo dõi một cách kỹ càng những biến chuyển và biết nhiều tin tức về khoa học trên thế giới.
Tôi mong là Chính phủ sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào giáo dục và khảo cứu. Tôi hi vọng một ngày gần đây các đại học Việt Nam sẽ có chương trình về vật lý thiên văn.
Tôi hiểu là sau 30 năm chiến tranh thì mọi người đều muốn có cuộc sống dễ chịu hơn, nhưng tôi nghĩ là vật chất không phải là tất cả mà cần phải chú trọng về đời sống tinh thần nữa. Tinh thần tốt cho giới trẻ phải do gia đình và học đuờng tạo nên.
Người ta nhận xét cuộc sống của giới trẻ ngày càng xô bồ và hỗn độn hơn, ông nghĩ sao?
– Tôi cho rằng, cần phải giáo dục để thế hệ trẻ để ý tới giá trị của tinh thần nhân loại. Lý tưởng nhất là lẽ sống của chúng ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn (theo nghĩa hài lòng/ toại nguyện) và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung.
Dường như kiến thức cao rộng về khoa học, xã hội đã hướng ông tới giá trị hài hòa trong cuộc sống?
– Tôi nghĩ không phải chỉ có khoa học thôi mà còn có tâm linh đạo Phật trong tôi nữa nên mới đưa tôi về một đời sống hài hòa như vậy. Khoa học không tạo ra đạo lý nhưng tâm linh giúp chúng ta sống một cuộc đời hài hòa hơn trong xã hội.
Sống hài hòa theo cách riêng của giáo sư là gì?
– Là làm những gì mình thích, trong trường hợp của tôi là dạy học, khảo cứu và viết sách. Sống một đời sống gia đình đầy đủ, có ý nghĩa và giúp ích cho xã hội. Trong trường hợp của tôi là tìm kiếm ra những điều mới lạ trong vũ trụ và truyền bá những học hỏi mới đó cho các học sinh, sinh viên và quần chúng.
Làm sao để giữ mình sống được theo chiều quan niệm này trước những áp lực từ cuộc sống vốn luôn đòi hỏi phải ưu tiên tính cá nhân, khai thác những giá trị khác biệt, tạo ra những gì đó độc đáo?
Tôi không bao giờ theo đuổi vật chất. Mục đích sống của tôi không phải chỉ để làm giàu. Ngay từ nhỏ tôi đã ham mê đọc sách, khoa học và vật lý thiên văn. Sau đó, bên cạnh khoa học, tôi còn có tôn giáo của mình. Tôi nghĩ là khi mình đam mê cái gì thì mình có thể đạt được mục đích cao cả đó. Mình có thể sống một cách hoàn hảo mà không cần phải chà đạp lên người khác.
Ông đã nói nhiều đến tâm linh trong ông như một phần quan trọng về ý niệm sống hài hòa với xã hội. Vậy ông thấy có mối liên quan gì giữa khoa học và tâm linh không?
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt. Ông sinh 1948 tại Hà Nội. Ông còn là một nhà văn, đã viết nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo.
Nhiều người ca ngợi ông là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình.
Ông đã học tại Trường Yersin (Lycée Yersin) tại Đà Lạt (địa điểm nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), và Trường Jean Jacques Rousseau tại Sài Gòn (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn).
Năm 1966 , sau khi đỗ tú tài, ông rời Sài Gòn đi du học Thụy Sĩ, và sau đó được nhận một học bổng du học tại Hoa Kỳ.
Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia.
Các tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt Giai điệu bí ẩn, Và con người đã tạo ra vũ trụ, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến Giác ngộ), Lượng tử và hoa sen, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Cuộc trò chuyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier.
|
– Tôi nghĩ, có mối liên hệ chặt chẽ giữa khoa học và tâm linh. Khoa học vật lý thiên văn mà tôi đang theo đuổi nói, chúng ta là những hạt bụi của những vì sao.
Chúng ta cũng có cùng một lịch sử vũ trụ với bầy sư tử ở những vùng đồng cỏ bao la miền nhiệt đới, cùng với những bông hoa hồng đồng nội. Khoa học đã nói, chúng ta được kết nối qua không gian và thời gian. Tức là tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau.
Quan điểm này về vũ trụ và hành tinh nhấn mạnh không chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau mà còn nhấn mạnh sự mong muốn của hành tinh và sự cô độc của chúng ta giữa các vì sao.
Tôi còn thấy là tất cả những vấn đề nan giải trong đời sống đô thị hiện nay như chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ, các vấn đề đói nghèo, chiến tranh đang đe dọa cuộc sống đều có thể giải quyết được nếu chúng ta có ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau, mà còn nhấn mạnh sự mong manh của hành tinh và sự cô độc của chúng ta giữa các vì sao.
Tôi còn thấy là tất cả những vấn đề nan giải trong đời sống đô thị hiện nay như chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ, các vấn đề đói nghèo, chiến trangh đang đe dọa cuộc sống đều có thể giải quyết được nếu chúng ta có ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ lợi ích của chúng ta với những người khác.
Nói cách khác, chúng ta phải để cho lòng vị tha dẫn dắt để phát triển trách nhiệm của mình cho toàn nhân loại, hòa mình vào biển lớn tình yêu.
Khoa học đem lại sư giàu có kiến thức về các hiện tượng ở thế giới bên ngoài. Còn tâm linh cải thiện sự sung túc nội tâm của chúng ta và có khả năng cải thiện sự sung túc của tất cả mọi người.
Hội tụ, cộng hưởng và hài hòa
Cuộc sống rất cần có niềm tin, giới trẻ ngày nay lại quen đặt niềm tin trong mối quan hệ giá trị có thể thực chứng được, vậy ông có thực chứng được gì từ tôn giáo mà ông theo đuổi?
– Tôi là một nhà khoa học. Công việc làm của tôi là khảo cứu về các điều tôi có thể thực chứng được. Nhưng tôi theo đạo Phật và đạo Phật rất quan tâm đến những điều thực chứng. Tôi đã trình bày trong cuộc đối thoại của tôi với thiền sư Mathew Ricard, Phật giáo không những chỉ là một con đường giác ngộ và một con đường chiêm nghiệm của cái nhìn hướng về nội tâm mà còn suy tư về bản chất của thế giới theo cách rất sâu sắc và độc đáo. Bài học mà tôi rút ra được từ cuộc đối thoại đó là nhãn quan của Phật và khoa học đã hội tụ và cộng hưởng.
Tôi rất đồng ý với Albert Einstein (1879 – 1955) khi ông ấy nói: “Tôn giáo của tương lai số là một tôn giáo vũ trụ”. Nó sẽ phải vượt lên trên ý tư tưởng về một Thượng đế có bản ngã và tránh xa những giáo điều cùng Thần học. Có khả năng bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh; tôn giáo này sẽ phải dựa trên một ý thức tôn giáo, nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh, được coi là một tổng thể có nghĩa. Phật giáo đáp ứng được sự mô tả này. Cá nhân tôi cho rằng, nếu như tồn tại một tôn giáo có thể đồng thuận với những đòi hỏi cấp bách của khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo.
Ở Việt Nam, sau một thời gian dài chậm phát triển, dường như ngày nay, nói đến phát triển, giới trẻ thường nghĩ đến cái tôi, tính cá nhân mà xem nhẹ tính tập thể, thậm chí khá phổ biến tình trạng mạnh ai này làm.
Theo giáo sư, chúng ta nên tư duy lại tính hài hòa trong xã hội như thế nào để làm cho cả cộng đồng, xã hội mạnh hơn?
Tính sáng tạo hay tài năng là cá nhân nhưng các tài năng và sáng tạo đó có thể gom lại để làm cho một nước hùng cường và vững mạnh.
Chẳng hạn như nước Mỹ, có nhiều người có tinh thần sáng tạo, tuy mọi người trong xã hội nước Mỹ đều rất cá nhân và có bao nhiêu chủng tộc khác nhau trên thế giới đến sống ở đây nhưng họ sống tương đối hài hòa với nhau và tập hợp được các tài năng của họ để làm nên một nước hùng cường và có nhiều phát minh mới hơn.
Chúng ta đều ủng hộ cho giá trị hài hòa. Hài hòa là gì trong một thế giới, trong một xã hội mà những mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc ngày càng lớn hơn, thậm chí, người ta nói, thế kỷ XXI này là thời kỳ va chạm giữa tâm linh phương Đông với phương Tây?
– Tôi nghĩ, tương lai sẽ phải có sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây. Phương Tây có nhiều khám phá khoa học, có thể có nhiều chú ý hơn về vật chất và giá trị gia đình hơi kém. Trong khi phương Đông đã để ý nhiều hơn về tâm linh và giá trị gia đình. Để giải quyết các vấn đề về môi trường đang đe dọa trái đất, chốn nương thân bé nhỏ của chúng ta trong khoảng bao la của vũ trụ, Đông và Tây phải vượt lên trên những rào cản của chủng tộc, văn hóa và tôn giáo và sống hài hòa với nhau.
Nhưng thưa giáo sư, xung quanh chúng ta có một số nhóm tôn giáo đang gây xung đột với nhau, họ không hài hòa, vậy có thể tin vào sự hài hòa thân – tâm mà họ có thể đem đến cho mọi người được không?
Những người tham gia vào các cuộc chiến tranh tôn giáo không thể bị thức dậy bởi lòng trắc ẩn của người khác, mà lòng trắc ẩn lại là nền tảng của một tôn giáo. Vì vậy, những người dùng tôn giáo để làm chiến tranh không phải thật sự là những người theo tôn giáo, không phải theo tâm linh đích thực.
Ở góc nhìn riêng tư, xin hỏi giáo sư đã lập gia đình chưa? Tính hài hòa của một cá nhân độc thân và tính hài hòa của một đôi vợ chồng có gì hấp dẫn?
– Tôi đã lập gia đình được vài năm nay. Tôi công nhận có người vợ ở bên cạnh đem lại cho tôi một cuộc sống quân bình hơn. Tình yêu của vợ tôi cho tôi năng lượng và ý chí để tôi có thể tiến hành mạnh mẽ hơn trong việc khảo cứu và viết sách. Như ca dao Việt Nam đã nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Ngoài công việc ra, tôi còn có nhiều điều để chia sẻ với vợ tôi, thí dụ như đi du lịch, ăn các món thuần túy Việt Nam trong một mái ấm gia đình.