Trang chủ PGVN GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tổng kết 6 tháng đầu năm...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Tổng kết 6 tháng đầu năm – Nhiều thành tựu Phật sự nổi bật

85

i. TĂNG SỰ


1. Tăng Ni: 38.866


– Bắc tông: 28.598


Nam tông: 7.914


+ Nam tông Khmer: 7.602


+ Nam tông Kinh: 312


– Khất sĩ: 2.354


2. Tự viện: 13.739


– Bắc tông: 11.432


Nam tông: 481


+ Nam tông Khmer: 416


+ Nam tông Kinh: 65


– Tịnh xá Khất sĩ: 361


– Tịnh thất: 467


– Niệm Phật đường: 998


3. Công tác Tăng sự


– Cấp 481 Giấy chứng nhận Tăng Ni: đổi 194 giấy CNTN cho các Tỉnh, Thành hội. Cấp 144 Giấy chứng nhận tu sĩ cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer, 191 giấy Chứng điệp thọ giới Sa di Nam tông Khmer.


– Tổ chức giới đàn: Tỉnh An Giang (128 giới tử), TP. Cần Thơ (125 giới tử), Hậu Giang (115 giới tử), Quảng Ninh (26 giới tử), Bắc Ninh (26 giới tử), Hà Nội (90 giới tử).


– An cư kiết hạ: Cả nước có 48 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức An cư kiết hạ cho Tăng Ni, gồm có 20.283 Tăng Ni an cư. Phật giáo Nam tông, ACKH từ ngày 15-6 âm lịch đến ngày 15-9 âm lịch, có 7.728 chư Tăng Nam tông Khmer.


Duyệt cấp 558 sổ chứng điệp an cư cho Tăng Ni các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo.


– Bổ nhiệm 209 Tăng Ni trụ trì cơ sở tự viện tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo.


– Bồi dưỡng hành chánh và trụ trì: Đã tổ chức bồi dưỡng nhiệm vụ trụ trì và hành chánh cho 546 Tăng Ni đang trụ trì các cơ sở tự viện như: tỉnh Vĩnh Long, Long An, Bình Thuận, Tây Ninh, Bạc Liêu.


Riêng tại tỉnh An Giang tổ chức Khóa bồi dưỡng trụ trì với 187 Tăng Ni trụ trì trong tỉnh tham dự.


Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cùng Ban Tôn giáo Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí in ấn 11 đầu kinh sách PG Nam tông Khmer và đã làm lễ trao số kinh sách nói trên cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại văn phòng BTS THPG TP.Cần Thơ.


Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng của TP.Cần Thơ, huyện Ô Môn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tiến hành các thủ tục xin phép thành lập Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại quận Ô Môn, TP.Cần Thơ.


 


II. BAN GIÁO DỤC TĂNG NI


1. Hệ thống đại học Phật giáo


– Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức thi tốt nghiệp và phát bằng cử nhân Phật học cho 194 Tăng Ni sinh khóa IV và thi tuyển sinh khóa V (2006-2010), có 281 Tăng Ni sinh trúng tuyển, hiện đang theo học chương trình học kỳ I năm thứ nhất. Đối với công tác xây dựng cơ sở mới tại Sóc Sơn hiện đang tiến hành khẩn trương các hạng mục còn lại để chuẩn bị lễ lạc thành và khai giảng năm học mới tại cơ sở vào ngày 8-9-2006 sắp tới.


– Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế: Đã hoàn tất năm học thứ nhất khóa III (2005-2009), có 2 lớp với trên 200 Tăng Ni sinh.


– Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh: Hiện đang giảng dạy năm học thứ nhất khóa VI cho 676 Tăng Ni sinh theo học.


2. Hệ thống các lớp Cao đẳng Phật học


– TP.Hà Nội: Đã làm lễ phát bằng tốt nghiệp Cao đẳng Phật  học cho 86 Tăng Ni sinh.


– TP.Hồ Chí Minh: Đã hoàn tất chương trình học kỳ I năm thứ hai khóa IV cho 787 Tăng Ni sinh, gồm 341 Tăng và 446 Ni sinh.


– Thừa Thiên-Huế: Có 43 Tăng Ni sinh theo học năm thứ 2 khóa I.


– Bà Rịa-Vũng Tàu: Ban Giám hiệu đang đào tạo khóa III, với 98 Tăng Ni sinh theo học chính thức.


– Lâm Đồng: Lớp Cao đẳng Phật học đang chuẩn bị thi học kỳ 2 năm thứ hai khóa II cho 37 Ni sinh theo học.


– Bạc Liêu: Đang giảng dạy năm học thứ nhất khóa I tại chùa Long Phước với 32 Tăng Ni sinh theo học.


– Quảng Nam: Thi hoàn tất năm học thứ nhất khóa I với 28 Tăng Ni sinh theo học.


– TP.Cần Thơ: Đang tiếp tục chiêu sinh khóa III, hiện có 30/100 Tăng Ni sinh đăng ký.


3. Hệ thống các trường Trung cấp Phật học


Cả nước hiện có 30 trường Trung cấp Phật học, phía Bắc có 8 trường, phía Nam từ Thừa Thiên-Huế trở vào có 22 trường.


4. Các lớp Phật học dành cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer


Do tính đặc thù hệ phái, nên chương trình giáo dục đào tạo dành cho Phật giáo Nam tông Khmer ở các lớp Cao cấp, Trung cấp, Sơ cấp Phật học đều có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội qua các lớp Pali, giáo lý sơ cấp và Pali Vini cho chư Tăng Nam tông Khmer mới nhập tu tại Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Vĩnh Long.


5. Tăng Ni sinh du học:


Trên 40 Tăng Ni sinh tốt nghiệp tiến sĩ Phật học đã về nước, 190 Tăng Ni sinh đang theo học chương trình tiến sĩ, thạc sĩ tại Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc, Đài Loan v.v…


 


iii. BAN HOẰNG PHÁP


Các đơn vị Phật giáo tỉnh, thành đã phát triển chương trình thuyết giảng đến tận các quận, huyện, thị xã, các đơn vị tự viện trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, TP. Đà Nẵng, Nam Định, Hà Tây, Huế, Kiên Giang, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, Tiền Giang v.v… mỗi đạo tràng có từ 500 đến 1.000 Phật tử thính pháp.


Ban Hoằng pháp TƯGH đang tiến hành biên soạn Bộ giáo lý hướng dẫn Phật tử tu học. Tổ chức Hội thi giáo lý cư sĩ Phật tử tại 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.


Nội san Chuyển Pháp Luân của Ban Hoằng pháp T.Ư đã ra mắt được 8 số (Thành đạo, Phật đản, Vu  lan).


Đang đào tạo năm thứ nhất khóa IV lớp Cao cấp Giảng sư, với 148 Tăng Ni giảng sinh theo học.


Nhân mùa ACKH PL.2550, Ban Hoằng pháp T.Ư đã tổ chức các phái đoàn đi thăm viếng và thuyết giảng Phật pháp tại các trường hạ thuộc các Tỉnh, Thành hội Phật giáo 3 miền.


 


IV. BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ


Đã triển khai chương trình hoạt động Phật sự năm 2006 đến tận các tỉnh, thành qua các Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử.


Tổ chức Hội nghị chuyên đề hướng dẫn Phật tử (chủ yếu về cư sĩ Phật tử) và việc lập thẻ Chứng nhận Phật tử (kèm theo mẫu) để các tỉnh, thành thực hiện.


Tham dự các hoạt động lễ lượt tại Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Vĩnh Long…


Kết hợp với Ban Hoằng pháp T.Ư chỉ đạo GĐPT các tỉnh, thành tích cực tham gia các đợt Hội thi giáo lý cho cư sĩ.


Tổ chức tu học, huấn luyện, sinh hoạt từ thiện xã hội, tổ chức các cuộc lễ truyền thống của GĐPT, các sinh hoạt tham quan, trại, du ngoạn cho đoàn sinh và huynh trưởng.


Tổ chức Hội nghị đại biểu huynh trưởng GĐPT năm 2006 vào các ngày 11 – 14-8-2006 (18 – 21-7-Bính Tuất) tại Văn phòng 2 HĐTS để tu chỉnh chương trình tu học và huấn luyện của huynh trưởng và đoàn sinh. Tổ chức lễ thọ cấp Tấn cho 94 huynh trưởng.


 


v. BAN NGHI LỄ


Tổ chức long trọng Đại lễ Phật đản PL.2550 trên cả nước, với trên 584 xe hoa và 23 thuyền hoa diễu hành cùng hàng ngàn hoa đăng đã được thả trên các dòng sông.


Hòa nhịp với Đại lễ Phật đản thế giới do Cơ quan UNESCO kết hợp với Phật giáo Thái Lan tổ chức trọng thể tại thủ đô Bangkok, tạo thành dấu ấn lịch sử trọng đại kể từ ngày thống nhất Phật giáo Việt Nam đến nay.


Tưởng niệm các bậc tiền bối hữu công như Bồ tát Thích Quảng Đức, chư Thánh tử vì đạo, chư tôn thiền đức đã viên tịch từ khi thành lập GHPGVN.


Tổ chức tốt Đại lễ Vu lan Báo hiếu, kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7, cầu siêu cho đồng bào chết đói năm 1945 tại một số tỉnh, thành phía Bắc được tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, TP.HCM.


 


VI. BAN VĂN HÓA


1. Ban Văn hóa đã biên soạn, in ấn thực hiện được 53 đầu sách, với số lượng 69.500 quyển. Hiện đang lập thủ tục xin cấp phép cho 20 đầu sách tiếp theo.


+ Tuần báo Giác Ngộ mỗi tháng xuất bản 4 kỳ, mỗi kỳ 12.000 số.


+ Nguyệt san Giác Ngộ xuất bản mỗi tháng 1 kỳ, mỗi kỳ 7.000 số.


+ Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã xuất bản được 19 số, mỗi số 10.000 cuốn.


2. Sinh hoạt văn hóa


Nhân Đại lễ Phật đản, Vu lan , Ban Văn hóa các Tỉnh, Thành hội Phật giáo phối hợp với Phân ban GĐPT tổ chức văn nghệ, chiếu phim sự tích Đức Phật Thích Ca, triển lãm thư pháp, phát hành băng cassette.


Các BTS Tỉnh-Thành hội Phật giáo còn tham gia Lễ hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam được tổ chức tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai; Hội chợ Văn hóa ẩm thực, Hội nghị cộng tác viên do Nhà Xuất bản Tôn Giáo tổ chức tại TP.HCM v.v…


3. Trùng tu – tôn tạo chùa chiền gồm


TP.HCM: 15; Phú Yên: 7; Vĩnh Long: 2; Tây Ninh: 1; Phú Thọ: 20; Quảng Nam: 16; Đồng Nai: 15; Bến Tre: 40; Thừa Thiên-Huế: 2; TP. Đà Nẵng: 2; Bình Thuận: 2; Quảng Trị: 2; Đồng Nai: 8; TP. Hải Phòng: 18; Tiền Giang: 8; Kiên Giang: 18; Bình Định: 5.


Thành hội Phật giáo TP.HCM đang tiến hành hoàn tất công trình xây dựng Nhà Truyền thống-Văn hóa Phật giáo TP.HCM; việc xây dựng Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ can thiệp với Chính phủ, tại ngã tư đường CMT8 và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, công trình do Sở Văn hóa-Thông tinh thành phố làm chủ đầu tư hiện nay đã có quyết định của UBND thành phố nhưng đang chờ công tác giải tỏa mặt bằng. Trung tâm Văn hóa Liễu Quán-Huế mở rộng cơ sở và tăng cường nội dung trưng bày về văn hóa. Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử – Nam Định đang xây dựng hoàn thành 1/2 công trình. Đúc lại chuông đồng trên núi Yên Tử – Quảng Ninh.


VII. BAN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ


HT.Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự đã tiếp ông Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đến thăm hữu nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


HT.Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế đã tiếp ngài Sompong Sanguanbun, Tổng Lãnh sự Vương quốc Thái Lan.


Đoàn đại diện GHPGVN dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ I tại Trung Quốc.


HT.Thích Giác Nhiên, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới, nguyên Trưởng Giáo đoàn 4 hệ phái Khất sĩ, thành viên GHPGVN đã về thăm quê hương, dự Lễ Phật đản PL.2550, lễ đặt đá xây dựng Pháp viện Minh Đăng Quang.


Đại diện GHPGVN sang Pháp dự Lễ Phật đản PL.2550 tại Thiền viện Trúc Lâm và trao đổi một số công tác Phật sự khác. Trung ương Giáo hội đã cử TT.Thích Giác Toàn, Trưởng ban KTTC T.Ư và một số thành viên TƯGH lên đường sang Pháp.


Tiếp đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ và trao đổi một số vấn đề theo đề nghị của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM về việc Tăng Ni xuất cảnh sang Mỹ.


Phái đoàn GHPGVN gồm 23 thành viên và 270 Tăng Ni, Phật tử cùng tham dự Đại lễ Phật đản PL.2550 tại Thái Lan.


Ban Thường trực HĐTS đã tiếp phái đoàn Can dự toàn cầu Hoa Kỳ xác định vấn đề tự do tín ngưỡng tại Việt Nam vẫn được tôn trọng và phát huy.


TT.Thích Gia Quang, Phó ban Phật giáo Quốc tế dự lễ khánh thành tượng đài Đức Thánh Gióng và lễ đặt móng xây ngôi chùa Việt Nam tại Kharcov – Ucraina.


Trung ương GHPGVN đã cử phái đoàn chư Ni giáo phẩm Hội đồng Trị sự GHPGVN tham dự Hội nghị đặc biệt của tổ chức Ni giới thế giới tại Malaysia.


viii. VIỆN VÀ PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM


1. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam


Viện hiện có hai lớp Hán văn Phật học nâng cao. Một lớp gồm 39 Tăng Ni hiện đã học xong năm thứ hai; lớp thứ hai có 47 Tăng Ni, dự kiến đến hết tháng 11-2006 kết thúc năm học.


Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại TP.HCM và Viện Nghiên cứu PHVN đã tổ chức lễ ra mắt dịch phẩm “Thiền uyển tập anh” từ tiếng Việt sang tiếng Pháp do giáo sư Langlet (người Pháp) phiên dịch.


Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP.HCM đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Phật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức”; ngày 17-7-2006, làm lễ trồng cây bồ đề tại khu đất Đại học Phật giáo” thuộc khu vực Láng Le, Lê Minh Xuân.


Viện đã mở trang web với tên vinabri.org/.com/.net.


Xúc tiến xin phép xuất bản Tạp chí Tư Tưởng của Viện.


2. Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam


Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức Hội thảo chuyên đề “Sa môn Trí Hải và Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hòa thượng.


Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học xuất bản đều đặn 2 tháng một kỳ.


IX. XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC


Ban Trị sự các tỉnh, thành, Tăng Ni, Phật tử cả nước đã tích cực trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, mua công trái xây dựng Tổ quốc, cứu trợ đồng bào các tỉnh vùng sâu, vùng xa cũng như trong công tác xây dựng trường học, lớp học, phòng học cho con em đồng bào nghèo có nơi ăn học, tu kiều, bồi lộ hàng chục kilomet, hàng trăm cây cầu, trị giá hàng tỷ đồng.


Con em gia đình Phật tử thi hành tốt nghĩa vụ quân sự; Tăng Ni, Phật tử trong toàn Giáo hội còn tích cực tham gia các đoàn thể, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ thực vật môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi v.v…; các sinh hoạt chính trị, ích nước lợi dân như đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc từ Trung ương, tỉnh-thành phố, đến quận, huyện, phường, xã địa phương; các phong trào Xóa đói giảm nghèo, Quỹ vì người nghèo, Đi bộ vì người nghèo.