Trang chủ Diễn đàn Giáo dục sau đại học – cánh cửa mở cho Tăng Ni...

Giáo dục sau đại học – cánh cửa mở cho Tăng Ni Sinh Việt Nam

99

Tính cho đến thời điểm này, trên cả nước, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống các trường Phật học, bao gồm 4 học viện và rất nhiều trường sơ-trung cấp rải rác khắp các địa phương. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn còn tồn tại một số yếu kém cần phải khắc phục. Trước hết phải kể đến chương trình giáo trình nội điển của các trường Phật học chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, tại một số trường, cơ sở hạ tầng cho Tăng ni nội trú vẫn chưa được đáp ứng . Nơi đào tạo Tăng Ni vẫn chưa tách khỏi hệ thống sinh hoạt của các tự viện, điều này gây hạn chế không nhỏ cho việc phát huy đúng mức tính chuyên nghiệp cho một cơ sở Trường Lớp Giáo dục Phật. Hẳn nhiên, đây không chỉ là sư trăn trở của chư Tôn đức lãnh đạo, mà còn là mong mỏi của thế hệ Tăng Ni sinh như chúng tôi đang sống và học tập trong nước cũng như nước ngoài…


 


cu-nhan.gif picture by beijing_2007


 


 


Chúng ta cần nhìn nhận rằng, Tăng Ni kế thừa chính là đối tượng hướng đến của giáo dục Phật giáo, đồng thời xem vấn đề học tập là hoạt động đặc trưng đối với đời sống Tăng Ni trẻ. Tăng Ni sinh không chỉ đơn giản đến lớp rồi ra về như một sinh viên bình thường, mà cần nương tưạ , tu tập trong một môi truờng tập thể lục hoà thật sự. Bỏi chính từ môi trường này, đã hình thành cho mỗi cá nhân những thái độ và quan niệm tu học, phù hơp với mục tiêu ban đầu lúc phát tâm.


 


Cho nên việc ra đời một Học Viên nội trú trong tương lai là một trong những vấn đề cấp bách, giúp Tăng Ni trẻ như chúng tôi an tâm hơn nhờ điều kiện tu học tốt trong một môi trường đào tạo nghiêm túc và phù hợp với xu hướng phát triển xã hội. Trong bài phát biểu tại Hội thảo Giáo dục Phật giáo (năm2005), HT.Thích Chơn Thiện, trưởng Ban giáo dục Tăng ni T.U đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo Tăng Ni là một Phật sự rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển mạng mạch Phật giáo, là góp phần phát triển và xây dựng giáo hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Phật sự lớn lao quan trọng này, đòi hỏi sự chung sức của chư Tăng Ni Phật tử, sự lãnh đạo của giáo hội và sự đồng tình giúp đỡ của nhà nước và nhân dân”.


 


Trong điều kiện hiện phải sống và học tập tại nước ngoài với rất nhiều những khó khăn, nhất là về kinh phí học đối với một du học sinh tự túc; chúng tôi mong mỏi có được “cánh cửa mở cho Tăng ni sinh” tại việt Nam. một chương trình chuyên sâu sau khi tốt nghiệp học viện Phật giáo – chương trình đạo tạo sau đại học. Đồng thời, Tăng Ni sinh cần được sống trong môi trường nội trú, để có thể chuyên tâm – nhất niệm trong thời gian học tập, nghiên cứu.


 




 



 


Hòa Thượng Viện Trưởng HVPG Việt Nam – TP.HCM  và Tăng ni sinh


 


 


Trong đề tài tốt nghiệp “Sinh viên và vấn đề học tập tại Thành phố Hồ chí mình” (Luận văn tốt nghiệp Học viện – khóa 5, HVPGVN), khi hỏi về ước mơ du học của Tăng Ni Sinh (TNS) –  trong 140 phiếu thăm dò ở Học Viện viện Phật Giáo TP.HCM và Trường Cao trung Phật Học TPHCM, 79 TNS trả lời: có (57,2%). Tuy nhiên, trong cuộc thăm đó khác qua 120 TNS, chúng tôi hỏi về việc định hướng sau khi ra trường, có 79 TNS muốn học tiếp (65,8%);….. và chỉ có 14 TNS dụ định du học (13,3%). Từ kết quả cuộc thăm dò vỏn vẹn trong một đề tài tốt nghiệp, cũng có thể thấy tinh thần nhiệt huyết học tập của Tăng Ni không chi dừng lại ở một cấp học, song do những điều kiện khách quan nên định hướng du học vẫn còn là một viễn cảnh xa xôi với một số lượng lớn của TNS Việt Nam.


 


tuyen-sinh.gif picture by beijing_2007


 


Không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài và cũng không phải ai cũng có thể đáp ứng hết được những yêu cầu của hệ thống giáo dục ở nước bạn, bên cạnh đó  kính phí học tập khá cao, cho nên việc nghiên cứu sau đại học tại Việt Nam vẫn luôn là mong mỏi của nhiều người. Hướng đi cho một chương trình giáo dục đào tạo Tăng Ni trong nước của nhiệm ký mới vẫn còn ở phía trước, song chúng tôi vẫn hy vọng tầng lớp Tăng Ni trẻ hiện nay sẽ sớm có được cơ hội được học tập trong một môi trường tu học tốt hơn trong điều kiện nhất định nào đó mà giáo Hội Việt Nam có thế đáp ứng được. Bởi lẻ, Tăng Ni sinh là một bộ phận của Tăng đoàn, là nguồn nhân lực kế thừa của Giáo hội trong tương lai.