Thế nào là cứu kính Phật giáo? Điều này người học Phật không thể không biết.
Phật giáo là gì? Phật giáo là nền giáo dục của Đức Phật, là sự dạy dỗ của Phật Đà đối với khắp hết pháp giới chúng sinh, nhằm đưa tất cả đến con đường viên mãn hoàn thiện. Giáo dục Phật giáo bao hàm sự lý vô lượng vô biên.
So với nội dung của giáo trình giảng dạy trong các trường Đại học ngày nay, nội dung của giáo dục Phật giáo đầy đủ hơn nhiều.
Đứng về thời gian, giáo dục Phật giáo bao gồm cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Về mặt không gian, nó bao hàm cả cuộc sống trước mắt chúng ta và sẽ còn diễn biến cho đến vô cùng của thế giới.
Trong nền giáo dục của Nho học, Khổng Tử chỉ bày ra cuộc đời của con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi mà thôi. Còn nền giáo dục của Phật giáo thì rộng hơn, nó bao hàm cả quá khứ hiện tại và tương lai.
Vậy Phật giáo có đích thực là một nền giáo dục hay không? Nếu quan sát thật kỹ lưỡng và vi tế thì những nghi vấn này sẽ hoàn toàn biến mất.
Trong cuộc sống hang ngày, chỉ khi những người làm trong ngành giáo dục mới có xưng hô thầy trò trong giao tiếp. Phật giáo chúng ta tôn xưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Bổn sư – vị thầy gốc. Vị thầy gốc có nghĩa chúng ta luôn khẳng định, đối với nền giáo dục Phật giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đâu tiền sang lập ra, còn chúng ta thì tự xưng là đệ tử.
Qua cách xưng hô này, chúng ta biết được rằng, quan hệ giữa Phật với chúng ta là quan hệ thầy trò.
Chư vị Tổ sư và chúng ta là quan hệ đồng tu đồng học. Chư Tổ là những học trò trước kia của Đức Phật, còn chúng ta là những học trò ngày hôm nay.
Vậy tại sao chúng ta lại xưng hô với chư vị Tổ sư cũng là Thầy và xưng là đệ tử? Bởi chư Tổ là những bậc trưởng học của chúng ta.
Điều này cần phải nói cho rõ. Ngày nay, trong tự viện chúng ta thường tôn xưng các bậc Trưởng lão Hòa Thượng là Thầy.
Hòa Thượng – Tiếng Ấn Độ dịch là Thân giáo sư, tức là bậc thầy thân cận để hướng dẫn dạy dỗ chúng ta. Chúng ta gọi bằng thầy, bởi thầy là người trực tiếp chỉ dạy cho chúng ta. Quan hệ này vô cùng gần gũi và gắn bó mật thiết.
Bậc thay cho Hòa Thượng dạy dỗ chúng ta gọi là A Xà Lê. Lời nói và viêc làm của bậc A Xà Lê có thể làm tấm gương, làm mô phạm cho chúng ta noi theo. Chúng ta cũng có thể học tập theo vị thầy đó. Do đó ta có thể khẳng định Phật giáo là một nền giáo dục chứ không hẳn đơn thuần chỉ là một tôn giáo.
Nhìn vào tổ chức của một tự viện Phật giáo, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy; tự viện là một kiểu cơ cấu giáo dục được kết hợp giữa dạy học và giáo dục Phật giáo. Tức là giống như sự giao thoa giữa trường học và một viện bảo tang cùng chung kết hợp lại với nhau. Phát huy hình thức giáo dục trong mỗi tự viện chính là để giữ gìn nghệ thuật của giáo dục Phật giáo mà cũng rất phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại.
Hiện nay, đâu đâu, người ta cũng kêu gọi giữ gìn văn hóa nghệ thuật, trong khi ở mỗi tự viện Phật giáo, chúng ta đã thực hành và giữ gìn nghệ thuật dạy học từ gần 26 thế kỷ nay rồi
Từ tổ chức của mỗi tự viện, ta thấy được cơ cấu tổ chức của nó và các trường học ngày nay rất giống nhau.
Hòa thượng tương đương với hiệu trưởng nhà trường, là người chủ trì các chính sách dạy học. Các giáo trình do Hòa thượng đích thân biên soạn, giáo sư giảng dạy cho Ngài mời và chỉ định – đó là chức trách của Hòa Thượng – thân giáo sư, vị thầy thân cận.
Dưới Hòa thượng có ba vị thường xuyên phụ tá. Theo ngôn ngữ nhà Phật ba vị đó được gọi là võng lĩnh chấp sự. Võng lĩnh chấp sự được chia ra ba chức sự; chủ quản giáo vụ được gọi là Thủ tọa, chủ quản huấn chỉ gọi là Duy Na, chủ quản tổng vụ gọi là Giám viện.
Tên gọi tuy không giống như trong trường học, nhưng trên thực tế nhiệm vụ quản lý của họ và các chức vụ trong nhà trường ngày nay giống nhau không khác.
Nói đến đây ta có thể tự hào mà khẳng định rằng; tổ chức giáo dục nội tự của một tự viện thật đúng như giáo dục của một trường học, là một ngôi trường giáo dục hoàn chỉnh mà chúng ta vẫn tự hào gọi đó là các Tùng Lâm – đại học Phật giáo.