3. Hiện tình Phật giáo Việt
Đất nước Việt
Phiên dịch và biên tập Đại tạng kinh Việt Nam
Hầu như tác phẩm nào viết về lịch sử Phật giáo Việt
Theo được biết, từ năm 19…Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã thành lập một ban chuyên trách làm việc này, với danh xưng là: “Ban phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt nam”, cho đến nay đã phát hành 35 tập, nội dung và hình thức trình bày có nhiều vấn đề cần phải được thảo luận và chỉnh sửa. Ngoài ra, các tổ chức cá nhân cũng đang tiến hành phiên dịch và biên tập, nhưng kết quả như thế nào chúng ta vẫn còn chờ đợi.
Theo người viết, công trình phiên dịch và biên tập Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam là công trình lớn của Phật giáo Việt Nam, có thể nói là công trình của quốc gia, nó không phải là một cá nhân nào, vì qua đó nó biểu thị tinh thần, phương pháp làm việc và trình độ chuyên môn của Phật giáo Việt nam, do vậy, chúng ta cần phải nghiêm túc trong công việc này. Theo tôi, Phật giáo Việt nam cần phải tổ chức những cuộc hội thảo chuyên đề, mới các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham dự, lắng nghe những nhà nghiên cứu phát biểu. Từ những góp ý xây dựng đó chúng ta mới tiến hành tổ chức công việc phiên dịch và biên tập Đại Tạng Kinh Việt nam. Theo tôi, rút ra từ kinh nghiệm bản thân, công việc phiên dịch kinh điển Hán tạng, không thể biết chữ Hán là có thể dịch được, đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn về Phật học, không những người dịch chỉ am tường các hệ tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ mà còn phải hiểu về văn hoá Trung Quốc, để tránh trường hợp chuyển dịch sai ý so với nguyên bản, đồng thời phát hiện những điểm sai của bản Hán. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác phiên dịch phải có kiến thức chuyên môn về mặt tư tưởng sử. Từ đó nó gợi ý cho chúng ta một nhận thức trước tiên là Giáo Hội cần phải gấp rút đào tạo những người chuyên môn này.
Tóm lại, công việc phiên dịch và biên tập Đại Tạng Kinh Việt Nam là trọng tách của Giáo hội, cần phải tiến hành, để làm cơ sở cho công việc nghiên cứu, nâng cao kiến thức Phật học cho Phật tử Việt nam.
Vấn đề giáo dục và đào tạo
Phật giáo Viện Nam hiện nay có 3 Học Viện, được phân phối ở 3 miền: Bắc, Trung và Nam, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh có thêm một trường với danh xưng Cao Đẳng Phật học, và hầu như mỗi Tỉnh, Thành đều có tối thiểu là 1 trường cơ bản Phật học, chuyên đào tạo Sơ cấp và Trung cấp Phật học. Ngoài cơ sở giáo dục, Phật giáo Việt Nam còn có Viện Nghiên cứu Phật học cũng được phân chia làm 3 miền, Bắc Trung và Nam, nhưng trên thực tế Viện vẫn chưa phát huy chức năng của mình.
Thật tế, các cơ sở giáo dục này chỉ có giá trị nội bộ trong Phật giáo, giống như hình thức Phật học viện trước đây, chỉ đào tạo cho giới xuất gia, không đào tạo cho giới cư sĩ. Nói cách khác, những cơ sở giáo dục này vẫn chưa đươc Bộ Giáo dục Việt Nam chấp nhận, cho nên các Tăng, Ni sinh sau khi tốt nghiệp, không được tiếp tục học các chương trình kế tiếp, mặc dù một số học viên có đủ trình độ học tập ở trong nước cũng như nước ngoài.
Về mặt giáo dục, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đều mang tính tùy tiện, không thống nhất. Giáo hội vẫn chưa định hướng cho việc giáo dục và nghiêm túc biên soạn chương trình giáo dục cho các cấp, đào tạo giáo sư chuyên ngành cho các cấp học. Do vậy, vấn đề giáo dục của Phật giáo Việt
Vấn đề hành chánh tổ chức và nhân sự của Giáo hội
Chúng ta cần xác định rằng, Giáo hội là một cơ quan cao nhất của Phật giáo, chuyên quản lý và điều hành các mặt hoạt động của Phật giáo Việt Nam bằng nội quy và nghị quyết, không phải quản lý theo hình thức của tự viện, đồng thời có bổn phận, trách nhiệm quan hệ với nhà nước và các cơ quan có liên hệ, cũng như quan hệ quốc tế. Do vậy, người giữ vai trò lãnh đạo và tổ chức hành chánh của giáo hội cần phải tương xứng với danh xưng và đáp ứng những nhu cầu của Giáo Hội. Đối với việc này, người viết có vài nhận định mang tính cá nhân như sau:
Thứ nhất, việc đề cử nhân sự của Giáo Hội, chúng ta thường chú trọng đến mặt đạo đức, yếu tố năng lực và tuổi tác thường không chú ý đến. Từ thực tế cho thấy, người lãnh đạo Giáo hội dĩ nhiên là người phải có phẩm hạnh đạo đức tốt, bên cạnh đó yếu tố ‘năng lực’ và ‘tuổi tác’ không thể không đề cập, nó là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của Giáo hội. Muốn đảm trách công việc này, Giáo hội cần chọn người biết nhìn xa thấy rộng, hoạch định xu hướng phát triển cho giáo hội, có bổn phận và trách nhiệm, biết trọng dụng nhân tài, biết cấu trúc tổ chức và phân bổ công việc hợp lý. Do vậy, chúng ta cần phải cân nhắc khi tuyển chọn người lãnh đạo giáo hội hay cho một một cơ quan tổ chức nào.
Thứ hai, vấn đề kiêm nhiệm chức vụ. Nếu tôi nói không lầm, Phật giáo chúng ta đang tồn tại một thói quen ‘bệnh tôn sùng’ thái quá. Ví dụ, tôi thấy thầy A gỏi việc gỏi về thuyết giảng, vì phục tài thuyết giảng của ông, cho nên chúng ta lại đề cử ông ta làm chức vụ khác, nhưng công việc đó, không liên hệ gì đến khả năng chuyên môn của ông. Việc kiêm nhiệm nhiều chức vụ cũng xuất phát từ quan điểm này, nó là một trong những nhân tố chính yếu dẫn đến công việc trì trệ cho Giáo hội. Hơn nữa, sức người có giới hạn, mỗi ngày chúng ta chỉ có 8 giờ làm việc, thế thì sức lực đâu, thời gian đâu chúng ta làm những công việc khác? sức khỏe yếu lại không có thời gian thì ai là người làm thay công việc cho mình? Không làm việc mà muốn công việc thành công là điều không thể có; không làm mà nhận chức vụ là ôm đồm, là thái độ xem thường tổ chức và người khác; công việc không thành công mà không nhìn nhận là thái độ bưng bít và thiếu trách nhiệm. Đó là nguyên nhân của mọi sự thất bại. Tôi nghĩ rằng, không một ai trong chúng ta không nhận thấy điều đó. Chúng ta không thể viện dẫn người lãnh đạo không cần làm việc theo thời gian. Theo tôi, cách giải thích nghe ra có phần hợp lý, nhưng không đúng với thực tế, vì không có một công việc nào lại không cần đến thời gian, có thể người lãnh đạo không ràng buột vào nơi làm việc, nhưng nó không đồng nghĩa là người lãnh đạo không cần thời gian nghiên cứu suy tư cho công việc đó. Ở xã hội, người lãnh đạo cho một cơ quan nào, người đó phải chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của nó, nếu qua một thời gian làm việc, nhưng công việc không hiệu quả thì vị lãnh đạo đó phải từ chức, thế nhưng trong Phật giáo thì không như vậy, tại sao ? Do vậy, sự kiêm nhiệm nhiều chức vụ, nó mang ý nghĩa tiêu cực hơn là tích cực, nó là một trong những nguyên nhân đưa đến sự trì trệ các mặt hoạt động của giáo hội.
Thứ ba, về mặt hành chánh và tổ chức. Nhìn chung cách cơ cấu tổ chức của Giáo hội hay các ban ngành trực thuộc giáo hội còn quá nặng nề về mặt hình thức, không mang tính thực tiễn, nhiều ban nhiều chức vụ, nhưng trên thực chất không hoạt động. Ví dụ, tại sao Học Viện Phật giáo VN phải cần đến 3 vị phó Viện trưởng, và cho đến 5 phó Tổng thư ký ? tại sao phải có chức vụ Tổng thư ký và phó Tổng thư ký ? công việc của chức vụ này như thế nào? cách cấu trúc nhân sự này dựa vào điều kiện thực tế nào? Đây chỉ là một ví dụ điển hình, trên thực tế đây không chỉ có Viện Nghiên cứu mà là vấn đề phổ biến các ban ngành trong Giáo hội.
Giáo hội có những ban ngành thừa người thừa việc, nhưng trong Phật giáo còn cókhá nhiều lãnh vực vẫn chưa đưa vào hành động của Giáo hội. Ví dụ, tình trạng xây cất và sửa sang các tu viện trong Phật giáo hiện nay rất tùy tiện, sửa như thế nào, cất như thế nào, kiến trúc sa sao? dường như Giáo hội vẫn thả lỏng không quản lý; Trong đời sống Tăng Ni thường phát sinh các chứng bịnh như là gan, bao tử… Lý do tại sao? nó xuất phát từ đâu? Phải chăng do thức ăn, uống, sử dụng chung dao cạo đầu?… vẫn chưa có người nghiên cứu, và đề xuất biện pháp; Âm nhạc là phương tiện truyền giáo rất có hiệu quả, các vị Tổ ngày xưa đã vay mượn nhạc cụ dân gian để biến thành lễ nhạc Phật giáo, là những bài tán tụng trong nhà chùa, rất có hiệu quả trong cách truyền giáo ở ngày xưa, nhưng nó không còn hấp dẫn trong thời đại ngày nay. Nếu nó là mặt mạnh trong công việc truyền giáo, tại sao Phật giáo không đào tạo người chuyên nghiên cứu về âm nhạc Phật giáo, để tiếp tục sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, đưa Phật giáo vào xã hội ?
Vấn đề Tăng Ni sinh đi du học nước ngoài cũng là một trong những vấn đề cần được nêu ra đây. Thật tế mà nói, cho đến nay Giáo hội vẫn chưa có kế hoạch cụ thể đối với việc đưa tăng ni sinh đi du học. Học ở đâu, học ngành gì, đều do tăng ni sinh quyết định, cho đến nay vẫn chưa có sự hướng dẫn nào từ Giáo hội. Sự học này sẽ không làm sao tránh khỏi việc thừa việc thiếu, dẫm chân lẫn nhau trong tương lai. Đây chỉ là một vài ví dụ điển hình và trọng yếu, trước mắt Giáo hội Phật giáo Việt cần phải khắc phục, tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển.
Những gì vừa được trình bày là thực trạng của Phật giáo Việt
4. Sự ra đời Trường Đại học Phật giáo là phương án thích đáng và hữu hiệu nhất cho sự phát triển Phật giáo Việt nam.
Như tôi vừa trình bày qua, Phật giáo Việt Nam có chiều dài gần 2.000 năm lịch sử, luôn luôn gắn bó, cùng cam cọng khổ với dân tộc. Phật giáo đến với dân tộc không làm tổn hại đến nền văn hoá truyền thống của dân tộc, ngược lại Phật giáo tô bồi cho nền văn hoá đó càng tốt đẹp hơn. Chúng ta có thể ngang qua những di tích lịch sử chứng minh điều đó và ngay cả cách suy tư, giáo dục con người đều mang trong đó những dấu tích của Phật giáo. Như vậy văn hoá Phật giáo là một bộ phận không nhỏ của văn hoá truyền thống dân tộc. Nếu như chúng ta đồng ý quan điểm này, thì sự phát triển Phật giáo có nghĩa là chúng ta đang phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc. Sự củng cố và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc là bức tường vững chắc nhất cho sự nghiệp bảo vệ truyền thống văn hoá Việt nam và nền độc lập và thống nhất của dân tộc, là vũ khí sắc bén nhất để đẩy lùi những suy tư phi dân tộc.
Thời gian chiến tranh đã qua, hơn 30 đất nước sống trong hoà bình độc lập, những gian nan cam khổ rồi cũng qua đi, nền kinh tế đất nước đang từng bước ổn định và phát triển. Nếu như Phật giáo là một tôn giáo của dân tộc, là một Tôn giáo được đa số người dân tin theo, tư tưởng văn hoá của dân tộc và Phật giáo đã quyện chặt vào nhau thành một khối, thì tạo chúng ta không tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển, cùng nhau tạo dựng trường Đại học cho Phật giáo ? Tôi tin rằng, nó sẽ là đòn bẩy kích thích cho mọi mặt hoạt động của Phật giáo cùng phát triển. Thử hỏi một đất nước không có cơ sở giáo dục thì đất nước đó đi về đâu? Phải chăng là một đất nước có nền kinh tế lạc hậu và xã hội rối loạn ? Cũng vậy, nếu Phật giáo không có cơ sở giáo dục đào tạo họp lý, không sao tránh khỏi những hoạt động yếu kém. Nếu như trong thời gian qua các mặt hoạt động của Phật giáo còn trì trệ, Giáo hội không chủ động được những công việc của mình. Theo tôi nguyên nhân chính vẫn là vấn đề nhân sự.
Phật giáo tuy đã có các cơ sở giáo dục, từ sơ cấp đến cao cấp, nhưng chỉ sinh hoạt dưới hình thức Phật học viện mang tính nội bộ, chưa được chấp nhận của ngành giáo dục quốc gia. Hình thức giáo dục này không thể đáp ứng được những nhu cầu của Phật giáo trong xã hội hiện đại. Hơn nữa, sinh hoạt Phật giáo không còn mang ý nghĩa đơn thuần chỉ là người ẩn dật tu tập, phần lớn là những người hoạt động xã hội, do vậy người đó không thể thiếu kiến thức xã hội. Mặt khác những cơ sở giáo dục này vì chưa được bộ giáo dục thừa nhận, điều đó trở ngại cho nhu cầu tiếp tục học tập của các Tăng Ni sinh. Do vậy, sự hình thành trường Đại học Phật giáo là nhu cầu cần thiết và hết sức bức bách của Phật giáo Việt
Tính đặc thù của Trường Đại học Phật giáo chuyên đào tạo và nghiên cứu các lãnh vực thuộc về nhân văn tư tưởng. Như Phật học, Việt Nam học, Ấn Ðộ học, Trung Quốc học, tôn giáo học, đạo đức học, xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ học và những ngành liên quan đến Phật giáo Việt Nam và văn hoá Việt Nam. Ngoài ra, đại học Phật giáo còn có thể đào tạo các ngành khoa học về tự nhiên, nếu có thể. Trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo các chuyên viên phiên dịch và biên tập bộ “Đại Tạng Kinh Việt
Ngoài ra, Trường Đại học Phật giáo xúc tiến nghiên cứu các ngành liên quan đến Phật học, tôn giáo và xã hội, nhằm để cống hiến cho xã hội có cái nhìn đúng đắng hơn đối vớn vấn đề tôn giáo, và sự ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Đồng thời, trường Đại học Phật giáo còn có chức năng giao lưu với các Đại học Phật giáo trên thế giới, thường xuyên tổ chức những hội thảo chuyên đề, nhằm tạo điều kiện cho đôi bên có cơ hội trao đổi và tìm hiểu lẫn nhau trong lãnh vực nghiên cứu khoa học. Có thể nói đây là xu hướng chung của Phật giáo thế giới. Các nước như Thái Lan, Tích lan,
5. Kết luận
Phật giáo là một trong những Tôn giáo lớn của Thế giới, sau khi Phật giáo truyền vào Việt Nam được đa số người dân tin theo và mau chóng thành một tôn giáo của đại bộ phận dân tộc. Phật giáo là một tôn giáo thuộc văn hoá Ấn độ, nhưng khi Phật giáo truyền vào Việt nam không làm nguy hiểm đến văn hoá và nền độc lập dân tộc. Ngược lại Phật giáo vun bồi và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, không những chỉ có thế Phật giáo luôn luôn gắn bó cùng với nhân dân Việt nam bảo vệ nền độc lập và thống nhất của dân tộc.
Trải qua gần 2000 năm lịch sử Phật giáo đã để lại cho dân tộc không biết bao nhiên công trình văn hoá quí giá, từ vật chất cho đến tinh thần. Cho đến nay, văn hoá Phật giáo trở thành một bộ Phật văn hoá của dân tộc, hay nói một cách khác, nói đến văn hoá Việt nam không thể không đề cập đến văn hoá Phật giáo. Do vậy tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển, điều đó đồng nghĩa tạo điều kiện cho nên văn hoá dân tộc phát triển; Giữ gìn văn hoá truyền thống dân tộc có nghĩa là giữ gìn văn hóa Phật giáo.
Phật giáo là một tôn giáo, nhưng Phật giáo không lấy ‘niềm tin’ làm mục đích cho sự giáo dục, mà Phật giáo lấy giác ngộ (sự hiểu biết) làm mục đích. Do vậy, giáo dục Phật giáo không làm cản trở cho sự phát triển xã hội, ngược lại lối giáo dục Phật giáo không những giúp cho con người có suy tư tốt, làm cơ sở cho sự phát triển mà còn giúp cho xã hội sinh hoạt trong sự hoà bình tương than tương ái.
Thời đại mà chúng ta đang sống là thời đại khoa học kỷ thuật, trình độ nhận thức của con người được trang bị khá tốt. Xu hướng phát triển của xã hội Việt nam cũng sẽ theo qui luật chung này. Đứng trước thời đại mới con người mới này, với phương pháp làm việc của Phật giáo Việt
Nếu như Phật giáo là một tôn giáo lớn của Việt Nam, được đa số người dân tin theo thì nhu cầu hình thành trường Đại học Phật giáo là nhu cầu chung của đại đa số nhân dân Việt nam; Nếu nền văn hoá dân tộc và văn hoá Phật giáo có mối quan hệ mất thiết thì nhu cầu hình thành trường Đại học Phật giáo là nhu cầu chính đáng, để duy trì và phát huy văn hoá dân tộc; Nếu như Phật giáo là một tôn giáo có công bảo vệ nền độc lập và thống nhất của dân tộc thì trường Đại học Phật giáo là nơi giáo dục con người tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó.
KINH SÁCH THAM KHẢO
– HT. Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 1, 2 Viện NCPHVN Ấn hành.
– HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập, Viện NCPHVN ấn hành.
– HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trường Bộ” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành.
– HT. Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ” tập 2, Viện NCPHVN ấn hành.
– HT. Thiện Siêu dịch, “Kinh Tạp A-hàm” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành.
– Viện CĐPH Hải Đức NT dịch, “Kinh Trung A-hàm” tập 1, Viện NCPHVN ấn hành.
– Viện CĐPH Huệ Nghiêm dịch, “Kinh Trường A-hàm” tập 2, Viện NCPHVN ấn hành.
– Lê Mạnh Thát, “Lịch sử Phật giáo Việt nam” tập 1, Huế, NXB Thuận Hoá.
– Thích Hạnh Bình, “Tìm hiểu đạo Phật Nguyên Thủy”, Hà nội, NXB Tôn giáo.
– Thích Hạnh Bình, “Đạo Phật xưa và nay”, Hà Nội, NXB Tôn giáo.
– Võ Văn Tường, “Việt nam Danh lam Cổ tự”, Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội.
Chú thích
1. HT. Thiện Siêu dịch, “Kinh Tạp A-hàm” tập 1,’Kinh số 89, 90, 93…’ Viện NCPHVN ấn hành, 1994.
2. HT. Thiện Siêu dịch, “Kinh Tạp A-hàm” tập 1, ‘Kinh số 154~165’ Viện NCPHVN ấn hành, 1994.
3. HT.Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” (Majjhima-Nikya) tập 1, ‘Đại Kinh Sư Tử Hống’ (Mahsihandasuttam), Viện NCPHVN ấn hành, 1992, trang 161~191.
4. HT. thiện Siêu dịch, “Kinh Tạp A-hàm” tập 3, ‘Kinh số 912’ Viện NCPHVN ấn hành, 1995, trang 284-290.
5. HT Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi Bộ” tập 2, Viện NCPHVN ấn hành, 1996 , trang 185: “Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nới có uy quyền; chớ có tin vì vị sa môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào ông tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thờpi này Bhaddiya, ông hãy từ bỏ chúng.”
6. HT Minh Châu dịch, “Kinh Tương Ưng Bộ” tập 3, Viện NCPHVN ấn hành, 1993, trang 271~273 “Này các Tỷ-kheo, không thắng tri, không liễu tri, không ly tham, không từ bỏ tất cả, thời không có thể đoạn tận khổ đau.”.
7. HT Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” (Majjhima Nikya) tập 1 , Viện NCPHVN ấn hành 1992 , trang 19~20
8. Xin tham khảo ‘Kinh Sa Môn Quả’ (Smaaphala Sutta) trong “Kinh Trường Bộ” (D´gha Nikaya), tương đương ‘Kinh Sa Môn Quả’ (沙門果經) trong “Kinh Trường A Hàm” (長阿含經).
9. K. Sri Dhammananda, “Buddhism in the Eyes of Intellectuals” (Copyright by Buddhist Missionary Society.
10. 1. Chánh kiến là quan điểm đứng, 2. Chánh tư duy là cách suy tư đúng, 3. Chánh ngữ là lời nói đứng và chân thật, 4. Chánh nghiệp là có việc làm chân chánh, 5. Chánh mạng là đời sống chân chánh, 6. Chánh tinh tấn là sự nổ lực cố gắng họp lý và đúng, 7. Chánh niệm là sự chú ý chuyên tâm chân chánh, 8. Chánh định là thiền định chân chánh.
11. HT. Thiện Siêu dịch, “Kinh Tạp A-hàm” tập 1, ‘Kinh số 36’ ghi: “Hãy trú trên hoàn đảo của chính mình, trú trên chỗ nương tựa của chính mình; trú trên hoàn đảo chánh pháp, trú trên nương tựa chánh pháp, chứ đừng trú trên hoàn đảo khác, chỗ nương tựa nào khác” Viện NCPHVN ấn hành, 1994, trang 74.