Câu nói đó xem như những người đến với Đạo Phật đều là những người mắt mờ tay yếu,má hóp da nhăn già nua tuổi tác, sắp gần đất xa trời. Đạo Phật là như thế ư
Điều nầy có thể là niềm bức xúc của nhà trí thức Phật tử bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám và một số Phật tử đương thời trong thập niên 40 khi thành lập Gia đình Phật hóa pho 娇ĐPHP) tiền thân của Gia đình Phật tử ngày nay.Tổ chức nầy đã xác định Đạo Phật không phải chỉ dành cho tuổi già,trong quyển Phật Pháp HT Thích Minh Châu đã khẳn định:
“…Đạo Phật là đạo của mọi người, phải là đạo của thiếu nhi,của tuổi trẻ.GĐPHP ra đời nhằm mục đích áp dụng trong sự giáo dục,đào tạo cac thiếu nhi thành những Phật tử chân chánh,sống đúng với tinh thần đạo Phật,sống có ích cho các em,cho gia đình,cho mọi người..”
Qua những lời nói đó cho chúng ta thấy được bối cảnh quan niệm về đạo Phật như thế,cho đến ngày nay không phải là không có cái nhìn sai lệch về sự tu tập của những người cư sĩ Phật tử.Chính những quan niệm va rồi trong thực tế nơi sinh hoạt của chùa chiền người ta không xem đạo Phật là bi quan yếm thế! Vậy sức sống của đạo Phật ở đâu?
Muốn cho đạo Phật được mọi người nhìn như một triết lý đời sống,giải quyết những bế tắc của tâm linh thì không thể không nói đến tuổi trẻ.Trong một đoạn kinh Đức Phật nói với các Thầy Tỳ kheo,ở đời có 4 nhân tố mà ta không nên xem thườngđó là:một vị Thái tử còn trẻ,vị Tỳ kheo trẻ tuổi, một đóm lửa nhỏ và một con rắn nhỏ. Có phải chăng đức Phật đã gởi cho những đệ tử Ngài bức thông điệp về “tuổi trẻ”. Cho nên những hình ảnh qùy dưới chân đức Phật không phải chỉ có người lớn tuổi mà còn có những gương mặt ngây thơ với đôi mắt tinh anh,bàn tay búp mămh chưa bị xạm nắng của cuộc đời dâng lên Đức Bổn sư với niềm tin yêu vô hạn .Nền giáo lý của đạo Phật không chỉ có những người lớn tuổi mới có thể áp dụng tu tập,mà nó còn đem lại lợi ích cho thanh thiếu niên làm hành trang đi vào cuộc đời. Đây chính là nguồn nhân lực kế tục làm cho Phật giáo phát triển và tồn tại trong lòng xã hội.
Từ những ý thức đó ,ngày nay chúng ta những người xuất gia và tại gia tại sao không nhìn thấy một tiềm năng tolớn và phong phú cho Giáo Hội là tổ chức GĐPT,một lực lượng tiếp nối sự nghiệp đưa giáo lý đi vào trong đời sống xã hội, vì họ là những người đang công tác tại các cơ quan kinh t61,văn hoá,giáo dục,chính trị… Tục ngữ thường nói: “tre tàn măng mọc, phải chăngcũng nhắm vào thế hệ trẻ.Các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay thường dùng cụm từ : “trẻ hoá hàng ngũ, trẻ hoá đội ngũ, doanh nghiệp trẻ thành đạt… Điều nầy là một xu thế tất yếu của mọi thời đại tronf sự phátvtriển của nhân loại chứ không phải chỉ dành riêng cho tôn giáo hay một quốc gia. Vậy thì nhìn vào qúa khứ chúng ta cũng nhận thấylực lượng GĐPT hơn 50 năm qua từ khi hình thành tổ chức cho đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được đã có những thành tựu nhất định đưa đạo Phật đi vào trong tầng lớp thanh thiếu nhi và nó cũng đã hình thành tầng lớp trẻ tin Phật và hiểu Phật.
Về mặt xã hội GĐPT cũng co’ những đóng góp đáng kể và họ cũng xác lập được vị trí của GĐPT trong lòng Giáo hội qua nhiều giai đoạn lịch sử cho đến ngày nay. Trong diễn văn khai mạc triển lãm GĐPT tại Huế nhân dịp Phật Đản PL 2515-1970 cư sĩ Võ đình Cường đã phát biểu xác định:
“GĐPT là một tổ chức giáo dục lấy giáo lý đạo Phật làm căn bản vì giáo dục ấy có 3 điều kiện cần thiết để đào tạo con người theo đúng nghĩa củ nó: Bi, Trí, Dũng . Chúng tôi vì mục đích giáo dục mà lựa chọn Phật giáo làm nền tảng chứ không phải vì Phật giáo mà lôi kéo thanh thiếu niên.Đạo Phật là một con đường,một phương tiện,mà con người mới là mục đích…”
Qua những nhận định trên, chúng ta có thể nhận thấy một cách khái quát về tinh thần và mục đích của GĐPT ; vì mục đích và nền tảng của đạo Phật là giáo dục chuyển hoá con người, đánh thức những nhân tố tích cực, khơi dậy những Phật chất đang tiềm ẩn nơi con người mà chúng ta thường gọi: Phánh tánh,tri kiến Phật,Chơn tâm, Như Lai tạng…
Đây mới đích thực là tinh thần Phật giáo.
Ngày nay nhìn vào xã hội Việt Nam, bao thanh thiếu niên hư hỏng sa đọa lao vào trụy lạc, các tệ nạn xã hội như: xì ke ma túy, mãi dâm, các em thiếu nhi có khuynh hướng thích bạo lực mất nhân tính. Phật giáo không thể bàng quang ngồi nhìn cho rằng : “việc đó không phải của mình, có chinh quyền, xã hội lo, mình là người tu bận tâm làm gì…” Nếu quan niệm và suy nghĩ như thế tức là chúng ta đã xa rời mục đích cao cả mà đức Phật đã dạy: ” Ta ra đời vì lợi íchan lạc cho số đông, vì hạnh phúc số đông, vì đem lại hạnh phúc cho trời người”.
Nếu ngày nào sự hiện diện của Đạo Phật được mọi người trong xã hội còn xem là một nhu cầu cần thiết cho đời, góp phần chia xẻ những khổ đau, mất mát mà cuộc đời đang gánh chịu, đó là giai đoạn đạo Phật thựcsự hưng thạnh; nếu trái nó không có ích cho con người, cho xã hội, nếu còn thì đạo Phật cũng chỉ là những cây khô, không còn nhựa sống.
Đạo Phật không thể tách rời cuộc đời màcó thể tồn tại một cách độc lập. Vì thế cho nên người con Phật-trong đó có GĐPT là hạt nhân –tích cực góp phần cùng với Tăng già làm tròn sứ mệnh thiêng liêng và cao cả có ích cho đạo nhưng cũng thiết thực cho đời. Bổn phận của những người con Phật yêu màu lam với cánh sen năm cánh là góp phần giáo dục cho thanh thiếu nhi,đồng thời có bổ phận của người công dân đối với tổ quốc, và có niềm tự hào dân tộc, yêu thương đồng loại xây dựng tịnh độ nhân gian qua tinh thần : “Tâm tịnh quốc độ tịnh”. Chúng tôi xin dẫn lời của một vị cư sĩ lão thành đề kết luận bài viết ngắn nầy:
“Ngày nay GĐPT không còn nằm trong phạm vi một địa phương mà khắp cả nước,cho nên nếu chúng ta đi đúng hướng sẽ có lợi ích cho nhiều người. Nếu trái lại chúng ta sẽ co tội đối với lịch sử và nhân loại”.