Trang chủ Tu học Lời Phật dạy Đức Phật nói: Đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh...

Đức Phật nói: Đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu, ai cũng nên biết để bớt thống khổ

6442

Biết được đó là những việc gì, chúng ta sẽ không còn quá thống khổ, đau đớn khi không thể níu kéo được chúng.


Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni sống tại Kỳ Viên tịnh xá, có cặp vợ chồng thuộc đẳng cấp Bà-la-môn nọ có cô con gái khoảng 14, 15 tuổi rất đoan trang, thông minh lại có tài ăn nói hiếm người nào sánh kịp. Nhưng đột nhiên cô bé mắc bệnh nặng và không lâu sau thì qua đời.

Hai vợ chồng thương yêu cô con gái độc nhất này còn hơn cả mạng sống mình. Thường ngày, hễ gặp chuyện gì ưu phiền chỉ cần nhìn thấy con gái, những âu lo phiền não ấy lập tức tan biến.

Vậy nên khi phải đối mặt mới cái chết đột ngột của con gái, người cha vô cùng thống khổ, mỗi ngày đều khóc lóc thương tâm, đau buồn quá mà phát điên lúc nào chẳng hay, cả ngày chỉ đi lang thang khắp nơi.

Một lần trong lúc lang thang, người cha đi tới chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, vừa gặp, ông bỗng như người vừa tỉnh cơn mê.

Ông cúi đầu quỳ lạy Phật Thích Ca Mâu Ni rồi nói với giọng bi thương: “Con không có con trai, chỉ có duy nhất đứa con gái này, nâng niu con bé như châu ngọc trên tay, con bé khiến con quên hết mọi ưu phiền trong cuộc sống.

Nhưng con bé đột nhiên lâm bệnh nặng, rồi ra đi ngay trước mắt con. Dù con lay thế nào con bé cũng không tỉnh, gọi con bé cũng chẳng thưa, hai mắt nó khép chặt, cơ thể lạnh dần đi, hô hấp cũng ngừng lại.

Mặc cho con kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không linh. Những u uất thống khổ trong lòng con không tài nào tả nổi, khó lòng khống chế được. Chỉ mong Thế Tôn tháo gỡ những ưu phiền này giúp con”.

Ông vừa nói với giọng nghẹn ngào đau khổ vừa rơi nước mắt khiến người nghe xung quanh không khỏi bi thương.

Đức Phật nghe xong nói với ông rằng, trên đời có 4 điều không tồn tại vĩnh cửu:

Thứ nhất, mọi thứ đều là vô thường

Túng quẫn tìm bạn vay 3 đấu gạo nhưng bị từ chối, phản ứng của người đàn ông khiến ai cũng phải suy ngẫm
Nghĩa là bất cứ việc gì tồn tại trên đời này đều không phải bất biến, không thể mãi giữ nguyên trạng thái ban đầu được. Nó lúc nào cũng biến đổi, bản chất sẽ dần thay đổi và cuối cùng sẽ biến mất.

Ví như cơ thể chúng ta lúc nào cũng đang trong quá trình trao đổi chất, trải qua sinh lão bệnh tử, cuối cùng biến mất khỏi cõi đời này. Núi sông, trời đất, trái đất, vũ trụ… tất cả đều đang trải qua quá trình “thành, trụ, hoại, không” và “sinh, trụ, dị, diệt”.

Thứ hai, giàu có không kéo dài mãi mãi

Nghĩa là cho dù con người có giàu sang phú quý đến thế nào thì đến cuối cùng cũng sẽ có lúc suy thoái.

Người xưa có câu: “Không ai giàu quá ba đời”, trừ khi họ đời đời làm việc thiện, tích đức thì mới có thể giữ gìn được vinh hoa phú quý cho đời con cháu.

Nhưng người thường chúng ta đều có lòng tham, có rồi lại muốn có nhiều hơn nữa, có nhiều rồi lại muốn có mãi mãi. Cho nên, không muốn cho đi thì giàu có cũng không thể tồn tại mãi mãi được.

Thứ ba, tụ hợp thì tất sẽ có biệt ly

Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) ở cùng một chỗ hoặc là bạn bè người thân đã gặp gỡ hẳn sẽ có ngày phải chia cách, nên mới có câu “không có gia đình nào không có sự chia ly”

Đặc biệt là sự cách biệt thế hệ, vì con cái sau khi trưởng thành thường rời xa quê hương, tự bươn trải ngoài đời để kiếm sống. Cho dù cha mẹ và con cái có sinh sống cùng nhau thì đến một ngày nào đó, cũng sẽ phải đối mặt với “sinh ly tử biệt”.

Thứ tư, dù có khỏe mạnh thì cuối cùng cũng trở về với cát bụi

Con người cho dù là sức khỏe mạnh mẽ đến thế nào thì cũng sẽ có lúc phải ra đi. Cho dù là sống thọ đi nữa thì cuối cùng cũng về với cát bụi vĩnh hằng.

Con người từ khi sinh ra đã bị phán tử hình chưa rõ ngày hành án, cái chết luôn trực chờ bên cạnh mỗi chúng ta. Nên có câu: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử”, hỏi thế gian này có ai không phải đối diện với cái chết?

Vậy nên con người đều phải sống và tiếp tục giải quyết đại sự đời sau, để được sống an lạc, chết cũng an lạc.

Cuối cùng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói 4 câu kệ:

“Thường giả giai tẫn, cao giả diệc đọa,

Hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử.”

Nghĩa của câu này là: Điều gì cũng có tận cùng, cao rồi cũng rơi xuống thấp, hợp rồi sẽ có ly, sống ắt sẽ có chết.

Người cha thống khổ sau khi nghe xong những lời chỉ giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni thì lòng được khai sáng, thông suốt, ông không còn quá đau khổ khi nghĩ đến con gái của mình.


BẢO THANH (st)