Lãnh đạo Phật giáo cũng nói ngài nghĩ rằng hàng rào ngoại giao giữa Trung Quốc và Liên hiệp châu Âu vì cuộc gặp giữa ngài với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy sẽ sớm qua đi.
“Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là trầm trọng, và nó ảnh hưởng đến Trung Quốc, cũng như Ấn Độ. Tôi nghĩ đối với Ấn Độ, đối với các nước dân chủ, thỉnh thoảng việc xử lý những vấn đề này sẽ dễ hơn,” Đức Dalai Lama nói trong một cuộc phỏng vấn tại thành phố Krakow (Ba Lan).
“Đối với nhà nước chuyên chế, xã hội đóng, đây là những trải nghiệm mới.”
Vị tu sĩ 73 tuổi sống lưu vong ở phía Bắc Ấn Độ miêu tả khoảng cách lớn giữa vùng duyên hải giàu có và vùng lục địa bần cùng là “không thể chối cãi” và nói rằng Bắc Kinh phải từng bước đi theo con đường dân chủ.
“Không nghi ngờ gì, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một nước rất quan trọng. Nền kinh tế ngày càng lớn mạnh và nó xứng đáng được tôn trọng. Nhưng nói chung, hệ thống chuyên chế đã lỗi thời, trên hành tinh này, ” ngài nói.
“Dưới sự sợ hãi, làm sao bạn có thể phát triển lòng tin? … Minh bạch là điều rất thiết yếu.”
Chỉ ra sự chuyển đổi sang dân chủ của các nước cựu cộng sản như Ba Lan, ngài nói: “Thế giới tự do chiếm đa số.”
Phản đối
Đối với sự tức giận của Trung Quốc khi ngài gặp Tổng thống Pháp, vị tu sĩ Phật giáo nhún vai ám chỉ rằng điều này thường xảy ra khi ngài gặp các nhà lãnh đạo thế giới.
“Theo những trải nghiệm trước đây, sẽ chẳng có gì đáng kể xảy ra tiếp theo. Trung Quốc cần châu Âu,” ngài nói.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Pháp để phản đối cuộc gặp của ông Sarkozy.
Đức Dalai Lama nói ngài đánh giá cao cử chỉ của Sarkozy.
“(Sarkozy) đang bày tỏ sự quan tâm thực sự về Tây Tạng. Tôi đánh giá cao điều đó, mặc dù những khó khăn và phiền phức, ông ấy vẫn kiên định nguyên tắc,” ngài nói.
Lãnh đạo Phật giáo nói Tổng thống mới được bầu Barack Obama cũng đã bày tỏ sự quan tâm và lo lắng về hoàn cảnh tuyệt vọng của Tây Tạng khi gọi điện cho ngài trong chiến dịch bầu cử.
“Tôi khá chắc chắn rằng sau khi trở thành tổng thống, ông ấy sẽ tiếp tục thực thi chính sách rất, rất ủng hộ Tây Tạng,” Đức Dalai Lama nói.
Tổng thống George W. Bush đã kêu gọi Bắc Kinh mở đối thoại thực sự với Đức Dalai Lama, người nói ngài muốn tự trị, chứ không phải độc lập cho vùng đất quê hương.
Khi được hỏi mại có mong được thấy lại Tây Tạng, Đức Dalai Lama nói “Tôi thực sự cảm thấy rằng… nếu không, sẽ chẳng có nhiều ý nghĩa.” Bằng thành ngữ Tây Tạng, ngài nói quê nhà là nơi bạn cảm thấy hạnh phúc nhất.