Vị trí của nước Việt nằm giữa đường giao thông của hai nước lớn, có nền văn minh cổ là Ấn Độ và Trung Hoa. Điều kiện địa lý và cảnh quan nầy, tất nhiên Việt
Trong giai đoạn đầu tiên, khó có thể xác định được cụ thể tông phái Phật Giáo nào đã chi phối tới Phật Giáo Việt Nam; tuy nhiên điều khẳng định rõ là Phật Giáo Đại Thừa đã theo các vị sư Ấn Độ theo đường biển đưa vào đất Giao Châu. Đường bộ cũng là ngõ vào thứ hai. Sách “Ngô Chí” có đoạn chép: “Sĩ Nhiếp qua làm Thái thú quận Giao Chỉ, sau lên làm Thứ sử Giao Châu; trước sau khoảng ngót 40 năm(187 – 222). Khi ra đường, người ta thường nghe có những tiếng mõ, kiểng, chiêng, trống và thấy bọn Rợ Hồ cầm hương đi hai bên xe từng toán hàng chục người…” Căn cứ vào tài liệu nầy, danh xưng “Rợ Hồ” ám chỉ là các Tăng sĩ người Thiên Trúc (Ấn Độ), người Nguyệt Thị (Tây Bắc Ấn Độ) hay người Khang Cư (xứ Boukhara, Tân Cương thuộc Nga).
Điều nầy chứng tỏ những nhà sư Ấn Độ đã sang truyền giáo, tổ chức lễ hội và được dân chúng tin theo. Với đường biển, đạo Phật và Bà La Môn Giáo từ đất Ấn đã lan tràn hầu hết các nước vùng Đông Nam Á, và trong những phương thức hành đạo và truyền đạo đã không tránh khỏi với văn hoá bản địa để được trường tồn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: đạo Phật đến đất Giao Châu còn sớm hơn các trung tâm Phật Giáo Bành Thành và Lạc Dương. Có thể thấy được tư liệu trong Thủy Kinh Chú ghi chép: “Sau một thời với những chiến tích oanh liệt, vua A Dục (Asoka) hối hận trước các cuộc chinh chiến đẫm máu, nên đã hồi hướng Phật Đạo. Nhà vua đã trở lại chuyên tâm làm điều thiện, hoằng dương Phật Pháp. Một trong những ngôi tháp đã được nhà vua cho dựng là ở trên đất Việt (thế kỷ thứ III trước Công nguyên). Vào thời Sĩ Nhiếp (cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ III), có lẽ đạo Phật đã phát triển vững vàng tại Luy Lâu, nơi mà nhiều cao tăng người Ấn và người Trung Hoa đến thành nầy để thuyết pháp. Cũng thời nầy, nhiều danh tăng nước ngoài đã đến tu ở những ngôi chùa Việt vùng Luy Lâu; trong số có nhà sư Khâu Đà La (Ksuka) và Ma Ha Kỳ Vực (Jivaka).
Câu chuyện về nàng Man Nương trong mối quan hệ với sư Khâu Đà La, nếu được coi là một cứ tích lịch sử, thì ngay từ buổi đầu, Phật Giáo đã sớm kết hợp với tín ngưỡng bản địa; việc thờ cúng một số vị thần về nông nghiệp hoá thân thành Phật như ở chùa Bà Dâu (Pháp Vân), chùa Bà Đậu (Pháp Vũ), chùa Bà Giàn (Pháp Lôi), chùa Bà Tướng (Pháp Điện). Cả 4 vị hợp thành hệ thống Tứ Pháp. Ngoài ra sự tích gắn liền với nhiều phép lạ có tính chất phù chú (Tantrism), có thể được bổ sung trong thời đại sau, tuy nhiên, ít nhiều vẫn nói lên thế giới siêu nhiên là thích vào sự linh dị. Đây có lẽ là một hình thức Mật Giáo hay đã nhiễm Bà La Môn Giáo vì Khâu Đà La là người xướng xuất, nguyên thuộc dòng nầy. Như thế, nền tín ngưỡng thời nầy chưa hẳn là Phật Giáo thuần túy.
Cũng có thể tìm hiểu thêm trong sách Mâu Tử (tức Mâu Bác): “Sau khi vua Hán Linh Đế (168 – 189) mất, trong nước (Trung Hoa) có loạn, chỉ có đất Giao Châu tạm yên, cho nên những sĩ phu sang lánh nạn. Nhiều đạo sĩ đem truyền các “ngoại đạo” như: Thần đạo, Tiên đạo, Trường sanh đạo…”. Giữa cảnh tượng nhộn nhịp của thủ phủ Giao Châu bấy giờ với những gia đình từ phương Bắc di cư tới, những khách buôn, những đạo sĩ từ Tây Trúc, từ các xứ phương Nam đến giao thương, lưu trú, đem theo những nếp sống, những niềm tin tưởng phức tạp, khác biệt nhau.
Chùa Pháp Vân vẫn là trung tâm tín ngưỡng quan trọng hơn cả. Cũng nổi tiếng trong giai đoạn đầu của thiên niên kỷ thứ nhất, trên đất Giao Châu còn có nhiều nhà lý luận Phật Học như Mâu Bác với “Lý hoặc luận”, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương Tiếp, Ma Ha Kỳ Vực… Nhìn chung, bóng dáng của Thiền Tông, nhất là yếu tố Mật Tông đã được các đại sư phát chiếu trên đất Việt. Khắp nơi được dân chúng sùng bái.
Trong Thiền Uyển Tập Anh – Truyện Thông Biện, nhà sư Đàm Thiên nói với Tùy Văn Đế như sau: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc (Ấn Độ), khi Phật Giáo chưa phổ cập ở Giang Đông, mà nơi ấy đã xây ở thành Luy Lâu hơn 20 ngôi bảo sát (nơi thờ Phật), độ được hơn 500 nhà sư, dịch được 15 bộ kinh rồi…”
Trên đây là hình ảnh Phật Giáo vào Giao Châu buổi đầu. Việt Nam qua thời kỳ ban đầu thành lập, trải qua nhiều biến động liên tiếp; kể từ đời nhà Đinh (968) nhiều vị thiền sư đã thực thụ tham gia triều chánh, đưa ra nhiều dự án cải cách, về quốc phòng, ngoại giao, luật pháp, hành chánh, xã hội, văn hoá. Sang đời Lý, nước Đại Việt bước vào thời cực thịnh. Các tôn giáo được phát triển mạnh. Khổng giáo cũng được nâng đỡ để tiến phát. Nhiều khoa thi Tam giáo tổ chức để chọn nhân tài ở các tôn giáo lớn. Những công trình văn hóa cung đình cũng như văn hóa dân gian đều nở rộ. Ca nhạc, kiến trúc, nhất là kiến trúc đô thị, chùa tháp, đình miếu, điện đài đã phát triển mạnh. Nhà Lý đã triệt để áp dụng lý thuyết đạo Phật vào mọi lĩnh vực…
Dưới đời nhà Lý chùa chiền, bảo tháp được kiến tạo nhiều hơn trước. Tuy nhiên các chùa tháp được xây dựng trong thời kỳ nầy không đồ sộ, tốn kém lấm những các chùa tháp của Chiêm Thành, Kampuchia, Trung Hoa… đã gây hao hụt tài nguyên quốc gia, nhân lực của toàn dân. Vào đời Lý, các vị thiền sư cũng như vua quan, dân chúng không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, quý tiện, đều đối xử rộng rãi, bình đẳng với mọi người trong mọi trường hợp. Tam giáo (Nho, Thích, Lão) được nâng đỡ ngang nhau. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đích thân sang đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước đó là Chế Củ vùng nhiều tù binh, trong số có nhà Hòa thượng Thảo Đường. Sau ngày được suy tôn làm vị Tổ của một Thiền phái tại nước ta, phái Thảo Đường. Các vua, quan, quần chúng tới xin làm đệ tử rất đông. Các ngôi chùa trong giai đoạn nầy không chỉ dành để thờ Phật, mà còn sử dụng như là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội, giáo dục, đồng thời cũng là nơi để vua quan đến thăm viếng, nghỉ ngơi, uận bàn giáo lý và các vấn đề trọng đại khác. Đạo Phật không ngăn bước phát triển cho quốc gia, dân tộc.
Trong quá trình phát triển Phật Giáo trên đất nước ta, đã hình thành nhiều tông phái.
Tông phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Vào thế kỷ thứ V và thứ VI, đạo Phật ở đất Việt trên đà phát triển khá mạnh. Một người con Phật đã từng làm vua nước Vạn Xuân là Lý Phật Tử (Hậu Lý
Vạn Hạnh thiền sư và nhiều vị danh tăng khác đời Lý đã đi vào huyền thoại dân gian một cách sâu đậm. Chẳng hạn như công năng, truyền đạo của nhà sư Từ Đạo Hạnh đã gợi ý cho nhiều nhà nghiên cứu Phật Giáo trong thời gian gần lại đây suy nghĩ đến về một dòng Phật Giáo du nhập vào đất Việt, theo đường sông Hồng, từ phía tây bắc của đờng bằng Bắc Phần Việt Nam. Qua những giải lý, tông phái Tỳ Ni không hoàn toàn đặt trọng tâm vào ý nghĩa cứu cánh của Phật pháp, mà tìm đường giải thoát, liễu ngộ Niết bàn bằng cả những phương thức khá xa với giáo lý gốc nhà Phật, gần gủi với Mật Tông. Mặt nào đó lại chịu ảnh hưởng của Lạt Ma Giáo và Phù Chú Giáo, đồng thời hoà nhập với tinh thần tín ngưỡng bản địa.Tông phái nầy khuyên hành trì nhiều về thiền tọa và những mật ngữ, để thúc đẩy sự tinh tiến trên đường tu hành. Phái nầy đã làm cơ sở cho việc thờ cúng các chùa làng trong giai đoạn đó. Nhữngngôi chùa cổ thời nầy không thể tránh khỏi sự hội nhập vào tín lý những vị thần linh địa phương.
Tông phái Vô Ngôn Thông
Vào thế kỷ thứ IX, một tông phái khác đã phát triển mạnh trên đất Việt có tên là Vô Ngôn Thông. Tông phái nầy đi sâu vào nghĩa cứu cánh của Phật pháp, nhưng chủ trương đốn ngộ, cho rằng: Con người có thể đạt đến sự giác ngộ trong khoảng thời gian ngắn bằng cách tu trì đặc biệt. Như tên gọi, Vô Ngôn Thông là thông hiểu và tu trì theo lối “nói các lời không nói”. Phái nầy chịu ảnh hưởng của Tịnh Độ Tông, đã để lại cho đời nhiều suy nghĩ về lẽ huyền vi của đạo. Do đó ít được phổ cập trong dân chúng, vì lề lối tu trì thiên về tâm tưởng, xuất thế gian. Lối tu phổ cập nhất của tông phái nầy là “quán bích” (quay mặt vào tường, nhìn vào một điểm tập trung tư tưởng) của Bồ Đề Đạt Ma. Tập trung tư tưởng để tìm tới “Diệu Tâm Chân Như”, tùy theo trình độ giác ngộ của từng người, đó là điểm then chốt của tông phái nầy. Hiện nay, vết tích của Vô Ngôn Thông chỉ còn lưu lại cho chúng ta dấu ấn tại chùa Kiến Sơ (Gia Lâm, Hà Nội), vài đoạn trên sách sử và niềm hoài niệm bàng bạc trong số những nhà tu hành uyên bác. Có thể nhận định rằng: vào giai đoạn đó, đã có một hệ thống truyền thừa Vô Ngôn Thông, nhưng ảnh hưởng trong dân gian vẫn chưa sâu đậm mấy.
Thiền phái Thảo Đường
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông sang đánh Chiêm Thành thắng lợi, bắt được nhiều tù binh; trong số có nhà sư Thảo Đường từ Trung Hoa sang truyền giáo. Khâm phục về tinh thông uyên bác và đạo hạnh của ngài, vua Lý phong làm quốc sư, trụ trì chùa Khai Quốc. Thiền học của Thảo Đường chứa sắc thái mới, nên đã trở thành một thiền phái mang tên ngài. Một trong những đặc điểm của thiền phái Thảo Đường là dung hợp Phật Giáo và Nho Giáo; chính điều nầy đã ảnh hưởng nhiều đến Phật Giáo đời Trần về sau nầy. Theo Thiền Uyển Tập Anh thì phần lớn những môn đồ của phái Thảo Đường thuộc hàng ngũ trí thức, quan lại, vua chúa. Vì chủ trương thiên trọng về trí thức và văn học, cho nên phái nầy không lan rộng trong quảng đại quần chúng, cũng không tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện. Thế hệ thứ hai của thiền phái nầy là thiền sư Bát Nhã. Vị sư nầy chú trọng đến tà thuật, thần bí, không sống trong hệ thống tăng viện. Do đó không ảnh hưởng lâu dài sau nầy.
Trúc Lâm Tam Tổ
Năm 1299, vua Trần Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử, được nhận là truyền thừa thứ sáu của phái Yên Tử, sau đó trở thành đệ nhất tổ của phái Trúc Lâm. Một vị vua từng đánh bại quân Nguyên, đem thái bình thịnh trị cho đất nước, trở thành nhà tu hành, cho nên được mọi người trọng vọng. Tông phái nầy nhờ đó phát triển rất mạnh. Năm 1306, đệ tử chân truyền của Trúc Lâm là thiền sư Pháp Loa (1284 – 1330) trở thành Trúc Lâm đệ nhị tổ; năm 1309, thiền sư Huyền Quang (1254 – 1334) trở thành đệ tử của Pháp Loa và là Trúc Lâm đệ tam tổ. Chủ trương của thiền phái Trúc Lâm là: phát triển Phật Giáo trong lòng thế tục “hòa ánh sáng Phật Pháp vào cuộc đời vốn đã nhuốm bụi bặm”. Khác với thiền phái Thảo Đường, Trúc Lâm Tam Tổ sinh hoạt theo quy chế thiền viện, tăng sinh theo giáo chế, tham dự những buổi “đại tham” để tham vấn kiến thức về thiền. Thiền phái Trúc Lâm có ảnh hưởng đến triều chánh, đồng thời cũng được sự hỗ trợ của triều đình để xây chùa, dựng tháp. Nhưng về sau, Nho Giáo phát triển làm nền tảng chính trị, khiến vị thế các tăng sĩ trong triều không còn là mấy. Do đó, thiền phái Trúc Lâm cũng suy thoái dần. Trên đây là những nét chính về những tông phái Phật Giáo từ đời Lý
Sự lớn mạnh của đạo Phật đưa đến sự phát triển chùa chiền. Theo thời gian, sắc thái chùa tháp cũng biến đổi. Từ kiến trúc, đến điêu khắc, bài trí đồ tượng, hướng xây, cảnh quan nội thất… đều được chỉnh đốn dần. Kiến trúc chùa Nước ta là một nước vùng nhiệt đới, diện tích rừng chiếm phần lớn. Những công trình kiến trúc thời trước toàn bằng gỗ. Với khí hậu nhiều mưa, lắm nắng, gió bão thường xuyên, khí hậu ẩm, cho nên những công trình bằng gỗ chẳng còn lưu lại là bao nhiêu. Nền kiến trúc Phật Giáo đời Lý đồ sộ như thế, nhưng đến nay thì bị hủy hoại gần hết.
Đó là chưa kể những cuộc chiến tranh hủy hoại do phương Bắc gây hấn thường xuyên. Thậm chí những kiến trúc về sau nầy, chẳng hạn thời Lê Mạc nhưng chẳng lưu lại là bao. Kiến trúc Phật Giáo nguyên thủy vốn là một loại bảo tháp, bêntrong thờ tượng Phật. Cùng với sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam, kiến trúc chùa ngoài chức năng ban đầu là khu tưởng niệm, khấn vái, rồi về sau trở thành nơi tiến hành lễ hội, diễn xướng. Nếu ở chùa chiền ở Kampuchia, ở Indonésia, chùa tháp trở thành một quần thể đền đài, cung điện, thì chùa Việt Nam thường tách khỏi mộ tháp trong việc thờ phụng. Với kết cấu nầy, ngôi chùa chỉ còn là nơi lễ bái của Phật Giáo đồ, nơi hành đạo và truyền đạo của tăng chúng.
Chùa cũng là nơi biểu hiện các phạm trù Phật Giáo, bằng một hệ thống các pho tượng Phật với những quy phạm tương đối chặt chẽ. Những di tích kiến trúc còn sót lại một vài phần thì phải kể đến: vì kèo chùa Thái Lạc (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hải Hưng), chùa Dâu (Thanh Khương, Thuận Thành, Hà Bắc), chùa Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Sơn Bình). Ngoài ra còn tìm thấy được một số lượng điêu khắc hình gỗ trong hố chôn ở cánh đồng làng Bối (Mỹ Thịnh, Mỹ Lộc, Hà Nam Ninh), bộ cánh cửa chùa Phổ Minh. Những thành phần kiến trúc Phật Giáo còn lưu lại chủ yếu là ở những bộ khung giá chiêng tại chùa Thái Lạc làm tiêu biểu. Niên đại được xác định là cuối thế kỷ XIV. Khác với những thời sau, bộ phận nầy có dáng thấp hơn. Ở giữa không để rỗng mà được lắp ghép một mảng gỗ có tạo hình quần lửa nhọn đầu. Ngoài ra, ở chùa Thái Lạc còn có một số mảng cốn và cột trốn được lấp trên các xà nách. Một số ván nong to lớn có những nét chạm khắc đẹp được ghép ở giữa các xà dọc thượng và xà dọc hạ.
Những chi tiết nầy có tác dụng che kín các lớp kiến trúc và trang trí thêm phần thẩm mỹ. Phân tách cấu trúc vì kèo nầy cho thấy: Bộ vì kèo giá chiêng của chùa dựa trên kết cấu của 4 hàng chân cột. Trên đỉnh là một thượng lương (nóc). Xà nầy tỳ lực trên một đấu hình thuyền. Đấu nầy tỳ vào một rường ngắn mập. Hai đầu rường thì lại được tỳ lực lên cột trốn qua hai đầu qua đấu vuông thót đáy. Phần không gian giới hạn giữa hai cột trốn bao giờ cũng được lồng một tấm ván hình lá đề, có chạm khắc trang trí tỉ mỉ. Phía ngoài cột trốn là hai phần hình tam giác dưới dạng văn bưng dày, để có thể chịu lực được để đỡ phần hoành mái. Toàn bộ hệ thống kể trên được tỳ trên một câu đầu vững chắc. Câu đầu nầy được bào xoi vỏ măng ở hai bên, phần lưng và bụng thì bằng phẳng. Câu đầu thì được tỳ lực vào trên hai đầu cột cái, quahai đấu vương thót đáy lớn.Với những thành phần cấu trúc trên, chùa Thái Lạc thường được xemlà mẫu kiến trúc chùa điển hình thời Lý Trần.Tại chùa Bối Khê, hiện nay còn giữa lại được nhiều đầu đao củatòa thượng điện. Những chi tiết kiến trúc nầy dùng để chống đỡcác mái chùa, cốt là giữ cho toàn bộ khung chùa được vững chắchơn. Ở chỗ các đầu đao nầy cũng được các nghệ nhân thời đó chạm khắc công phu. Những nét chạm những đầu rồng to lớn đang há miệng ngậm ngọc và phía ngoài là một hình chim, loại Garuda của điêu khắc Chàm. Đầu đao là mảng điêu khắc quan trọng nhất của nghệ thuật xây chùa. Các vì kèo gỗ của chùa chiền đời Trần cũng được khắc chạm phong phú hơn hẳn các đời sau. Ở phần ván lưng, có hình quần lửa nhọn đầu; cả hai mặt thường được chạm đôi rồng uốn khúc từ trên xuống, uốn vào giữa rồi ngẩng đầu lên. Đề tài nầy thông thường là mẫu kiến trúc, điêu khắc rất quen thuộc hầu hết các chùa chiền đời Lý Trần.
Cũng trên mảng ván bưng nầy, người ta thay rồng bằng hai tiên nữ “đầu người mình chim” (chùa Thái Lạc) hay bằng hai hình chim phượng chầu mặt nguyệt (chùa Bối Khê). Ảnh hưởng Chàm khá rõ nét. Còn ở các trụ chống, có lẽ vì diện tích quá hẹp (rộng 30cm), cho nên được chạm mỗi mặt một tiên nữ đang uốn người, giơ tay đỡ lấy bệ sen phía trên; còn phía dưới là hình sóng nước nhấp nhô. Có nhiều chỗ vì chiều cao hẹp, cho nên nghệ nhân đã chạm hình người thượng giới; chẳng hạn như hình ông phỗng (chùa Thái Lạc) có nơi chạm hình hoa mẫu đơn (chùa Bối Khê), những bệ tam cấp của chùa Diên Hựu… Ở các ván nong chùa Thái Lạc, có chạm khắc nhiều cảnh về đề tài các tiên nữ. Có nơi thì hai tiên nữ đang cưỡi lên chim phượng, một người thổi tiêu, người kia kéo đàn nhị (chùa Dâu). Nơi khác thì có hình các tiên nữ đang thổi sáo, đánh đàn, dáng điệu linh hoạt. Cũng có cảnh tiên nữ đầu người, mình chim, giơ hai tay lên dâng hoa. Sinh động hơn cả là hình chạm ba nhạc công đang sử dụng những nhạc khí dân tộc thuộc bộ gõ (trống) và bộ giây (đàn nhị).
Những công trình trên đây chẳng những là thể loại tác phẩm nghệ thuật, mà lại còn là vốn tài liệu quý, giúp chúng ta hiểu được nền ca nhạc nghệthuật Lý Trần. Đem so sánh, các nét chạm trang trí trên gỗ đời Trần tỏ ra tinh xảo nhưng không bay bướm như đời Lý, trông thật hơn và mạnh mẽ hơn. Kiểu thức nầy đã tạo được cảnh trí dung dị, gần gủi khi vào chùa. Tuy những đề tài trình bày có tính cách quyền quý, chính thống, nhưng vẫn tìm ra được tính chất nghệ thuật dân gian. Nhìn chung, những di tích kiến trúc Phật Giáo đời Trần được phân bố rộng hơn đời Lý, phát triển thêm ở vùng trung du và vùng đồi núi, lên cả vùng biên giới sát Trung Hoa. Thời Lê Sơ, những di tích Phật Giáo lưu lại không còn lại là bao. Phần bảo lưu lại được tìm thấy tập trung tại kinh thành Thăng Long và Lam Sơn, quê hương vua Lê. Vài vết tích khác là những bi ký tại vùng Hoà Bình, vùng đồng bằng Bắc Phần, bắc Trung Phần. Tuy nhiên, vẫn chưa được xác định niên đại của những chứng tích nầy, so với triều đại trước đó. Nhưng qua đời Mạc đã có dấu hiệu mới.
Có tác giả gọi đó là thời “bùng nổ” của các di tích. Những di tích Phật Giáo đời Mạc tập trung vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhất là vùng Kiến An, Hải Hưng, vùng Thăng Long, vùng duyên hải Bắc Bộ rồi chạy dài vào tận Thanh Nghệ. Một trong những nét chính yếu của mỹ thuật chùa chiền ở giai đoạn nầy là thể loại “kiến trúc – mỹ thuật”, mà trong đó, mọi chi tiết kiến trúc, điêu khắc đều được thể hiện các đường nét mỹ thuật cao. Đời Hậu Lê, chiến tranh triền miên, kinh đô đắm chìm trong tang tóc, tranh chấp; tuy nhiên, tại vùng nông thôn, nhờ tránh được những áp lực của chính quyền thiên về Nho giáo, nên chùa chiền được phát triển mạnh. Chùa dựng lên tuy cơ cấu nhỏ, nhưng lại được trang trải về bề rộng. Trong khuôn khổ sinh hoạt nầy, đã cósự đan xen giữa thờ Phật và thờ Thần.
Trong khi đó, Phật Giáo Đàng Trong lại được phát triển dưới thời các chúa Nguyễn kéo dài qua triều vua Nguyễn (1802 – 1945). Huế trở thành kinh đô, cho nên chùa chiền được xây dựng nhiều ở vùng đất Phú Xuân trở vào đến vùng Đồng Nai, theo dấu chân của những đoàn người di cư. Sự phát triển Phật Giáo miền Trung và miền Nam vừa truyền thừa những tông phái từ trước, mặt khác phải thích nghi với hoàn cảnh, tính bản địa, hoà hợp tín ngưỡng dân gian để phổ biến, trường tồn.
Thế đất, hướng chùa
Nếu ngôi đình thường được kiến tạo ở địa điểm trung ương của làng để tiện việc lễ bái, hội họp, thì ngôi chùa lại thường được dựnglên trong cảnh thâm u, tĩnh mịch. Ở triền núi, trong hang động,trong rừng sâu, ẩn khuất sâu trong những lùm cây um tùm… đều là cảnh trí của chùa thường thấy nhất. Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, chùa Yên Tử ở Quảng Ninh, chùa Tam Thanh ở Lạng Sơn, chùa Tam Thai, Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn, những ngôi chùa phía bắc kinh thành Huế… đều ở những vùng núi cao, rừng thẳm, hang sâu. Càng khó khăn trong việc hành hương chùa chiền chừng nào, tín hữu thập phương càng cảm thấy lòng thành tâm của mình càng được linh ứng hơn. Đa số chùa chiền thường mở về hướng
Tuy nhiên, nhiều ngôi chùa lại được xây về hướng Tây tức là Tây Phương, hướng của sự “ổn định”, hợp với sự vận hành của lý âm dương. Linh địa là một trong những điều chính yếu để dựng chùa, xây tháp. Trong khi chọn hướng, yếu tố “nước” (dòng nước, hướng nước, mạch nước) cũng rất quan trọng. Trung Hoa nêu lên 5 yếu tố để xây chùa gọi là “Ngũ bất khả” (5 điều không thể làm), trong việc chọn đất xây chùa. Phong thủy trở thành điều kiện không thể thiếu khi chọn hướng, lập nền, chọn cảnh. Truyền thuyết có nói đến chuyện Cao Biền khi sang nước ta thường chọn những đại địa, quý huyệt để trừ yễm. Cao Biền đem những cây tháp nung đến Bát Vạn Sơn để dựng thành cây tháp lớn, với dụng ýđó. Ngoài ra Cao Biền lại còn lập chùa Linh Diên bên thành Đại La, chùa Kim Ngưu tại Tiên Du, để lại nghi chủng (ngôi mộ giả) ở Đông Côi (Thuận Thành), dựng tháp trên núi Đông Cứu là nơi Cao Biền đóng quân. Để làm gì? Sách “Nam Giải Lý” cho biết: “Cao Biền dùng các phương thức nầy để trấn giữ địa huyệt, ghi dấu tích của mình cho được trường tồn”. Âm phần, dương cơ, cả 2 mặt đều phải được chọn hướng theo thuật phong thủy. Sách “An Tượng” của chùa Thiền Pháp, thôn An Trạch (Hà Nội) có nêu lên việc chọn địa điểm xây chùa như sau: “Lập chùa ở xứ nào thì nên chọn đất lành, ngày lành, giờ lành. Đất lành là bên trái nên để trống rỗng, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc; bên phải, tay hổ (hổ sơn) nên cao dày, lớp lớp quay đầu lại; hay có hoa sen, tràng phan, bảo cái (gò đất); hoặc có rồng,phượng, rùa rắn chầu bái. Ấy là đất dương cơ, tay hổ vậy. Cũng lại nên cưỡi đảo lại, như người cưỡi ngựa đi thì đầu phải đi vềphía trước, giòng nước chảy đảo sang bên trái. Trước mặt, hoặc có minh đường, hay không minh đường, đều được cả. Đằng sau không nêncó núi, vì áp bức. Đó là đất lành. Muốn coi ngày tốt, giờ tốt,thì nên dùng các sách “Ngọc Hạp”, “Tu Cát”…
Một trong những yếu tố tạo nên khung cảnh trang nghiêm của một ngôi chùa là quang cảnh bên trong. Không gian của chùa vốn dĩ thường đóng kín, ánh sáng chiếu vào rất hạn chế. Khi ánh sáng toả vào chùa theo con đường khúc xạ và phản quang, cho nên cường độ cũng rất yếu, khác hẳn không gian nội thất của đình làng. Đã thế, việc trang trí điện thờ ở chùa lại khá phức tạp, nhiều tầng lớp, đủ thể loại, đã gia tăng thêm cảnh u tịch, huyền bí, oai nghiêm. Bên trong, với không gian chùa như thế, những khối tròn, nhẳn bóng thường đọng ánh sáng và nổi lên rất rõ nét. Do đó, khi tạo hình, những pho tượng thường có bề mặt rất nhẵn, những khối rất căng tròn. Những dãy tượng trong chùa thường xếp thành hàng như Di Đà Tam Tôn, Quần tượng Tam Thế, những tượng Quan Thế Âm Chuẩn đề, Tống tử, Niệm hương, Tượng Ngọc Hoàng, Đế Thích, Thập Bát La Hán… cân xứng, đăng đối. Tất cả những tượng nầy thường bằng gỗ,sơn son thếp vàng lộng lẫy. Cho nên khi ánh sáng dọi vào, những khối vàng sơn đặt cạnh bên nhau nổi lên rất rõ nét.
Cả không gian chung quanh tràn ngập toàn màu vàng. Chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ nhạt, hư hư, thực thực, mờ mờ ảo ảo, biểu hiện nét sắc sắc, không không của đạo Phật. Màu vàng theo quan niệm triết lý Đông Phương là Hành Thổ, là trung tâm điểm, là màu sắc của những gì quý giá, sang trọng, oai nghiêm. Tất cả cảnh vật, màu sắc, ánh sáng đã tạo nên không khí linh thiêng của cảnh chùa. Đã thế, trong những buổi lễ bái, đèn nến, khói hương là ánh sáng nhân tạo được đặt xen kẽ các bức tượng, khiến cho không gian trong chùa bừng lên thứ ánh sáng màu vàng của lễ nghi. Phân tách kiến trúc và điêu khắc trong chùa, thường nói đến tính hướng nội và tính hướng ngoại. Một bên là kiến trúc, một bên là điêu khắc. Hai mặt đối lập nhau. Nếu không gian bên trong kiến trúc nội thất của chùa có tính hướng nội, do cách bài trí tượng thờ, thì điêu khắc lại có tính hướng ngoại, do khả năng chiếm không gian ba chiều trên bề mặt của mọi vật bài biện. Mối quan hệgiữa kiến trúc và điêu khắc được giao hoà giữa tính hướng nội và hướng ngoại đó. Nói tóm lại, trong chùa Việt
Khi ảnh hưởng của tôn giáo vào nước ta thì những hình thức trang trí cũng được áp dụng, chọn lọc khá tinh tế. Chẳng hạn như ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Hoa, Chiêm Thành. Nghệ thuật Ấn Độ không chỉ là đồ án dùng hình dáng những loài cầm thú, mà thể loại được bao trùm nhiều hình ảnh khác. Vì quan niệm vạn vật nhất thể, mà trong nghệ thuật Ấn Độ đã đưa vào những hình vật như voi, ngựa, rồng, hươu, khỉ, rắn… mà người phương Tây ít khi nghĩ đến. Khi những ảnh hưởng sang nước ta thì những thể loại cách điệu như thế vẫn còn nguyên. Trung Hoa cũng vậy. Khi nền văn minh Phật Giáo truyền sang Trung Hoa, thì những nghệ sĩ của nước nầy bổ sung vào kho tàng vă