Trang chủ Tết Việt Du xuân Diwali – tết cổ truyền nơi đất Phật

Diwali – tết cổ truyền nơi đất Phật

92

Deepawali hay Diwali có nghĩa là Lễ hội Ánh sáng (The festival of light). lễ hội diễn ra hằng năm vào tháng 11 dương lịch nhưng ngày của lễ hội thì mỗi năm mỗi khác.


Theo nhiều truyền thuyết khác nhau về nguồn gốc của tết Diwali, truyền thuyết đầu tiên nói rằng đây là lễ kết hôn giữa Thần nữ Lakshmi với Thần Vishnu- một vị Thần tối cao của Bà La Môn Giáo- Triết lý của Bà La Môn giáo cũng cho rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là hoá thân của Thần Vishnu?. Ở Bengal (thuộc Ấn Độ) thì lễ hội này lại nói đến sự thờ cúng của Thần Kali, cũng có một thuyết nói rằng Diwali là ngày khải hoàn của Thần Rama trở lại Ayodhy sau khi đánh bại Thần Ravana và thuyết cuối cùng nói rằng đây là ngày tưởng niệm  của Thần Sri Krishna bị giết bởi thần Narakasura.


Lễ hội Diwali hay nói đúng nghĩa hơn là Tết Diwali, cũng giống như tết cổ truyền của người Việt Nam, trước khi đón tết người ta dọn dẹp và sơn phết sửa sang nhà cửa sạch sẽ , để tối ngày mùng 9 đón các vị Thần đến nhà của họ. Trong ngày tết mọi người từ già cho tới trẻ, từ thanh niên cho đến thiếu nữ đểu mặc quần áo mới, phụ nữ trong trang phục  SARRY cổ truyền sang trọng vui chơi và đi chúc tết lẫn nhau.


ando1.jpg picture by beijing_2007



ando3.jpg picture by beijing_2007


 


ando5.jpg picture by beijing_2007


Đặc biệt tết Diwali,  người ta thắp đèn cầy tại tất cả các cửa ra vào nhà họ để dẫn lối các Vị Thần đi vào nhà,  và trên bàn thờ Tổ tiên Ông Bà lúc nào cũng đầy áp bánh trái hoa quả. Suốt đêm mùng 9 chúng ta có thể chứng kiến một lễ hội đốt pháo sang rỡ và vang rền cả một bầu trời Ấn Độ.



Vui cùng tết Diwali của xứ Ấn, Anh em Tăng Ni sinh du học tại đây cũng hoà trong niềm không khí vui tươi ấy và đón tết cùng người dân Ấn thầm chúc mọi người năm mới AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC.