"Văn hóa Phật giáo là một phần quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc," Tian Qing, giám đốc trung tâm nghiên cứu nghệ thuật tôn giáo của Học viện nghệ thuật quốc gia Trung Quốc nói.
Tian nói rằng văn hóa Phật giáo có tác động quan trọng và sâu sắc tới việc hình thành đặc tính, hành vi, khát vọng và lối sống của quốc gia.
Tian nói, 41 hạng mục liên quan đến văn hóa Phật giáo thuộc 18 danh mục đã được liệt kê trong loạt sách về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xuất bản lần thứ nhất và lần thứ hai, do Bộ Văn hóa phát hành năm 2005 và 2008. Những hạng mục này bao gồm văn học dân gian, âm nhạc truyền thống, vũ điệu và kịch truyền thống.
"Nhạc Kinh tại chùa Trí Hóa ở Bắc Kinh có từ 500 năm trước đây," Tian Qing nói, "Đó được coi là ví dụ sống về âm nhạc cổ truyền Trung Quốc.
"Nhạc Kinh không chỉ giúp an ủi những người theo đạo Phật mà còn cho thấy một ví dụ sống động của tự nhiên… của văn hóa truyền thống."
Có nhiều hạng mục di sản Phật giáo phi vật thể, như nhạc Kinh trên khắp đất nước. Kung Fu Thiếu Lâm, trường học võ gắn liền với các tu sĩ chùa Thiếu Lâm tại tỉnh miền trung Hà Nam là một ví dụ khác.
Nhưng những hạng mục đã được đưa vào danh sách di sản Phật giáo phi vật thể vẫn chưa đầy đủ, so với ảnh hưởng to lớn của Phật giáo tới văn hóa Trung Quốc. Tian tin rằng di sản Phật giáo sẽ được mở rộng sang các danh mục như phong tục của tín đồ, nghi lễ trong các lễ hội.
"Các câu chuyện Phật giáo, kiến trúc và pháp khí, y học Phật giáo là những hạng mục tiềm năng," Tian nói thêm.
Tian và các chuyên gia khác có mặt tại diễn đàn kêu gọi hành động có sự phối hợp của chính phủ tại tất cả các cấp, cộng đồng Phật giáo, giới văn hóa và những người dân bình thường để bảo vệ và tiếp nối các di sản văn hóa Phật giáo phi vật thể.