Tôi rất lấy làm thú vị với cụm từ “diễn biến hoà bình” trong tôn giáo” mà bạn đọc Minh Ngọc đã dùng trong phản hồi một bài viết của tôi đăng trên Phattuvietnam.net (riêng cụm từ “diễn biến hoà bình” xin được đặt lại trong ngoặc kép, vì nó không phải được hiểu theo nghĩa thông dụng hiện nay, mà có thể hình dung là những cách thức ngấm ngầm được ngụy trang khéo léo, chỉ dùng cụm từ “diễn biến hoà bình” cho ngắn gọn, dễ hiểu.)
Tôi quan tâm để có thể phát hiện những sự kiện loại này. Và thật bất ngờ, ở Nhật.
Ở Nhật, qua việc xem tin tức trên các kênh truyền hình nước ngoài, cụ thể là Euronews, có thể ghi nhận sự việc dưới đây, xin thông tin để bạn đọc tham khảo .
Nhật là một nước mà phần lớn người dân theo Thần đạo và Phật giáo. Đạo Cơ đốc chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với Việt Nam.
Hàng năm, vào tháng 8, người Nhật lại cử hành những buổi lễ kỷ niệm sự kiện hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử, làm thiệt mạng nhiều người một cách thảm khốc.
Tôi còn nhớ buổi lễ kỷ niệm như vậy trong những năm trước để cử hành một phần theo nghi thức cầu siêu Phật giáo, có các nhà sư dọng chuông, kiểu chuông chùa Phật giáo, treo trên giá thấp, chuông được dọng từ ngoài vào.
Nhưng thật bất ngờ, năm nay, ngay sau khi đọc thấy cụm từ “diễn biến hoà bình” trong tôn giáo” của bạn Minh Ngọc, thì xem cuộc lễ tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử ở Nagasaki, chiếu trên đài truyền hình chuyên tin tức Euronews, thấy không còn việc thỉnh đại hồng chung kiểu Phật giáo nữa, mà thay vào đó, là một chiếc chuông nhà thờ treo trên cao, có kết hoa trắng, được giật liên hồi.
Cử tọa tham dự cuộc lễ vẫn chắp tay búp sen trước ngực đọc kinh, một hình thức vẫn có vẻ là Phật giáo, nhưng vắng bóng tu sĩ Phật giáo dọng chuông, chỉ có hình ảnh nhấn mạnh bằng việc giật liên tục chiếc chuông biểu tượng theo kiểu Thiên Chúa giáo, người xem có cảm tưởng nghi thức cầu nguyện được cử hành là nghi thức Thiên Chúa giáo.
Chỉ có điều là chưa có thánh giá.
Bình luận về việc này, theo tôi, việc thay biểu tượng chuông là rất đáng lưu tâm về mặt tôn giáo trong một cuộc lễ như vậy ở Nhật. Nhưng dường như người Nhật, cả quan chức lẫn dân chúng, đều vô tư.
Riêng hình ảnh chiếc chuông kiểu nhà thờ Thiên Chúa giáo trên cao, được giật liên hồi, được đài Euronews khai thác khá kỹ, với một tỷ lệ thời lượng đáng kể (1).
Chúng ta nghĩ sao, có phải ““diễn biến hoà bình” trong tôn giáo” không?
MT
——————————–
(1) Trên đây là ghi nhận những hình ảnh từ cuộc lễ ở Nagasaki được Euronews truyền phát, ngoài ra không loại trừ việc có thể có những video clip khác.