Trang chủ Tết Việt Cảm xúc Tết Đến thăm chùa Thầy vào những ngày cuối năm

Đến thăm chùa Thầy vào những ngày cuối năm

203

Vào những ngày cuối năm, chùa cũng vô cùng bận rộn khi rất nhiều Phật tử đến đây dâng lễ tạ ơn các vị thần đã ban phước lành cho mình trong suốt một năm qua.

bai 76-1-pb

bai 76-2-chua-thay-pb

Thậm chí nếu không phải là một Phật tử thì du khách cũng nên đến thăm ngôi chùa 1000 năm tuổi với cảnh quan tuyệt đẹp này. Theo truyền thuyết thì chùa Thầy được xây dựng trên thế đất giống như hình con rồng mà đầu rồng là ngọn núi có tên Long Đẩu. Sân trước và hồ nước xung quanh chùa tạo thành hàm rồng, trong khi đó hai cầu nối sang hai bên được ví như râu rồng. Một ngôi đền cổ giữa hồ được mọi người xem như một viên ngọc quý mà những con rồng châu Á ngậm trong miệng. Trong những ngày lễ hội thì hồ sẽ trở thành sân khấu cho nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng.

bai 76-3-chua-thay-pb

bai 76-4-chua-thay-pb

Phần chính của chùa Thầy là ba chùa Hạ, Trung, Thượng được đặt song song nhau, nơi đây thờ các bức tượng Phật và tượng các vị thần dân gian quen thuộc với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Ngôi chùa trang trọng nhất, chùa Thượng được dành riêng cho việc thờ cúng thiền sư Từ Đạo Hạnh, một nhà sư nổi tiếng của Việt Nam vì những đóng góp đáng kể trong việc truyền bá đạo Phật ở Việt Nam. Bên cạnh các công tác Phật sự ông cũng tham gia rất nhiều công việc khác như điều trị bệnh cho người nghèo và tạo ra nhiều hoạt động nghệ thuật truyền thống trong đó có múa rối nước.

bai 76-5-chua-thay-pb

Chỉ cần 10 phút đi bộ lên dốc từ chùa Thầy là đến hang Cắc Cớ, điểm tham quan lý tưởng cho những nhà thám hiểm và những vị khách thích phiêu lưu, mạo hiểm. Nơi đây được xem là bể xương người khi lưu giữ hàng ngàn bộ xương. Nhưng cũng là nơi cầu nguyện của các cặp nam thanh nữ tú.