Ngôi chùa ở Bồ đề đạo tràng. |
Vốn biết các nhà văn Việt
Từ Kolkata (tức là Cancutta, tên cũ) nếu đi máy bay chỉ mất một giờ; chúng tôi đi tàu hỏa mất một đêm thì đến Bồ đề đạo tràng. Thế kỷ VII, Trần Huyền Trang – nhà sư trẻ đời Đường Thái Tông của Trung Quốc – đã một mình bộ hành tới đây tầm sư học đạo. Nhà sư ra đi năm 21 tuổi (629), đến năm 37 tuổi (645) tức là 17 năm, mới trở về.
Theo sử sách ghi lại, thì chuyến đi của sư Trần Huyền Trang qua 128 nước lớn nhỏ lúc bấy giờ, riêng thời gian đi về mất 4 năm, ở Ấn Độ học đạo 13 năm. Khi về nước, nhà sư phải dùng 24 con ngựa để chở 657 bộ kinh Phật, 150 linh cốt Phật, và 6 tượng Phật. Sau đó, trong 19 năm, ông dịch xong 75 bộ kinh Phật. Khi ông mất, có đến một triệu người đi đưa tang, và 30.000 phật tử dựng lều cử tang gần mộ.
Người đời sau dựa vào chuyện ấy, lấy Trần Huyền Trang làm nhân vật chính, viết nhiều quyển truyện, nhiều vở kịch; trong đó nổi tiếng nhất là bộ tiểu thuyết “Tây du ký” của nhà văn Ngô Thừa Ân (1500-1581?) được nhiều thế hệ người đọc ưa thích, say mê.
Theo nhật ký nhà sư Trần Huyền Trang để lại, thì khi ông đến, nơi này có hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ (sau đó bị phá hết).
Hôm ấy, thiền sư Huyền Diệu cho gọi chúng tôi dậy từ 5h, trời còn tối và khá lạnh. Thiền sư muốn đi Bồ đề đạo tràng sớm cho yên tĩnh và thanh tịnh.
Từ xa, chỉ thấy một ngọn tháp nhọn vút lên không trung. Đến gần, thấy đó là một ngôi chùa to, kiến trúc kiểu đối xứng, có những tháp nhỏ, và nhiều lăng tẩm, với rất nhiều cây xanh ở chung quanh. Không được lên tầng trên, chỉ thấy tầng dưới một tượng Phật Bà Quan Âm thật lớn. Tất cả nằm trong một khuôn viên rộng.
Người vào cổng khuôn viên phải cởi bỏ giày dép, có chỗ gửi và phải trả tiền. Các nhà văn Việt
Hôm ấy là một ngày bình thường như bao ngày bình thường khác, không phải ngày lễ, ngày hội gì, mà người tứ xứ kéo về đông nườm nượp. Có thể nhận ra người nào đến từ châu Âu, châu Mỹ, người nào đến từ Tây Tạng, rồi người Ấn Độ, và mấy người Việt Nam…
Người thì một mình ngồi thiền, người thì vừa đi vừa lần tràng hạt. Có những người họp thành từng đoàn, ngồi có hàng lối chỉnh tề, đọc kinh. Nhiều người lạy tạ nhẹ nhàng. Có người làm những động tác lạy mạnh như người tập thể dục.
Nhà sư trẻ Thích Nhuận Đạt được thiền sư Huyền Diệu cử đi cùng chúng tôi, bảo: Người Tây Tạng có cách lạy của riêng họ; các tôn phái Phật giáo có cách lạy khác nhau; có người lạy đến mấy nghìn lạy!
Chúng tôi lặng lẽ đi ba vòng quanh chùa, vừa đi vừa tập trung tư tưởng thành tâm cầu nguyện, theo lời dặn của thiền sư Huyền Diệu, rồi đến tưởng niệm trước cây bồ đề.
Đây là một cây bồ đề lớn, ở phía sau chùa, rất nhiều cành vươn xa. Tương truyền Đức Phật Thích Ca xưa thường ngồi tu luyện ở gốc cây bồ đề này. Thời Đức Phật tu hành, và cả những năm sau nữa, nhiều lần cây bị chặt, hết vua, đến hoàng hậu, rồi thường dân, nhưng lần nào chặt xong cây cũng mọc lại. Tất nhiên, người ta cấm hái lá trên cây. Ai tình cờ nhặt được lá bồ đề rụng thì coi như có được một niềm vui lớn, thậm chí như một hạnh phúc.
Tác giả bên cây bồ đề ở Bồ đề đạo tràng. |
Thiền sư Huyền Diệu bảo, thầy trò thiền sư đã thức khuya dậy sớm nhặt lá về ép khô tặng khách của chùa. Trước ngày chúng tôi rời Bồ đề đạo tràng, mỗi người cũng được thiền sư tặng một lá.
Chung quanh Bồ đề đạo tràng, xa nhất là năm trăm mét, quây quần nhiều ngôi chùa các nước. Chúng tôi vào thăm chùa của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Butan… Mỗi chùa một vẻ, xây theo kiểu kiến trúc nước mình, và sắp xếp, trang trí theo đặc trưng riêng. Nhưng xem hết, mới thấy chùa Việt
Không ở gần Bồ đề đạo tràng như các ngôi chùa khác, mà cách đó hơn 1km, Việt Nam Phật quốc tự nằm ở đầu một ngôi làng thật yên tĩnh, thanh bình; khuôn viên chùa có diện tích đến 35.000m2. Chùa xây ở một vị trí cao hơn các chùa khác, lại có một ngọn tháp cao, cũng sắp xây xong, không chùa nào có.
Vườn chùa đầy những cây xanh, nhiều cây liên quan đến đạo Phật, nhiều cây thuốc, nhiều cây được đem từ Việt
Tôn trọng quy luật của tự nhiên, thiền sư Huyền Diệu cho cây cối trong vườn mọc… tự do, thoải mái, có những cây vừa lớn được xô cho nghiêng, không để đứng thẳng như những cây bên cạnh. Những con đường trong khuôn viên chùa cũng được thiền sư cho làm quanh co mà không thẳng tắp, như đường đời vốn quanh co vậy.
Có một điều lạ, là từ cổng lên chùa, rồi đến dãy nhà ở của chùa, của khách, chỗ nào cũng thấy có bản đồ Việt
Thiền sư còn hóm hỉnh, nói: “Tên chùa Việt Nam Phật quốc tự tôi đặt, là đặt Tổ quốc lên trên hết; bản đồ Việt Nam nhiều là để ai quên đất nước thì tìm đường mà về, khi nào tôi chết, người nào có muốn xóa bản đồ Việt Nam cũng không xóa hết được”.
Hai ngày ở Việt Nam Phật quốc tự, chúng tôi có lúc tản bộ vào làng xem cư dân Ấn Độ sinh hoạt và cầu kinh, có những khi chiều tà cùng nhà chùa lên sân thượng ngắm cảnh hoàng hôn, đàm đạo chuyện đời, chuyện thơ văn. Thiền sư Huyền Diệu và nhà sư Thích Nhuận Đạt đều hiểu biết về văn chương và rất coi trọng các nhà văn.
Có lần, thiền sư đọc hai câu thơ ông rất thích mà không biết của ai: “Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá/ Sư cụ nằm chung với khói mây“. Tôi thưa, tôi cũng rất thích hai câu này, và người làm ra nó là nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909).
Đây là hai câu trong bài thơ tiếng Việt, vốn là hai câu dịch từ bài thơ chữ Hán “Ức Long Đọi sơn” cũng của chính Nguyễn Khuyến (tác giả tự dịch): “Cổ tự tứ lân duy mộc thạch/ Hàn tăng nhất tháp cộng vân yên”. Chủ và khách cùng đọc lại một cách thích thú.
Cũng hai ngày ở Việt Nam Phật quốc tự, ăn cơm chay cùng nhà chùa, chúng tôi được ăn những bữa rau thoải mái không bữa ăn nào khác ở Ấn Độ có được, lại hoàn toàn yên tâm vì đây là rau sạch.
Tưởng cũng nên nói thêm đôi điều về thiền sư Thích Huyền Diệu. Ông là một nhà khoa học, đã và đang đi khắp năm châu bốn biển (mà thiền sư thường nói đùa là đi “làm thuê”) để giảng dạy, thuyết trình về vấn đề quan hệ quốc tế.
Nhưng ông lại là người xây dựng và trụ trì hai ngôi chùa ở hai địa điểm đặc biệt, hai ngôi chùa cùng được đặt một tên; một chùa ở nơi Phật giáng trần là Lumbini, còn gọi Lâm tì ni, nước Nepal; một chùa ở nơi Phật tu hành và đắc đạo là Bohdgaya (Bồ đề đạo tràng), Ấn Độ, mà ta vừa nói.
Về chuyện xây hai ngôi chùa này của thiền sư Huyền Diệu, với khó khăn, vất vả và cả những điều kỳ diệu của nó, có thể viết cả một quyển sách. Mấy năm trước, thiền sư đã từng một mình vào rừng Nepal thuyết phục các phe phái (đang đánh nhau) buông súng, ngồi vào bàn đàm phán, và ông đã thành công. Ông được giới chức
Đã có lần, thiền sư ngỏ ý mời các nhà văn Việt Nam sang hai ngôi chùa của ông ở Ấn Độ và Nepal để sáng tác, ông lo chuyện ăn ở, không hạn chế thời gian. Nhưng xem ra, vì những lý do khác nhau, thiện chí của thiền sư không phải dễ thực hiện.
Hôm chúng tôi rời Việt Nam Phật quốc tự, một đoàn Việt kiều ở Canada, sau khi thăm quê hương đất nước đã qua đây tụng kinh niệm Phật, và sẽ ở lại nhiều ngày. Rất tiếc, phải về Kolkata kịp dự Liên hoan Thơ, chúng tôi không còn thời gian đi