Trang chủ Diễn đàn Chấn hưng Phật giáo Đề nghị tu chỉnh hiến chương GHPGVN

Đề nghị tu chỉnh hiến chương GHPGVN

74

LỜI NÓI ĐẦU


 Nguyên gốc:
 
 Trong gần hai ngàn năm hiện diện trên Đất nước Việt Nam, hòa mình cùng dân tộc, Đạo Phật đã trở thành một tôn giáo của dân tộc. Với truyền thống yêu nước, suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa cho đến ngày nay, Phật giáo Việt Nam bao giờ cũng là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 
 
 Đề nghị sửa
 
Hai ngàn năm lịch sử hiện diện và đồng hành trên đất nước Việt Nam. Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của Dân tộc. Với truyền thống yêu nước của mình, Phật giáo luôn là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn Dân tộc.
 
Giải thích đề nghị
 
Đồng hành cùng Dân tộc là lẽ tất yếu để tồn tại và phát triển. Về mặt lịch sử chúng ta đã khẳng định và được Nhà nước thừa nhận. Đạo Phật đã hiện hữu tại Việt Nam trên 2000 năm lịch sử. Lời nói đầu của Hiến chương xin góp ý bỏ cụm từ  “Trong gần 2000 năm hiện diện trên đất nước Việt Nam” mà đi thẳng vào: “Hai nghìn năm lịch sử hiện diện trên đất nước Việt Nam” thay cụm từ “Hoà mình” bằng cụm từ “Đồng hành” Cụm từ Đồng hành đã được khẳng định qua những bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước…
 
 
Nguyên gốc:
Nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thực hiện từ lâu nhưng chưa được trọn vẹn. Kể từ năm 1981, trong bối cảnh Dân tộc đã được độc lập, Tổ quốc đã thống nhất, Phật giáo Việt Nam đã có đầy đủ cơ duyên thực hiện nguyện vọng thống nhất ấy.
 
 Đề nghị sửa
Nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thực hiện từ lâu nhưng chưa được trọn vẹn. Sau năm 1975, Đất nước đã hoàn toàn độc lập. Năm 1981, Phật giáo Việt Nam đã có đầy đủ cơ duyên thực hiện nguyện vọng thống nhất ấy”.
 
 Giải thích đề nghị
 
Không nên dùng kể từ năm 1981 trong bối cảnh …. Mà dung mốc lịch sử  “sau năm 1975” vì nước nhà độc lập năm 1975, đến năm 1981 Phật giáo mới thống nhất.
 
Nguyên gốc
 
Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Đồng thời vẫn tôn trọng và duy trìcác truyền thống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chính pháp.
 
Đề nghị sửa:
 
Tôn chỉ của Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Trên tinh thần khế lý khế cơ và tôn trọng các pháp môn, phương tiện tu hành đúng Chính pháp.
 
Giải thích đề nghị
 
Để khẳng định tính nhất quán về mặt tổ chức của Giáo hội.
 
Nguyên gốc
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
 
Đề nghị sửa:
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức giáo hội duy nhất cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước trên phương diện đối nội và đối ngoại.
 
Giải thích đề nghị:
 
Vì hiện nay có nhiều tổ chức tu hành theo tôn chỉ của Đạo Phật đã được nhà nước công nhận như Phật giáo Hoà Hảo, Tịnh độ Cư sỹ, Đạo tứ ân, Bửu sơn kỳ hương…những tôn giáo này có liên quan đến Phật giáo thì Giáo hội PGVN không còn là tổ chức duy nhất đại diện cho Tăng Ni cư sỹ Phật tử …. Đồng thời ta phải khẳng định sự quan hệ của Phật giáo.
 
 CHƯƠNG 2 ĐIỀU VI
 
Nguyên gốc
 
 Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là điều hòa, hợp nhất các Tổ chức, Hệ phái Phật giáoViệt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới
 
Đề nghị sửa
 
Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hợp nhất các Tổ chức, Hệ phái và Tăng Ni cư sỹ tín đồ Phật tử Phật giáoViệt Nam cả nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới.
 
 Giải thích đề nghị
 
bỏ cụm từ Điều hoà và cụm từ cả nước vì nó thể hiện sự gượng ép việc hợp nhất các hệ phái. Đồng thời nên thêm cụm từ hợp nhất các tổ chức hệ phái ….. thành cụm từ hợp nhất các tổ chức hệ phái và Tăng Ni cư sỹ, tín đồ Phật tử Phật giáo Việt Nam để hộ trì….

 
MỤC 3 ĐIỀU 11 CHƯƠNG 3
 
Nguyên gốc
 
Cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh là Ban Đại diện Phật giáo Quận hội, Huyện hội, Thị hội, Thành hội,với chức năng quyền hạn, sự hoạt động được quy định theo Nội quy do Giáo hội ban hành. 
 
Đề nghị sửa
 
Cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh là Ban Đại diện Phật giáo Quận hội, Huyện hội, Thị hội, Thành hội,với chức năng quyền hạn cũng như các hoạt động được quy định theo Quy chế do Giáo hội ban hành.
 
 
Giải thích đề nghị:
 
Chúng ta hiện chỉ có nội quy Tăng sự dành cho hoạt động của Ban tăng sự. Các cấp giáo hội chúng ta hiện dùng QUY CHẾ. Nên dung đúng từ ngữ văn bản.
 
Đề nghị thống nhất danh xưng của các cấp giáo hội
 
Trung ương được gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam
 
Tỉnh nên được thống nhất gọi là Tỉnh Giáo hội Phật giáo Hải Dương hoặc  Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương.
 
Cũng nên mạnh dạn thống nhất danh xưng của lãnh đạo các cấp giáo hội. VD: Giáo hội trung ương gọi là  Chủ tịch HĐTS thì tỉnh thành nên gọi là Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh, thành phố cũng như ngoài xã hội các tổ chức hội đoàn cũng dung như thế:
 
Ví dụ Hội nông dân tập thể hội sinh vật cảnh hội người mù với vài trăm thành viên mà còn dung danh xưng chủ tịch huống đây là tổ chức đại diện cho tôn giáo của 1 tỉnh lãnh đạo hàng trăm Tăng Ni và hàng chục ngàn tín đồ Phật tử.
 
Bên cạnh đó, các ban ngành viện của TW được gọi là trưởng ban thì phân biệt rõ với Chủ tịch HĐTS. Khi xuống đến BTS cấp tỉnh thành cũng có lãnh đạo các ban ngành đặc thù trực thuộc tỉnh cũng được gọi là Trưởng các ban. Đương nhiên Trưởng BTS bị đánh đồng với trưởng các ban ngành chuyên môn.
 
ĐIỀU 12 CHƯƠNG IV
 
Nguyên gốc
 
Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các Tổ chức, Hệ pháiPhật giáo Việt Nam có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên, không giới hạn số lượng và được Đại hội Phật giáo toàn quốc suy tôn.
 
Đề nghị sửa:
 
Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm các vị Hòa thượng của các Tổ chức, Hệ pháiPhật giáo Việt Nam có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên và được Đại hội Phật giáo toàn quốc suy tôn.
 
Giải thích đề nghị:
 
Nên bỏ cụm từ tiêu biểu vì đã lâu nay trong Giáo hội chư tôn đức Giáo phẩm đã là Hoà thượng nghiễm nhiên là Thành viên hội đồng chứng minh. Đồng thời trong quy định có nói câu không giới hạn số lượng. Cụm từ tiêu biểu sẽ mâu thuẫn với cụm từ không giới hạn số lượng.
 
ĐIỀU 26 CHƯƠNG IV
 
Mỗi Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có Tăng Ni và cư sĩ Phật tử được thành lập một Tỉnh hội, Thành hội trực thuộc Trung ương Giáo hội, do một Ban Trị Sự Tỉnh, Thành điều hành. Ban Trị sự không quá 47 thành viênvà bầu ra Ban thường trực. Khôn nên dung từ BẦU. Vì Phật giáo nên dùng từ suy cử cũng như Hội đồng trị sự để mang tính chất thống nhất và nhất quán các cấp giáo hội cũng như đúng yếu tố Giới luật Phật chế . Làm việc theo Tăng sai chứ không phải bầu bán sẽ gây mầm mống tranh chấp mất đoàn kết nội bộ Giáo hội. Suy cử mới giữ được sự tôn ty trật tự của Phật giáo theo truyền thống Kính pháp tôn nhân.
 
Ban đại diện Phật giáo cũng không dung hình thức bầu mà cũng là suy cử cho thống nhất các cấp giáo hội.
Sau khi tu chỉnh hiến chương giáo hội cũng nên tu chỉnh các quy chế của các cấp giáo hội cho phù hợp với luật pháp hiện hành và luật Phật chế.
 
Xin đề nghị thêm 1 số ý kiến như sau:
 
         Các ban ngành viện trực thuộc trung ương đã hoàn thiện về nhân sự riêng bộ phận Pháp chế và kiểm soát là công việc có nhiệm vụ trọng yếu của giáo hội hiện nay mới chỉ có các uỷ viên trực thuộc. Đề nghị hoàn thiện thành 2 ban độc lập để phát huy khả năng giám sát và điều hành các chế tài của Hiến chương, nội quy, quy chế, luật Phật, cũng như các văn bản của nhà nước ban hành để các hoạt động của giáo hội được thông suốt. Giáo hội cũng nên thành lập Ban truyền thông để phù hợp với thời đại thông tin đại chúng. Giáo hội cũng nên đề cử tăng ni có khả năng chuyên môn tham gia vào Ban truyền thông.
 
         Giáo hội cũng nên quy định tiêu chuẩn vào uỷ viên hoặc Uỷ viên thường trực HĐTS cũng như độ tuổi và năm tháng công tác của các chức danh (VD làm việc ở Ban trị là mấy nhiệm kỳ ứng với tuổi đời là bao nhiêu, thời gian nào thì chuyển giao cho thế hệ sau.
 
         Chương 10 tuyên dương công đức kỷ luật nên đổi vị trí cho chương 11 Tài chính –  tài sản. Vì như các nội quy của các đoàn thể đều được đặt sau tất cả các hoạt động. ( Khen thưởng và kỷ luật theo thành tích và lỗi vi phạm).